Cộng đồng du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 96 - 98)

CHO TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI TÂY BẮC

3.2.4. Cộng đồng du lịch

Với đặc trưng về tài nguyên du lịch cũng như mô hình khai thác kinh doanh tại các bản làng, cộng đồng du lịch là đối tượng cần sự quan tâm định hướng cũng như kiểm soát, điều tiết từ nhận thức đến hoạt động kinh doanh của họ.

Cộng đồng du lịch chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, vừa hạn chế về trình độ văn hóa, vừa hạn chế về trình độ tư tưởng, chính trị cũng như nhận thức về du lịch. Việc giáo dục, tuyên truyền như thế nào cần phải có kế hoạch cụ thể. Trong các chương trình, hoạt động văn hóa quần chúng cần lồng ghép những nội dung về giáo dục tư tưởng, chính trị cho đồng bào. Những kiến thức về làm du lịch, nhận thức vai trò của bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa tộc người cũng phải được đưa vào một cách tự nhiên, thuyết phục. Đây là công việc và trách nhiệm của người làm công tác văn hóa quần chúng nhưng cần có sự hỗ trợ, liên kết của cơ quan quản lý du lịch cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Cộng đồng cần nhận thức được tác dụng của du lịch đối với việc nâng cao đời sống nhưng cũng cần ý thức được những mặt trái của nó để mà khắc phục nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho mình. Thay vì tuyên truyền về sự hưởng lợi từ du lịch, cần phải thuyết phục, phân tích là họ sẽ hưởng lợi từ việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của mình. Bên cạnh đó, trong môi trường kinh doanh du lịch tại các cộng đồng dân bản, việc kiểm soát khéo léo nhưng kiên quyết những tình trạng tiêu cực như tiêu thụ hàng quốc cấm, gỗ và thú rừng quý, ma túy, mại dâm… là việc hết sức phức tạp và khó khăn. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quản lý và những người có tiếng nói, vị thế trong cộng đồng như trưởng bản, già làng, trưởng họ và sử dụng những biện pháp mềm dẻo như thuyết phục, phân tích, giải thích…

Muốn vậy cần phải xây dựng các chương trình giáo dục cộng đồng phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về kinh tế và du lịch, nâng cao trình độ dân trí về bảo

vệ cảnh quan môi trường cũng như ý thức giữ gìn và bảo tồn vốn văn hóa tộc người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)