Trên phƣơng diện từ ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 33 - 42)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Một số phƣơng tiện ngôn ngữ biểu đạ tý nghĩa khen

2.1.1. Trên phƣơng diện từ ngữ

Trong các bình luận độc giả, để thể hiện ý nghĩa khen chúng tôi ghi nhận sự xuất hiện của cấu trúc có từ ngữ đánh giá với sự có mặt của một số nhóm từ loại chuyên dụng, có mật độ sử dụng cao và có vai trò nổi bật về mặt truyền tải thông tin. Các từ loại này thƣờng kết hợp chặt chẽ với một số từ khác tạo thành các cụm từ, có vai trò làm tiêu điểm thông tin trong phát ngôn, thậm chí có khả năng xuất hiện độc lập, tạo thành phát ngôn dƣới dạng từ hay chuỗi từ vựng.

a. Tính từ, cụm tính từ:

Tính từ là từ loại dùng để chỉ ra các loại đặc trƣng (phẩm chất,màu sắc,

số lƣợng…) Chính tính chất nổi bật trên đã giúp tính từ thể hiện thông tin một cách phong phú và linh hoạt trong ngôn ngữ đánh giá.

Dựa theo quan điểm của tác giả Lê Đình Tƣ [33] trong việc phân loại tính từ. Tác giả chia làm 2 loại bao gồm: tính từ tự thân và tính từ không tự thân:

- Tính từ tự thân là những tính từ biểu thị phẩm chất (tốt, xấu, sạch…), màu

sắc (xanh, đỏ, tím…), kích thƣớc (cao,thấp,rộng…), hình dáng (vuông,

tròn, cong…), âm thanh (ồn, trầm, bổng…), hƣơng vị (thơm, cay, ngọt…), cách

- Tính từ không tự thân: là những từ vốn không phải là tính từ mà là từ

thuộc nhóm khác (ví dụ danh từ, động từ nhƣng đƣợc sử dụng nhƣ tính từ).

Tính từ không tự thân chỉ có thể xác định đƣợc trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác hay cụm từ trong câu. Bình thƣờng chúng không có quan hệ với các từ khác thì chúng không đƣợc coi là tính từ. Nhƣ vậy đây là những tính từ mang nghĩa lâm thời.

Nhƣ đã nói ở trên chuyên mục Giải trí độc giả chủ yếu tập trung vào 2 chủ đề chính đó là: nhân vật và sự kiện. Qua khảo sát ngữ liệu thì kết quả chúng tôi thu về hầu hết đều là những tính từ tự thân. Việc sử dụng cụ thể nhƣ sau:

- Ở các bài viết mà tiêu điểm thông tin tập trung vào các nhân vật, trong

các ý kiến phản hồi đều xuất hiện với tần số cao các tính từ chỉ phẩm chất

có tính tích cực nhƣ: xinh đẹp, thông minh, tuyệt vời, nhạy bén, đẹp…

- Ở các bài viết mà tiêu điểm thông tin tập trung vào các sự kiện độc giả quan tâm nhiều: ra mắt về một bộ phim mới, một cuốn sách, một chƣơng

trình truyền hình, một sự kiện liên quan đến bóng đá….thì công chúng

thƣờng xuyên sử dụng những tính từ mang ý nghĩa tích cực xen lẫn với cảm xúc cá nhân và mang các bình luận của độc giả ta cảm thấy đa diện hơn khi xuất hiện những nhận xét mang hơi hƣớng chuyên môn, đánh giá (ngôn ngữ biểu kiến).

Ví dụ nhƣ một độc giả có viết:

(1)Sài Gòn làm chƣơng trình hay, sân khấu đẹp, khán giả đƣợc xuống giao lƣu gần với các cầu thủ. Tuyệt!”.

(phuc – 05/02/2018)

Trong phản hồi này, độc giả không những thể hiện cảm xúc hạnh phúc

mình mà độc giả còn đƣa ra những đánh giá nhƣ: chƣơng trình + hay, sân

khấu + đẹp….Cũng giống nhƣ ở góc độ nhân vật, góc độ sự kiện cũng đều

là những tính từ chỉ phẩm chất, hình thức bên ngoài nhƣ: hay, đẹp, tuyệt,

Trong các ý kiến của độc giả thì tính từ chỉ màu sắc, âm thanh, hƣơng vị, kích thƣớc….gần nhƣ không xuất hiện mà tập trung vào các tiểu nhóm tính

từ chỉ vóc dáng, hình thức, phẩm chất là do tính chất, điểm khác biệt của

chuyên mục Giải trí so với các chuyên mục khác đem lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng các tính từ tự thân giúp thông tin truyền tải nhanh và trực tiếp. Điều này cũng hết sức phù hợp với loại hình báo mạng điện tử và đặc điểm

của công chúng trong thời đại ngày nay.

