Tình hình chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 52 - 53)

Tây Bắc hội tụ đầy đủ những điều kiện trở thành tuyến du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam. Cùng với xu hướng phát triển dựa vào cộng đồng, du lịch đang trở thành một thành tố quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của vùng đất xa xôi, hiểm trở này.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của du lịch vùng có những khởi sắc nhất định. Nhiều sự kiện, lễ hội, hoạt động văn hóa, hội thảo chuyên đề cấp quốc gia và chương trình hợp tác liên tỉnh được tiến hành thành công đã tác động tích cực đến việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của tiểu vùng. Đồng thời, những chính sách của Nhà nước, của cơ quan đầu ngành đã tạo điều kiện cho việc đầu tư, khai thác các giá trị văn hóa cũng như sản phẩm du lịch đặc thù của các doanh nghiệp du lịch thu hút khách trong nước và quốc tế.

Song, nhìn vào những kết quả mà du lịch mang lại, chúng ta có thể thấy phần việc làm được còn quá nhỏ, hiệu quả kinh tế từ du lịch cho địa phương cũng như cả nước chưa đáng kể. Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc bản địa không những ít mà họ còn chưa được hưởng lợi nhiều từ du lịch. Tình trạng đói nghèo vẫn đeo đẳng đời sống của bà con miền núi. Nhiều nơi cũng đã biết phát triển kinh tế từ việc khai thác hoạt động du lịch nhưng nguy cơ tái nghèo vẫn hiện hữu do chưa nhận thức được vấn đề phát triển bền vững.

Vấn đề con người, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các điều kiện tự nhiên là những nhân tố cơ bản tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch.

Là một trong những vùng nghèo đói nhất cả nước, theo thống kế, thu nhập bình quân đầu người ở Tây Bắc chỉ bằng khoảng 60% so với mức trung bình của cả nước. Cái nghèo kéo theo thiếu hiểu biết. Người dân thất học và ít học khiến cho việc nhìn nhận giá trị kinh tế từ du lịch rất hạn chế, sử dụng tài nguyên bừa bãi. Không chỉ môi trường sinh thái thiên nhiên bị xâm hại mà nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng bị mai một.

Trong mấy chục năm qua, Mai Châu đã trở thành một điểm hẹn của khách du lịch khi đến miền Bắc và cũng là một điển hình khai thác văn hóa du lịch. Nhưng ngoài những kết quả tốt đẹp cũng đã gặp phải những bài học đắt giá.

Nghề dệt cổ truyền mai một, nhiều tập quán tang lễ, cưới xin bị mai một, Kinh hóa (nhạc sống, váy cưới Tây, loa đài... ), trang phục truyền thống của người Thái bị pha tạp, âu hóa, tệ nạn xã hội đang thâm nhập vào lối sống thuần hậu, phóng khoáng của người Thái. Bản Lác đang bị biến dạng: những ngôi nhà sàn mới đơn giản, thô sơ, dựng vội vã gây phản cảm về thẩm mỹ dành cho khách thuê; một số tập tục để phục vụ khách như mời rượu, uống rượu đã gây cản trở đến nếp sinh hoạt đẹp và lành mạnh thường ngày của dân bản...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)