Khảo sát biểu thức chê gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 87 - 89)

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện biểu thức chê gián tiếp

Dựa vào bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy biểu thức chê gián tiếp

đƣợc biểu thị bằng những suy luận, lý lẽ đời thƣờng đƣợc độc giả sử dụng khá

nhiều. Biểu hiện cụ thể nhƣ: “hát nghe vui tai thôi”, “nổi da gà da vịt” (vì hát

điệu), “hoa hậu dao kéo”, “ngán hơn chè”, “cảm xúc nhƣ khúc gỗ”… Những bình luận dƣới dạng này của độc giả giúp phần bình luận trở nên thú vị hơn và mang lại nhiều hƣớng suy ngẫm cho ngƣời đọc. Đây cũng là một trong những cách thức mà chúng tôi đánh giá là vừa thể hiện đƣợc mức độ chê vừa thể hiện

đƣợc đa dạng phong cách chê một cách “hoàn hảo nhất, “dí dỏm nhất”.

Chê gián tiếp bằng hành vi hỏi là một trong những cách tạo điểm nhấn của độc giả. Về mặt hình thức là câu nghi vấn nhƣng mục đích không phải là hỏi mà thƣờng là kết nối, xác tín và khẳng định thêm phần bình luận của mình là chính xác.

Chê gián tiếp bằng hành vi nói tránh, đây là một trong những cách hạn chế dùng những tính từ mang nghĩa tiêu cực một cách trực tiếp. Với cách nói này độc giả đảm bảo tính lịch sự và tôn trọng cao hơn đối với đối tƣợng nhận xét.

Hình thức Dùng B để chỉ A, qua khảo sát thì chỉ xuất hiện hình tƣợng Thị Nở (một ngƣời phụ nữ xấu xí trong tác phẩm “Chí Phèo của nhà văn Nam Cao). Lý giải cho điều này, chúng tôi cho rằng do chuyên mục chúng tôi khảo sát tập trung chủ yếu vào những ngƣời nổi tiếng, do vậy hầu hết các phần phản hồi sẽ tập trung về hình thức bên ngoài của đối tƣợng đƣợc nói đến nên hầu hết có sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở để mang hàm ý chê là “XẤU” thì cũng là điều có thể dễ dàng giải thích.

Hình thức hành vi khuyên bảo / hành vi yêu cầu, đề nghị cũng xuất hiện với tần số thấp, chúng tôi cho rằng do tính chất “giấu mặt”, “không công khai” danh tính của ngƣời bình luận phần nào đã quyết định đến hình thức này.

Với các hình thức ƣớc mong, giả định, mỉa mai xuất hiện ở mức độ trung lập trong các bình luận gián tiếp. Chúng tôi đánh giá đây là những phản hồi mang tính “sát thƣơng” rất cao. Cách thức này làm cho những đối tƣợng bị chê phải có nhiều suy ngẫm.

Dựa vào những phân tích trên chúng tôi xin đƣa ra bảng số liệu nhƣ sau:

STT Biểu thức ngữ vi chê

Số lƣợng (lƣợt phản

hồi)

Tỷ lệ (%)

1 Biểu thức ngữ vi chê tƣờng minh 0/150 0%

2 Biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp 83/150 55%

3 Biểu thức ngữ vi chê gián tiếp 67/150 45.0%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 87 - 89)