CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số phƣơng tiện ngôn ngữ biểu đạ tý nghĩa khen
2.1.2. Trên phƣơng diện phát ngôn
Trong hoạt động truyền thông sự tƣơng tác giữa hai đối tác truyền thông (nguồn và đích) gắn với những nhu cầu và định hƣớng giao tiếp cụ thể. Với nhận thức nhƣ vậy, trong phần này chúng tôi đặt vấn đề khảo sát ngôn ngữ phản hồi trong chuyên mục Giải trí có nội dung biểu đạt ý nghĩa khen từ góc độ câu theo mục đích phát ngôn [32].
Dựa vào mục đích phát ngôn ngƣời ta chia thành những kiểu câu sau: - Câu trần thuật
- Câu nghi vấn - Câu cảm thán - Câu cầu khiến
a. Câu trần thuật:
Câu trần thuật đƣợc dùng để kể, xác nhận (có/ không có), mô tả một vật với đặc trƣng (hoạt động, quan hệ, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó.
Câu trần thuật có 2 loại: câu trần thuật khẳng định và câu trần thuật phủ định. Câu trần thuật khẳng định là câu dùng để xác nhận các đặc trƣng, tính chất, hoạt động…. của sự vật hiện tƣợng.
Câu trần thuật phủ định thƣờng chứa các từ phủ định nhƣ: không, chƣa,
Trong giới hạn của tƣ liệu khảo sát, chúng tôi thấy câu trần thuật là kiểu câu xuất hiện nhiều nhất với 126/150 phản hồi, chiếm tỷ lệ 84% trong đó
xuất hiện các câu trần thuật khẳng định chiếm đa số. Ví dụ nhƣ:
(15) Lý Nhã Kỳ là ngƣời vô cùng nhạy bén, thông minh trong ứng xử. ( Vl – 03/01/2018)
Tính chất khẳng định của ý kiến trên đƣợc thể hiện ở từ chỉ mức độ “vô cùng” kết hợp với các tính từ chỉ phẩm chất nhƣ “nhạy bén”, “thông minh” để thể hiện lời khen ở mức độ tối đa nhất có thể.
(16) Ngƣỡng mộ chú này, đóng phim hay, hài, ác, tâm lý đều xuất sắc, đã vậy còn chung tình, yêu vợ thƣơng con.
(Phuong Chan – 26/01/2018)
Trong ý kiến trên, độc giả khen về năng lực của X thể hiện qua các từ ngữ
nhƣ: ngƣỡng mộ, hay, xuất sắc. Thêm vào đó trợ từ tình thái “đã vậy còn”
có tác dụng nhấn mạnh và bổ sung thông tin về đời tƣ, gia đình của X
(chung tình và yêu thƣơng vợ con).
(17) “Lấy chồng xứ Nghệ đƣợc hạnh phúc…vì biết quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, trách nhiệm với gia đình… và còn biết nấu ăn nữa chứ.
(Trai Tây – 16/01/2018)
Ví dụ (17) các từ ngữ để thể hiện hành động khen nhƣ: quan tâm, chia sẻ, chăm
sóc... thì tác giả có sử dụng cấu trúc nhấn mạnh/ trợ từ tình thái “còn...nữa
chứ” để khẳng định hành động “biết nấu ăn” là nổi bật và đặc sắc nhất.
Qua khảo sát, đặc điểm của các ý kiến trong câu trần thuật khẳng định là
sự kết hợp giữa các từ chỉ mức độ nhƣ: vô cùng, rất, không bao giờ, cực kỳ,
hoàn toàn với các tính từ xứng đáng, tuyệt vời... giúp nhấn mạnh lời khen và sự khẳng định trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, việc sử dụng câu trần thuật còn giúp độc giả tăng sự thuận lợi trong thể hiện những quan điểm, đánh giá khen của mình. Mục đích của yếu tố phản hồi không chỉ là thể hiện tình cảm, cảm xúc quan điểm cá nhân
mà còn là nơi để độc giả xây dựng, đóng góp ý kiến của mình để phản hồi đƣợc trở nên phong phú, chất lƣợng và đa màu hơn.
b. Câu nghi vấn:
Câu nghi vấn thƣờng đƣợc nêu lên điều chƣa biết hoặc còn hoài nghi và
đang chờ đợi sự trả lời. Câu nghi vấn là câu có từ nghi vấn nhƣ: ai, gì, nào,
mấy, sao, bao giờ, bao lâu, lúc nào, khi nào, nhƣ thế nào, ra sao, có… không?, đã …chƣa?, hoặc các từ trong mối quan hệ lựa chọn.
* Điều kiện để xuất hiện câu nghi vấn: (1) chƣa rõ, không biết (2) có ý
định và nhu cầu để hỏi. Câu nghi vấn có 2 dạng thức bao gồm: câu hỏi chính danh và câu hỏi tu từ.
Câu hỏi chính danh : Xuất hiện cả về mặt hình thức và chức năng đều là câu hỏi. Đây là dạng câu hỏi mang chức năng thông tin thuần túy. Do vậy, độc giả luôn mong muốn sẽ nhận trực tiếp đƣợc câu trả lời về mặt thông
tin. Qua khảo sát thì câu hỏi chính danh không xuất hiện ở các bình luận
khen.
