Một vài nhận xét về đặc điểm ngữ dụng của lời chê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 91 - 95)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Một vài nhận xét về đặc điểm ngữ dụng của lời chê

3.2.1. Chiến lƣợc chê

Trái ngƣợc với chiến lƣợc khen đó là chiến lƣợc chê. Chê đƣợc hiểu là những đánh gia tiêu cực, không tốt hoặc nặng hơn đó là những lời chế giễu, mỉa mai của S dành cho X. Trong cuộc sống, thì không ai thích bị chê và phần lớn chê sẽ ảnh hƣởng đến tâm lý, suy nghĩ của ngƣời bị chê.

Giống nhƣ chiến lƣợc khen, trong chiến lƣợc chê chúng tôi cũng chia ra làm 2 loại: chiến lƣợc chê hiển ngôn và chiến lƣợc chê hàm ngôn.

3.2.1.1. Chiến lược chê hiển ngôn.

Chiến lƣợc chê hiển ngôn là khi nghĩa nguyên văn các ý kiến của độc giả đƣa ra đƣợc bộc lộ trực tiếp và mang nghĩa tiêu cực thông qua bề mặt ngôn ngữ.

- Nhận xét tiêu cực:

Thể hiện qua những từ ngữ tiêu cực hoặc cấu trúc phủ định kết hợp với các từ mang nghĩa tích cực nhằm giảm thiệu sự xúc phạm đến đối phƣơng.

(140) Cô này nhìn không có cảm tình (vo thi ngoc bich – 06/01/2018)

Cấu trúc phủ định “không có” kết hợp với cảm tình. Thể hiện sự không hài

lòng, không có thiện cảm của S dành cho X

(141) Thấy Lệ Quyên hát nhạc Trịnh có vẻ không hay, có lẽ không hợp (Hung – 15/01/2018)

Từ phủ định “không” kết hợp với các tính từ “hay”, “hợp”. Ở ví dụ này S đang

chê khả năng, năng lực ca hát của X.

- Nêu lỗi:

(142) Phim gì mà lỗi từ trang phục. Ngƣời lớn thì quần áo ngày xƣa. Trẻ con thì trang phục thời nay.

(Klm – 27/02/2018)

Bắt lỗi cũng là một trong những hình thức thể hiện sự không hài lòng, thể hiện thiếu sự chỉn chu, thiếu độ chuyên nghiệp, và chƣa thật sự nghiêm túc

của X (trong con mắt của S). Trong ý kiến (142) là S đang thể hiện quan điểm của mình về trang phục của diễn viên trong phim là chƣa phù hợp và thiếu sự đầu tƣ.

Dựa trên cứ liệu khảo chúng tôi kết luận nhƣ sau: các ý kiến mang nghĩa chê hiển ngôn vẫn chiếm số lƣợng lớn với 142/150 bình luận. Các cách chê hiển ngôn bao gồm: đƣa ra nhận xét tiêu cực, bắt lỗi… là cách chính mà độc giả lựa chọn phổ biến.

3.2.1.2. Chiến lược chê hàm ngôn.

Từ ngữ đƣợc sử dụng trong các ý kiến trong hành vi chê tuy không xuất hiện trực tiếp nhƣng thông qua nội dung và ngữ cảnh chúng ta ngầm hiểu đƣợc các phản hồi trên là hàm ý chê. Chiến lƣợc chê đƣợc thể hiện đa dạng dƣới những hình thức khác nhau, dƣới đây là một số ví dụ điển hình nhƣ:

- Đưa ra nhận xét:

(143) Em không có số làm ngôi sao, nói thật đó! (Hoang – 02/01/2018)

Ý kiến trên không có những từ ngữ trực tiếp mang nghĩa tiêu cực những thông qua từ ngữ và ngữ cảnh chúng ta có thể suy luận: S đang chê năng lực của X.

(144) Hát nghe vui tai thôi (Pl – 16/01/2018)

Ví dụ (149), S đang chê năng lực ca hát của X. Nếu S hát mang tính chất giải trí thì tạm chấp nhận đƣợc còn nếu đi sâu vào chuyên môn thì chƣa xứng tầm (hát cho vui chứ không phải là nghệ thuật).

(145) Tôi đã ngủ gật khi xem phim của Đức Phúc. (RED HAT – 21/02/2020)

Hành động ngủ gật, thể hiện rằng mọi mặt của bộ phim này rất chán và không thu hút đƣợc khán giả.

