Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 73 - 75)

Nhìn chung, kết cấu hạ tầng của Tây Bắc còn rất yếu. Về đường giao thông, có 1300km đường quốc lộ có lòng đường tương đối rộng và nền đường phần lớn đã được cứng hóa bằng đá. Nhưng mặt đường còn xấu, phần lớn là đá, đất trộn gây khó khăn cho xe cộ đi lại. Đường tỉnh, huyện, xã thì phần nhiều là hẹp, nền,

mặt xấu, gồ ghề. Giao thông nông thôn chậm phát triển. Chủ yếu là tuyến giao thông trục dọc, còn trục ngang thì chưa phát triển nên giao lưu kinh tế - văn hóa trong vùng còn khó khăn. Tuy có đường thủy và hàng không nhưng chưa được khai thác triệt để và hiệu quả.

Về thủy lợi và cấp nước cũng còn nhiều yếu kém, hầu hết là những công trình vừa và nhỏ, tạm cung cấp nước tưới cho lúa là chủ yếu. Nước sinh hoạt hầu hết sử dụng nguồn tự chảy (sông, suối, đập, hồ...), nước sinh hoạt vẫn còn đang khó khăn đối với vùng cao, sâu, xa. Phần lớn khu vực nông thôn chưa có điện, thông tin liên lạc chưa phát triển. Cơ sở giáo dục, y tế còn thiếu, đơn sơ và lạc hậu.

Chẳng hạn, ở tộc người Mông, 92% số bản chưa có đường ô tô, 90% số bản chưa có điện lưới, 21 huyện tập trung đông người Mông có 1.520 bản với khoảng 350.000 người thiếu nước sinh hoạt [32, tr.110]. Hệ thống đô thị hạt nhân (thị xã, thị trấn, thị tứ) phát triển chậm. Dân số đô thị toàn vùng mới chiếm 1,44% nên tác động của đô thị ra các vùng xung quanh còn rất yếu. Chênh lệch về thu nhập và dân trí giữa các tỉnh, các dân tộc trong vùng khá cao.

Gần đây, hạ tầng cơ sở của các địa phương đã được quan tâm đầu tư hơn. Riêng với Điện Biên, mạng lưới giao thông nội tỉnh đã được cải tạo, nâng cấp và mở rộng lên 1.400km. Về thủy lợi, với 7 lòng hồ lớn, cả tỉnh có trữ lượng nước tới 100 triệu m3

nước tưới tiêu và phục vụ du lịch. Trên 50% số dân được cấp nước sạch, các đô thị đã có nước máy. Ngoài nguồn điện lưới quốc gia và thủy điện nhỏ, trên địa bàn có 4 nhà máy với công suất hơn 12 nghìn kw hoạt động hiệu quả và ổn định (2005). Thông tin liên lạc, y tế, truyền hình cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đi lên.

Nhìn chung, ngoài một số tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Lào Cai, Hòa Bình thì hầu hết các tỉnh đều còn rất yếu

kém về điều kiện này. Đặc biệt, những trở ngại về khí hậu, thiên tai cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng khó khăn cho cơ sở hạ tầng của vùng. Đầu tháng 10 vừa qua, cơn bão số 5 đã gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh Tây Bắc. Thị xã Mộc Châu tươi đẹp cũng đã phải hứng chịu một cơn lũ quét, lũ ống lớn nhất trong 60 năm vừa qua. Không chỉ thiệt hại về người, nhiều địa phương đã bị cô lập trong nhiều ngày, nhiều tuyến đường đã bị chia cắt nhỏ. Quốc lộ số 6 độc đạo lên Tây Bắc, quốc lộ 32 từ Mù Căng Chải đến Nghĩa Lộ bị hư hại có chỗ tới 3/4 đường, ách tắc giao thông nhiều ngày ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)