Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tour du lịch văn hóa hiện nay; thiết lập các tour tuyến mới…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 108 - 110)

CHO TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI TÂY BẮC

3.4.6. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tour du lịch văn hóa hiện nay; thiết lập các tour tuyến mới…

Các tour du lịch văn hóa hiện đã xây dựng cũng như khai thác thường là của các đơn vị lữ hành nơi cấp khách như Hà Nội hoặc một vài đơn vị ở địa phương. Tuy nhiên, các chương trình này còn nghèo nàn và đơn điệu về nội dung, thậm chí mang tính sao chép. Hầu hết các công ty du lịch lớn ở Hà Nội đều có chương trình du lịch khám phá Tây Bắc nhưng đều ở dạng thức thăm quan, khám phá thiên nhiên kết hợp với nghỉ và ăn uống trong các bản làng, khá hơn thì tham gia một đêm giao lưu hoặc liên hoan văn nghệ với đồng bào dân tộc thiểu số.

Kho tàng các giá trị văn hóa tộc người vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo, giàu bản sắc chưa được phát huy tiềm năng và thế mạnh của nó. Vì vậy, việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng các chương trình hiện có và thiết lập các tour, tuyến mới với hàm lượng tài nguyên văn hóa được sử dụng trong đó là một việc làm quyết định đối với phát triển du lịch văn hóa của tiểu vùng.

Các tuyến du lịch có thể xây dựng ngay trước mắt là:

3.4.8.1. Hà Nội – Sơn La

Với những thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển, tiềm năng du lịch và đặc biệt là nền văn hóa tộc người đa dạng, đặc sắc, Sơn La hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn trong lịch trình Tây Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trong lần tới thăm Sơn La dường như đã tiên lượng được sự khởi sắc của vùng đất này, Người đã bày tỏ suy nghĩ đó qua lời căn dặn hãy biến Sơn La thành "hòn ngọc của Tây Bắc".

Không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp đặc trưng của vùng cao mà Sơn La còn sở hữu những tài nguyên thiên phú như các cao nguyên màu mỡ, phì nhiêu, các bản làng người Thái Đen tiêu biểu, các di tích văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng nổi tiếng.

Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối thuận tiện. Giao thông thông suốt với 2 tuyến đường bộ: quốc lộ 32 đi Thu Cúc – Phú Thọ sang Phù

Yên và quốc lộ 6 chạy thẳng Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La. Sân bay Nà Sản nằm giữa cao nguyên rộng lớn chỉ cách trung tâm thị xã chưa đầy 20km. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang dần được nâng cấp nhờ tốc độ đô thị hóa cao và sự phát triển về kinh tế - xã hội vùng. Các chính sách về du lịch của tỉnh tập trung nhiều vào phát triển du lịch văn hóa, chú trọng quy hoạch, khoanh vùng tuyến điểm du lịch, gắn biển cho các bản văn hóa.

3.4.8.2. Hà Nội – Điện Biên – Lai Châu

Bên cạnh việc đẩy mạnh loại hình du lịch lịch sử còn đơn điệu ở Điện Biên, cần phối hợp với các loại hình du lịch văn hóa trong tỉnh đồng thời mở rộng tour, tuyến sang Lai Châu với tiềm năng khá mạnh về du lịch bản làng cùng với thiên nhiên hoang sơ, các giá trị văn hóa tộc người còn thuần chất.

3.4.8.3. Hà Nội – Sa pa – Lai Châu

Không chỉ đến với miền đất Sa pa để hưởng thụ khí hậu độc đáo mà các đối tượng khách nghiên cứu, mạo hiểm ưa khám phá còn có thể mở rộng lịch trình sang Lai Châu, đến với vùng Sìn Hồ hay Phong Thổ với đặc trưng miền núi cao hoang sơ thực sự và các thôn bản người dân tộc xa xôi đến hàng ngày đường đi ô tô và nhiều ngày đường bộ. Những điểm đến đặc biệt như một xã thuộc huyện Sìn Hồ vừa qua (tháng 2/2007) đã được một hãng lữ hành của nước Anh bầu là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Đó là xã Pú Đao với gần một nghìn dân [44].

Ngoài ra, còn có thể mở rộng liên doanh liên kết với Hà Nội, Hà Tây tạo thành tuyến du lịch Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu; với Phú Thọ tạo thành tuyến Hà Nội – Phú Thọ - Sơn La hoặc Hà Nội – Phú Thọ - Sơn La – Lai Châu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)