(146) Cô này rất xứng đáng với danh hiệu “hoa hậu dao kéo”. (hungreo0503 – 24/04/2018)

Ý kiến (146) có hàm ý chê rằng thực ra X không hề đẹp tự nhiên mà nét đẹp này là có sự can thiệp của dao kéo mới đạt đƣợc nhƣ vậy.

- Lời ám chỉ, bóng gió:

(147) Khổ thân, không đọc Vnexpress mình không biết em này là ai. (Đào Xuân Thành – 02/01/2018)

Ý kiến này mang tính chất bóng gió, mỉa mai ý muốn nói X không hề nổi tiếng, ít đƣợc công chúng biết đến. Đây là chê về tầm ảnh hƣởng, độ phủ sóng của X.

(148) Làn sóng xanh giờ đã chuyển sang màu xanh của rong rêu rồi… (Nguyen Klm – 13/01/2018)

Ví dụ (148), S đang chê về chất lƣợng, mức độ thu hút ngƣời xem, sự quan tâm của khán giả dành cho giải thƣởng âm nhạc uy tín này ở thời điểm hiện tại đã là quá khứ, trong đó có sự nuối tiếc nhƣng không thể cứu vãn đƣợc nữa và theo

cách nói của độc giả hiện tại đã sang “màu xanh của rong rêu”.

- Dùng A để chê B:

Đây là cách nói mà S “nhắm” vào một đối tƣợng khác nhƣng mục đích

chính là để chê X.

(149) Tôi thấy tội nghiệp cho ban giám khảo phải nghe hết cô này hát. (Yotube – 10/04/2018)

Ở đây thông qua việc S “tội nghiệp” cho một đối tƣợng khác là nhằm mục

đích để chê bai, không hài lòng về X và trong trƣờng hợp này đó là chê bai năng lực ca hát của X.

(150) Tôi trẻ nhƣng tôi là ngƣời yêu Chí Phèo

(nguyen thanh huyen – 09/07/2018)

Nhƣ chúng ta đều biết, ngƣời yêu Chí Phèo là Thị Nở - một ngƣời đàn bà vô cùng xấu xí. Trong ví dụ (150) này, S đã so sánh ngầm sự trẻ trung của X với ngƣời yêu Chí Phèo. Hàm ngôn trong câu này, chê X là không hề trẻ và cũng không hề có nhan sắc nhƣ mình tƣởng.

STT Chiến lƣợc chê Số lƣợng

1 Chiến lƣợc chê hiển ngôn 83/150

2 Chiến lƣợc chê hàm ngôn 67/150

Bảng 3.4: Khảo sát chiến lƣợc chê

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện chiến lƣợc chê

Dựa vào biểu đồ chúng ta càng thấy: biểu thức mang nghĩa chê hiển ngôn và chê hàm ngôn xuất hiện xấp xỉ nhƣ nhau. Dù sử dụng chiến lƣợc chê nào thì cũng nhận ra rõ đƣợc quyền lực chính đáng cũng nhƣ tính chất “giấu mặt” của độc giả. Chính vì lẽ đó đã giúp hạn chế tối đa về sự chịu trách nhiệm của độc giả khi thực hiện hành vi chê.

3.2.2. Chức năng của lời chê

Trong cuộc sống lời chê giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, biết đƣợc những khiếm khuyết của bản thân để có thể sửa chữa và giúp bản thân mình trở nên tiến bộ hơn. Song song với điểm tích cực đó, lời chê còn thể

hiện sự không hài lòng, chế giễu, mỉa mai và từ lẽ đó mà gây ra những ảnh hƣởng không nhỏ đến tính thần cũng nhƣ tâm lý của đối tƣợng tiếp nhận. Qua các khảo sát thu đƣợc chúng tôi nhận thấy, các ý kiến của độc giả ít khi chê để động viên, chê để khen ngầm, chê để khuyến khích. Hầu hết các lời chê biểu kiến về sự yếu kém, thiếu năng lực…nhằm mục đích hạ giá trị của ngƣời hoặc vật bị chê nhằm. Những điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua những phân tích của chúng tôi ở phía trên dƣới các hình thức về: từ ngữ, mục đích phát ngôn hay hành động ngôn từ…

Thể diện của X trong những ý kiến trên đều bị “xâm phạm” ở mức độ cao, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến giá trị, hình ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 91 - 95)