Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 70 - 73)

2.5.2.1. Số lượng lao động

Trong thời gian tới, cùng với chủ trương "Phát triển du lịch để xóa đói giảm nghèo" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chắc chắn tiểu vùng sẽ thu hút, kêu gọi được rất nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch, thay đổi gương mặt kinh tế vùng và tăng số lượng lao động, nhân lực phục vụ du lịch.

Bên cạnh đó, trên cơ sở chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp theo cơ chế khoán, cho thuê hay cổ phần hóa sẽ có tác dụng thúc đẩy lực lượng lao động vận động theo hướng tích cực. Một là giải quyết lao động dư thừa, hai là nâng cao trình độ lao động một cách tự giác, ba là thu hút thêm lao động trực tiếp thường xuyên trong ngành.

Mặt khác, với lợi thế sản phẩm là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, các khu du lịch cũng như trung tâm dịch vụ, giải trí sẽ được mở rộng, phát triển kéo theo nhu cầu ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt, thế mạnh về tiềm năng du lịch văn hóa cũng như xu hướng phát triển loại hình này sẽ là một đòi hỏi khá lớn về trình độ chuyên sâu về văn hóa, nhất là văn hóa các dân tộc thiểu số.

Trong tương lai, sau năm 2015, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc dần hoàn thiện và đi vào ổn định thì việc phát triển các ngành dịch vụ trong đó có du lịch sẽ là tất yếu. Đòi hỏi và yêu cầu về số lượng lao động trong ngành đương nhiên sẽ tăng mạnh. Cụ thể, theo đánh giá và yêu cầu của từng địa phương, các con số này cũng có nhiều khác biệt. Dự báo đến năm 2010, tỉnh Hòa Bình cần con số lao động trong ngành là 2150 người. Trong đó, đội ngũ quản lý nhà nước là 40, quản lý doanh nghiệp là 150 và lao động nghiệp vụ trực tiếp là 2.000 người. Tỉnh Lào Cai đến năm 2010 dự báo nhu cầu là 1.708 lao động du lịch. Trong đó, đội ngũ quản lý nhà nước là 121, quản lý doanh nghiệp là 500 và lao động nghiệp vụ là 1.087 người.[42]

Như vậy, so với thời điểm hiện tại, các địa phương đều nhận thức và đánh giá đúng nhu cầu số lượng lao động trong tương lai là rất lớn. Xu thế phát triển nguồn nhân lực trong vùng cũng sẽ theo hướng tăng cả về số lượng và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng sự phát triển tất yếu, có định hướng của du lịch trong công cuộc hiện đại hóa đất nước của toàn Đảng, toàn dân.

2.5.1.2. Trình độ và đặc điểm lao động

"Du khách luôn hào hứng với nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam". Tốc độc phát triển của ngành du lịch thời gian gần đây kéo theo nhu cầu đột biến và bức thiết về nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực của ngành du lịch cả nước nói chung đang trực tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp.[47]

Hiện trạng nguồn nhân lực của tiểu vùng có sự chênh lệch về trình độ nghiệp vụ cũng như xuất phát điểm giữa các tỉnh. Kéo theo nhu cầu về số lượng lao động là đòi hỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch. Giải quyết tất cả những tồn tại và yếu kém, thiếu hụt về lực lượng lao động trong ngành không phải là một việc đơn giản nhất là ở một vùng có cơ cấu dân cư phức tạp, văn hóa tộc người đa dạng như Tây Bắc.

Tuy nhiên, việc làm đó là vô cùng cần thiết và mang tính bắt buộc, là điều kiện cho phát triển du lịch. Trình độ nghiệp vụ của lao động trong ngành có ảnh hưởng trực tiếp tới sức hút của dịch vụ và sản phẩm du lịch, tới doanh thu du lịch và đặc biệt tới hình ảnh du lịch. Muốn đạt mục tiêu phát triển trước mắt, và hướng tới sự bền vững lâu dài thì việc đầu tư quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp thiết. Cán bộ, nhân viên và người làm du lịch vì thế cần có trình độ chuyên môn tốt ở mỗi vị trí khác nhau, có kiến thức ngoại ngữ đủ, phong cách giao tiếp, ứng xử đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên ngoài những kỹ năng nghiệp vụ phải có một vốn kiến thức nền tốt đảm bảo cho sự duy trì phát triển của văn hóa bản địa. Đội ngũ tiếp thị, quảng cáo phải là những người có trình độ lý luận, tư tưởng vững vàng khi tiếp xúc với nhiều đối tượng khách ngoại quốc, đa sắc tộc và quốc tịch.

Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, yêu cầu về chuẩn mực và tiêu chuẩn hóa dịch vụ cũng như sản phẩm du lịch ngày càng cao,

mang tính quốc tế. Đó là một lý do phải đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động du lịch của Tây Bắc nói riêng và đào tạo chuyên nghiệp cho nguồn nhân lực nói chung.

Cụ thể, mỗi địa phương có một dự báo nhu cầu về chất lượng lao động khác nhau tùy đặc điểm và điều kiện từng nơi. Hòa Bình dự báo trong con số 2150 lao động trong ngành vào năm 2010 có 10 lao động cần đạt trình độ trên đại học, 350 lao động ở trình độ đại học, cao đẳng là 150, trung cấp 800 và sơ cấp là 650 người. Các trình độ khác như đào tạo tại chỗ và tập huấn ngắn hạn là 190. Lào Cai dự báo trong 1708 lao động cần cùng thời điểm, có 15 người trình độ trên đại học, 513 người trình độ đại học và cao đẳng, 465 người trình độ trung cấp, 414 người trình độ sơ cấp và 301 người trình độ khác. [42]

Điểm qua hai địa phương trên, có thể thấy rằng nhận thức xu thế là hợp lý những những con số dự báo nhu cầu thì chỉ là ước tính. Trên thực tế sẽ có nhiều biến động khó dự đoán được về số lượng và trình độ của lực lượng lao động trong tương lai với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay của nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)