Tính từ, cụm tính từ gắn với ngữ cảnh đƣợc sử dụng linh hoạt và phù hợp với các mục đích nhƣ sau:

- Khen về dáng vẻ bề ngoài:

Chủ yếu sẽ tập trung vào các ca sỹ, ngƣời mẫu, hoa hậu, diễn viên, cầu thủ bóng đá…

Các tính từ nhƣ: đẹp, xinh, trẻ, xinh đẹp, sang trọng, đáng yêu, thanh tú,

giản dị, nổi bật, phong độ, quyến rũ, mơn mởn…

(2) Con gái Việt Nam ngày nay đẹp quá, quyến rũ, mơn mởn; thêm vào học vấn của các em tốt quá.

( Trƣơng Mỹ Vân – 08/07/2018)

(3) Xinh đẹp, dịu dàng, nữ tính và giọng hát đẹp nhƣ pha lê đã đi vào

lòng ngƣời qua bao thế hệ.

(Hung Cuong – 05/01/2018)

- Khen về khả năng, tài năng của đối tác được khen:

Chủ yếu sẽ về các sản phẩm âm nhạc, các buổi biểu diễn, cách thức ứng xử trƣớc công chúng…

Bao gồm các từ ngữ nhƣ: giỏi, nhạy bén, thông minh, lợi hại, xuất sắc, đảm

đang, giỏi giang, hoàn hảo, khéo, nhân văn, hoàn toàn xứng đáng, cực kỳ xuất sắc, rất bản lĩnh, rất/quá xứng đáng, rất có chiều sâu…

(4) LNK là ngƣời vô cùng nhạy bén, thông minh. (Vl – 03/01/2018)

- Khen về các sản phẩm về phim, âm nhạc:

(5) Quá hay. Tôi xem với vợ mà ra rạp mắt tôi đỏ hoe, tý nữa thì khóc nấc lên.

(Buihlen – 19/04/2018) (6) Phim rất hay, nhiều cảm xúc xen lẫn

(yenyenbui 21/04/2018)

- Khen về mặt tính cách:

Thể hiện qua các từ nhƣ: gần gũi, thân thiện, đáng yêu, dịu dàng, nữ tính,

thân thiện, sâu sắc, giàu tình cảm.

(7) Ở Việt Nam, Kỳ là một ngôi sao mà tôi biết là bạn không bao giờ mắc bệnh ngôi sao. Cực kỳ gần gũi và thân thiện

(Trinh – 03/01/2018)

(8) Đã từng gặp Công Vinh và Thuỷ Tiên ngoài đời trong một tiệm sách. Thân thiện và giản dị hơn những gì mọi ngƣời thấy trên báo chí nhiều. Chúc hai ngƣời luôn vƣợt qua những thử thách của cuộc sống”.

(totolink – 16/01/2018)

Việc sử dụng tính từ và cụm tính từ là một trong những đặc trƣng nổi bật của công chúng nên trong phần nhận xét này chúng tôi xin tập trung trình bày nhƣ sau:

Qua khảo sát, thì cụm tính từ đƣợc độc giả sử dụng nhiều nhất thể hiện qua bảng thống kê sau:

STT Cụm tính từ

1 cực kì gần gũi và thân thiện

2 cực kì xuất sắc

3 rất thông minh và xinh đẹp

4 rất đảm đang

6 rất cảm động và ngƣỡng mộ 7 rất cảm và phục 8 rất có cảm xúc 9 rất điềm tĩnh và dễ nghe 10 rất giản dị, xinh xắn 11 rất ngoan, lễ phép, hoà đồng 12 rất đẹp và trẻ mãi 13 rất nghị lực 14 rất ngƣỡng mộ chị 15 rất hay và nhẹ nhàng 16 rất phong độ, rất men 17 rất xinh luôn!

18 rất bản lĩnh và đầy quyết tâm

19 rất quyến rũ và sang trọng

20 rất đẹp đôi

21 ngày càng chững chạc

22 ngày càng điêu luyện

23 vô cùng tuyệt vời

24 vô cùng nhạy bén, thông minh

25 hoàn toàn xứng đáng

26 quá xứng đáng

27 quá thành công

28 quá dễ thƣơng

29 quá tuyệt vời

31 quá đẹp

32 xinh quá

33 xinh nhất

34 xinh và trẻ quá

35 xinh đẹp, cá tính, giỏi giang, lại sống hƣớng về gia đình

36 xinh đẹp, dịu dàng, nữ tính và giọng hát đẹp

37 thật sự rất đẹp 38 thật hoàn hảo 39 thật tuyệt vời 40 đẹp toàn diện 41 đẹp đôi quá 42 đẹp quá đi 43 đẹp thật sự

44 đẹp quá, quyến rũ, mơn mởn

45 đẹp xuất sắc

46 dung dị, chân thành, sâu sắc

47 hay, ý nghĩa, sâu sắc

48 nhẹ nhàng, kín kẽ mà cũng rất kiêu hãnh

49 còn trẻ mà giỏi quá

50 vừa trẻ, đẹp lại có học thức cao

Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy, các từ chỉ mức độ kết hợp với tính từ ở đây bao gồm: rất/ quá/ cực kì/ vô cùng + tính từ. Đây đều là những từ chỉ mức độ cao.

