Hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Một số cơ sở lí thuyết từ góc độ ngôn ngữ

1.3.2. Hành vi ngôn ngữ

Hành động ngôn từ (speech art): là một khái niệm đƣợc John Austin đƣa ra đầu tiên. Theo Austin, khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động (hành động bằng lời) mà phƣơng tiện là ngôn ngữ. Dựa trên “Giáo trình Ngôn ngữ học đại cƣơng – tập 2, Đỗ Hữu Châu [4], chúng tôi xin trình bày những nét chính nhƣ sau:

* Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi:

Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này đƣợc thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi ở lời tạo ra nó và kết cấu lõi ấy đƣợc gọi là biểu thức ngữ vi. Từ đó, Austin có chia ra làm biểu thức ngữ vi tƣờng minh, biểu thức ngữ vi nguyên cấp và biểu thức ngữ vi hàm ẩn (gián tiếp).

- Biểu thức ngữ vi tường minh:

Biểu thức ngữ vi tƣờng minh là những phát ngôn có dấu hiệu hình thức để nhận rõ hành động mà ngƣời phát đang thực hiện. Dấu hiệu để nhận biết, là dựa vào các động từ ngữ vi nhƣ: khuyên, mời, thề, hứa, tuyên bố.

Ví dụ:

- Cô ấy hứa sẽ học hành chăm chỉ

- Nó thề sẽ không bao giờ cá cƣợc bóng đá nữa.

Biểu thức ngữ vi nguyên cấp là phát ngôn tuy có hiệu lực ở lời nhƣng không có động từ ngữ vi đƣợc dùng với chức năng ngữ vi. Để nhận biết đƣợc ngƣời nghe phải dựa vào tình huống giáo tiếp cụ thể và các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời mà ngôn ngữ đó cung cấp.

Ví dụ:

- Buổi học hôm nay đến đây là kết thúc - Anh nên bỏ thuốc lá đi.

- Biểu thức ngữ vi gián tiếp:

Điểm giống nhau giữa biểu thức ngữ vi khen nguyên cấp và biểu thức khen gián tiếp là đều không có động từ ngữ vi. Biểu thức ngữ vi gián tiếp không thể hiện qua lớp vỏ ngôn ngữ mà buộc ngƣời đọc phải từ suy luận và diễn giải hoặc biểu thức dạng này sẽ đƣợc thể hiện dƣới hình thức của một hành vi khác.. Đây là một trong những phƣơng thức tạo ra tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói.

- Động từ ngữ vi:

Trong các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động từ đƣợc thực hiện trong chức năng ngữ vi và đƣợc gọi là động từ ngữ vi (performative verb – động từ ngôn hành). Đây là động từ mà khi phát âm ra chúng cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là ngƣời nói thực hiện luôn cái ở lời do nó biểu thị.

Astin nhận xét rằng có nhiều loại động từ ngữ vi khác nhau. Jenny Thomas đã giản lƣợc về hệ thống hoá lại thành bốn nhóm động từ ngữ vi mà Austin đã đƣa ra bao gồm:

- Động từ ngữ vi siêu ngôn ngữ (metalinguistic performative): đây là động từ ngữ vi khi đƣợc dùng trong biểu thức ngữ vi tƣờng minh, có tác dụng giải thích cái hành vi ở lời đƣợc thực hiện bởi biểu thức ngữ vi nguyên cấp. - Động từ ngữ vi nghi thức: đây là những động từ ngữ vi đƣợc dùng trong những biểu thức ngữ vi tƣờng minh do các hành động xã hội đòi hỏi phải

có những thiết chế, những quy định mới thực hiện đƣợc. Đó là những động từ nhƣ: tuyên án, miễn nhiệm, xoá án…

- Động từ ngữ vi cộng tác: đây là những động từ ngữ vi ứng với hành động ở lời, phải có ít nhất hai ngƣời mới thực hiện đƣợc.

- Động từ ngữ vi tập thể: là những động từ ngữ vi ứng với hành động ở lời có thể do nhiều ngƣời cùng thực hiện đồng thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)