Câu hỏi tu từ : Xuất hiện về mặt hình thức là câu nghi vấn nhƣng không mang chức năng nghi vấn. Đây là một dạng câu khá thú vị, bởi mục đích của công chúng không phải hỏi, công chúng có thể đã biết câu trả lời nhƣng họ vẫn “cố tình” sử dụng các dạng thức hỏi để tạo ra những dụng ý nhất định. Qua khảo sát, chúng tôi thu về đƣợc 04 phản hồi nghi vấn dƣới dạng câu hỏi tu từ.
(18) Tôi cũng thấy lạ. Nếu nhƣ Lệ Quyên hát không hay thì sao show nào cũng cháy vé đƣợc?.
(Callsalgon 16/01/2018)
Trong ví dụ trên, ở đây độc giả sử dụng cấu trúc “nếu...thì” điều kiện
đƣợc đƣa ra là “nếu Lệ Quyên hát không hay”, kết quả là “sao show nào
cũng cháy vé đƣợc”, khi độc giả đƣa ra ý kiến trên, về mặt hình thức là câu nghi vấn nhƣng mục đích chính là thông qua câu hỏi để khen Lệ Quyên là hát hay và đƣợc nhiều khán giả yêu mếm
(19) Không hay mà gây sốt châu Á, hốt bạc từ quảng cáo và bán bản quyền?
( Cuvo – 13/7/2018)
Ở ý kiến này, về hình thức thì là câu hỏi nhƣng mục đích chính là đang
dành lời khen ngợi cho tác phẩm. Sử dụng cấu trúc phủ đỉnh “không” +
hay (tính từ) và kết từ “mà” có tác dụng nhấn mạnh và bổ sung vào ý kiến mà độc giả đƣa ra.
(20) Lạ thật NSUT Minh Vƣơng mà không đƣợc phong NGND thì ai
mới xứng đáng danh hiệu này hả trời?
(Trƣơng Phì – 02/7/2018)
Trong ý kiến trên từ “hả trời”, giúp tăng tính tình thái của lối nói khẩu ngữ
và nhấn mạnh hơn vào quan điểm của độc giả về việc xét duyệt chức danh Nhà giáo nhân dân của nghệ sỹ Minh Vƣơng.
Việc sử dụng câu nghi vấn để hàm ẩn về hành vi khen không những giúp tăng tính khách quan mà còn dễ dàng kết nối các độc giả với nhau.
c. Câu cầu khiến:
Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh) đƣợc dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc ngƣời nghe thực hiện điều đƣợc nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định. Câu cầu khiến là câu có từ cầu khiến nhƣ:
hãy, đừng, chớ…
Trong đời sống thì câu cầu khiến đƣợc thể hiện rất đa dạng. Ví dụ nhƣ kết hợp ngữ điệu với một từ:
- Câm. - Im.
Đây là những câu cầu khiến đƣợc biểu thị bằng lối trực tiếp và cho ra kết quả trực tiếp.
Bên cạnh đó, còn những cách biểu hiện gián tiếp nhƣ: - Câu cầu khiến mang ý nghĩa mời chào, mời mọc:
(22) Mời bố mẹ mời cơm ạ!
- Câu cầu khiến còn đƣợc sử dụng làm lời kêu gọi, chúc tụng:
(23) Chúc quý khách thƣợng lộ bình an.
Tuy nhiên, qua khảo sát thì câu cầu khiến không xuất hiện trong các cứ liệu chúng tôi thu thập đƣợc. Điều này chúng tôi lý giải dựa trên mối quan hệ giữa yếu tố nguồn và đích (công chúng) với nguyên tắc chủ động và bình đẳng nên tỷ lệ 0% đối với câu cầu khiến là phù hợp. Bên cạnh đó, do tính chất khảo sát là chuyên mục Giải trí với hai khía cạnh là nhân vật và sự kiện nên những ý kiến dƣới dạng câu cầu khiến ít có cơ hội xuất hiện trong trƣờng hợp này.
d. Câu cảm thán:
Câu cảm thán đƣợc dùng để thể hiện mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thƣờng của ngƣời nói với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập đến hoặc ám chỉ. Hình thức nhận diện
câu cảm thán là: Ôi, than ôi, than ơi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi….,dấu chấm than
(!). Ngoài ra, ngữ điệu cũng là một trong những tiêu chí quan trọng của
loại câu này.
(24) Đẹp quá Hƣơng Giang ơi! (AnDocomo – 08/03/2018)
Trong ý kiến này, độc giả đang đánh giá về vẻ bề ngoài bằng tính từ “đẹp” kết
hợp với từ chỉ mức độ “quá”, tạo thành “đẹp quá”! thể hiện sự sung sƣớng,
phấn khích khi đƣợc ngắm nhìn, chiêm ngƣỡng vẻ đẹp bên ngoài của X. Thán từ “Ơi”! làm cho ý kiến trở nên tự nhiên và gần gũi hơn.
(25) Trời ơi Anh hát hay quá! (Bradpham – 03/03/2018)
Ở ví dụ (25) độc giả nhằm khen về tài năng, năng lực ca hát của đối tƣợng
“anh”. Thán từ “trời ời” thể hiện đƣợc sự thán phục, vui vẻ khi đƣợc nghe
tả năng lực) kết hợp với từ chỉ mức độ “quá”, giúp tạo nên sự tuyệt đối về giá trị ngữ nghĩa, sắc thái trong ý kiến.
Dƣới đây là bảng tổng kết số lƣợng câu đƣợc chia theo mục đích phát ngôn:
Bảng 2.1: Khảo sát câu theo mục đích phát ngôn
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ câu theo mục đích phát ngôn