- “Rất” là từ chỉ mức độ xuất hiện với tần suất nhiều nhất. “Rất” là một từ mức độ cao và bổ nghĩa cho tính từ và luôn đứng trƣớc tính từ đó. Ví dụ nhƣ:

rất xinh, rất hay, rất đẹp“Rất” là một từ mang ý nghĩa trung hoà nên khi sử dụng mô hình “rất + tính từ” các độc giả vừa thể hiện đƣợc sự khen ở mức độ cao nhƣng cũng rất khách quan và phù hợp trong mọi ngữ cảnh.

- Từ chỉ mức độ “quá” trong xinh quá, quá tuyệt vời, quá đẹp luôn... Nhờ

“quá” mà nghĩa cảm thán/biểu cảm rất rõ ràng. “Quá” mang nét nghĩa chỉ mức độ cao hơn mức bình thƣờng, trong những trƣờng hợp trên sẽ phụ

nghĩa cho tính từ. Trong các ví dụ mà chúng tôi lấy phía trên thì “quá”

thể đứng trƣớc hoặc đứng sau các tính từ. Khi “quá” đứng trƣớc các tình từ

thì cảm giác mức độ nhấn mạnh mà nó biểu thị sẽ đƣợc phát huy cao độ.

Việc các độc giả lựa chọn mô hình: “quá + tính từ” hay “tính từ + quá”

giúp cho các bình luận trở nên sinh động và đậm tính khẩu ngữ hơn.

- Cực kỳ / vô cùng có thể đứng trƣớc hoặc sau các tính từ. Các ví dụ chúng

tôi khảo sát đƣợc thì “cực kỳ” đứng trƣớc tính từ nhƣ: cực kỳ xuất xắc, cực

kỳ gần gũi, vô cùng tuyệt vời, vô cùng nhạy bén…thƣờng diễn tả mức độ ở điểm cùng cực, cao nhất. Khi độc giả lựa chọn kiểu này thƣờng là dành lời khen tuyệt đối cho đối tƣợng đƣợc nhắc đến.

- Thật/Thật sự là từ chỉ mức độ mang ý nghĩa hiện thực, không có tính chất nghi ngờ, do dự mà chủ yếu là mang tính thừa nhận, khẳng định, nhấn mạnh về sự vật, hiện tƣợng đƣợc nói đến. Kiểu kết hợp này đƣợc độc giả

bình luận nhƣ: thật sự rất đẹp, thật hoàn hảo, thật tuyệt vời…

Nhƣ vậy, các từ chỉ mức độ đóng một vai trò hết sức quan trọng

trong việc thực hiện và bổ sung thêm sắc thái tình cảm cho các ý kiến của độc giả. Nếu thiếu các từ chỉ mức độ thì không thể lột tả hết đƣợc những sắc thái khác nhau của độc giả. Đối với khen các từ chỉ mức độ

thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm: Rất/ quá/ cực kỳ/ vô cùng/ thật / thật

sự + tính từ. Đây đều là những từ chỉ mức độ từ trung tính đến cao tuyệt đối, điều này phần nào đánh giá đƣợc phong cách khen của độc giả nói riêng và trong giao tiếp nói chung.

b. Động từ và cụm động từ:

- Động từ chỉ trạng thái, cảm nhận tích cực đƣợc sử dụng phổ biến, lặp lại

nhiều lần: hâm mộ, xứng đáng, ngƣỡng mộ, khoái, thích, công nhận, hy

vọng, ủng hộ…

(9) “Một thời khoái nghe anh hát giờ vẫn khoái. Bao năm qua anh vẫn đẹp trai. Gia đình hạnh phúc”.

(Minh Chau Nguyen – 12/06/2018)

- So với cụm tính từ thì cụm động từ có tần số xuất hiện ít hơn. Chủ

yếu là các kết hợp từ chỉ mức độ + động từ.

