Đặc điểm hành vi khen và hành vi chê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Một số cơ sở lí thuyết từ góc độ ngôn ngữ

1.3.3. Đặc điểm hành vi khen và hành vi chê

1.3.3.1 Đặc điểm hành vi khen:

Khen là một hành động ứng xử đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến trong

xã hội do những lợi thế mà nó mang lại trong giao tiếp. Theo Từ điển Tiếng

Việt [24]: “Khen là nói đến sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa

lòng”. Nhờ có khen mà con ngƣời ta cảm thấy vui vẻ, cảm thấy có động lực

hơn trong cuộc sống. Theo phân loại các hành vi ngôn ngữ thì Austin xếp hành vi khen thuộc phạm trù ứng xử, hay theo quan điểm của Searle thì ông xếp vào phạm trù biểu cảm.

Trong bài viết: Khen, chê và lịch sự cuả tác giả Trần Kim Hằng năm 2009

[19] đã đƣa ra những minh chứng nghiên cứu của đại học Minnesota đã tổng hợp chức năng của lời khen nhƣ sau:

(1) Để biểu lộ sự thán phục hay chấp nhận ai đó về công việc, ngoại hình, thị hiếu của họ.

(2) Để củng cố, khẳng định duy trì sự đoàn kết. (3) Để thay thế lời chào hỏi, xin lỗi và chúc mừng.

(4) Để xoa xịu các hành động đe doạ thể diện nhƣ xin lỗi, đề nghị hay phê bình.

(5) Để mở đầu và duy trì cuộc thoại. (6) để tăng cƣờng hành vi đƣợc mong đợi.

Trong bài viết, tác giả có phần tích về các chức năng trên nhƣ sau: khen (1) thể hiện thái độ sự đánh giá tốt của ngƣời khen đối với nội dung hay đối tƣợng đƣợc khen. Với quan điểm của ngƣời Việt có thể gọi đây là khen

“thực bụng”, “thực lòng” nhằm cỗ vũ hay khích lệ đối tƣợng đƣợc khen. Với (2) đây là một lời khen có tính toán tuỳ vào mục đích của cá nhân thực hiện hành vi khen trên. Tiếp đến khen (3) đây đƣợc xem là một lời khen xã giao. Khen (4) và khen (6) giống khen (2) nhằm thực hiện một mục đích nào đó của đối tƣợng khen.

Phía sau lời khen luôn là những mục đích giao tiếp nhất định, bên cạnh đó yếu tố văn hoá hay sự chấp nhận của cộng đồng cũng chi phối đến cách khen. Ví dụ nhƣ trong văn hoá của ngƣời Việt khi khen trẻ em ngƣời

ta hay thêm từ trộm vía ở phía trƣớc nhƣ: trộm vía, con xinh qúa, trộm vía, em

bụ bẫm quá… Nhƣ vậy, phía sau những từ ngữ, cách thức khen là cả những tri thức về văn hoá giao tiếp đan xen và đƣợc một cộng đồng chấp nhận.

1.3.3.2. Đặc điểm hành vi chê:

Chê là hành vi đánh giá tiêu cực, chủ quan của ngƣời nói về một vấn đề nào đó (ngƣời/ vật/ việc) khi nhận thấy vấn đề đó không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc chƣa thoả đáng” [28]. Trong giao tiếp thực tế, đi cùng với việc khen thì mặt bên kia có chê và hành động chê này thì thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời tiếp nhận. Theo Austin (1962) thì chê thuộc nhóm hành động ứng xử, theo Searle thì chê thuộc nhóm bộc lộ.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, có

thể hiểu hành vi chê ở đây chính là “thuốc đắng”. Chê có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc với ngƣời chê và đối tƣợng tiếp nhận lời chê. Hành vi chê nhằm mục đích dạy dỗ, bảo ban, khuyên răn khi cảm thấy đối tƣợng bị chê làm chƣa tốt hoặc chƣa đạt so với yêu cầu. Với mục đích này, chê mang một ý nghĩa tốt đẹp giúp cho ngƣời nhận đƣợc lời chê trở nên hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, trƣờng hợp phần nhiều chúng ta thƣờng đƣa ra lời chê khi cảm thấy không bằng lòng, cảm thấy khó chịu về một việc làm nào đó. Chê trong trƣờng hợp sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau, có ngƣời sẽ chọn chê trực tiếp, chê trực diện vào đối tƣợng hoặc có ngƣời sẽ cố gắng

giảm vị đắng của “thuốc” xuống để nhằm hạn chế tối đa sự mất thể diện của đối tƣợng tiếp nhận.

Chức năng chính của hành vi chê [19] nhƣ sau: (1) Biểu lộ sự bất bình, khiển trách, hăm doạ, phản kháng lại những cái đƣợc cho là xấu xa so với chuẩn mực của xã hội (2) Buộc ngƣời bị chê có trách nhiệm với hành động bị coi là phản cảm của mình và đề nghị có hƣớng sửa chữa nó, (3) Mở đầu và duy trì thoại, (4) Rút giận hay giảm buồn phiền (5) Đối phó với điều không hay nhƣng có ý định cải thiện tình hình, (6) Cùng chia sẻ một đánh giá tiêu cực nào đó với mục đích tạo lập mối liên kết giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.

Qua những lý thuyết trên, chúng ta có thể thấy: chê là một hành động đe doạ đến thể diện của cả đối tƣợng bị chê và ngƣời chê. Thứ nhất, ngƣời bị chê đang trực tiếp bị đe doạ có thể là về ngoại hình, năng lực, khả năng của bản thân. Thứ hai, chính ngƣời thực hiện hành vi chê cũng đang tự cho mình “quyền” hơn ngƣời khác và có thể đánh giá họ theo quan điểm cá nhân của mình. Do tính chất nhạy cảm nhƣ vậy nên khi thực hiện hành động ngôn từ chê ngƣời nói thƣờng rất thận trọng trong việc sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ để tránh sang các hành vi khác nhƣ nhục mạ, chỉ trích…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 29 - 31)