* Từ chỉ mức độ hoàn toàn + động từ chỉ mức độ tuyệt đối thể hiện sự ủng

hộ, hài lòng của độc giả. Ví dụ: “hoàn toàn xứng đáng” …

- Từ chỉ mức độ cực kỳ + động từ. “Cực kỳ” không những là từ chỉ mức độ

cao mà còn mang đậm sắc thái biểu cảm, sắc thái chủ quan của độc giả

trong khi thể hiện quan điểm của mình. Ví dụ: cực kỳ thích

c. Danh từ và cụm danh từ

Xuất hiện trong các ý kiến mang ý nghĩa khen nhƣng chiếm số lƣợng

không đáng kể. Chúng thƣờng là những danh từ mang ý nghĩa tích cực, các biểu tƣợng, chuẩn mực đƣợc công nhận trong cộng đồng văn hoá.

- Khen về dánh vẻ bề ngoài và hành động, khả năng như: số một, lý tƣởng, niềm tự hào...

(10) Tài ăn nói của chị Hồng Nhung là số một! (Doan duy Phuoc – 09/03/2018)

Trong ý kiến trên S đang khen về khả năng ứng xử của X (cụ thể ở đây là

khả năng ăn nói). Thể hiện bằng danh từ “số một”.

d. Ngữ cố định

Việc sử dụng các ngữ cố định thƣờng là các thành ngữ gắn với mục đích:

- Khen về dáng vẻ bề ngoài: trắng nhƣ bông bƣởi. (11) Bùi Phƣơng Nga trắng nhƣ bông bƣởi…

Trong ý kiến (11), trắng so sánh với bông bƣởi nhƣ một tiêu chuẩn của cái đẹp.

- Khen có sự tương xứng về ngoại hình, cao sang, nhân cách: “trai tài gái sắc”, “giỏ nhà ai, quai nhà đấy”

(12) Đúng là giỏ nhà ai quai nhà đấy, dễ thƣơng quá mai mốt lớn lên làm con dâu ba nha!

(duyxuyen38 – 26/06/2018)

Sự xuất hiện của các ngữ cố định có hàm ý khen thƣờng mang tính ƣớc lệ cao, ít ngữ cố định có miêu tả cụ thể. Ngoài ra, việc sử dụng các ngữ cố định là thành ngữ giúp biểu đạt toàn diện về các mặt nhƣ: ngôn ngữ, văn hoá.... và nhƣ vậy, các phản hồi trở nên bao quát hơn, sinh động.

e. Từ biểu cảm

Do tính chất chủ quan trong việc nêu các ý kiến nên các từ ngữ biểu cảm xuất hiện đã giúp cho các phản hồi của độc giả trở nên chân thật và gần gũi

hơn. Các từ ngữ biểu cảm độc giả thƣờng sử dụng nhƣ: ôi, ơi, à, woa.

(13) Woa. Con gái PMC trả lời phỏng vấn thẳng thắn và thật thà. (Do frank Van – 2/7/2018)

Từ “woa” trong hợp này, đứng ở đầu câu thể hiện sự thán phục, ngạc nhiên

của độc giả về cách trả lời phỏng vấn của PMC (Phƣơng Mỹ Chi).

(14) Đẹp quá, Hƣơng Giang ơi! (An Docomo – 07/03/2018)

Thán từ “ơi” tạo ra tiếng gọi một cách thân mật, gần gũi nhƣng mang tính

khẳng định cao đầy tính khẩu ngữ.

Các thán từ xuất hiện trong các ý kiến một cách độc lập, rõ ràng, ngắn gọn giúp các thông tin vừa mang khả năng biểu cảm cao vừa tạo ra thông tin một cách trực tiếp. Đây cũng là một hình thức giúp tiết kiệm thời gian cho độc giả.

Nhƣ vậy có thể thấy, trên phƣơng diện từ ngữ ý nghĩa khen đƣợc độc giả thể hiện rất đa dạng, sinh động nhƣng có điểm chung nổi bật về sử dụng

nhóm tính từ và cụm tính từ. Về mặt phong cách thì các từ ngữ đƣợc dùng mang đậm nét khẩu ngữ với dấu ấn đặc trƣng của ngôn ngữ đời thƣờng, rất cập nhật. Về mặt tổ chức phát ngôn điểm nổi bật là sự xuất hiện của nhiều ngữ, ít kết cấu đầy đủ, dài dòng đã thể hiện sự linh hoạt và mong muốn tiết kiệm thời gian của độc giả cũng nhƣ hƣớng đến sự trực tiếp trong thông tin. Điều này cũng góp phần khẳng định nhận xét đã trình bày ở chƣơng 1 khi cho rằng công chúng báo mạng điện tử là những ngƣời có quỹ thời gian eo hẹp (dù khen hay chê) cũng nhƣ mang đậm tính chủ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 33 - 42)