Khái niệm sự tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 30 - 34)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Tiếp cận lý thuyết về sự tham gia

1.3.2. Khái niệm sự tham gia

Từ góc độ lý thuyết, sự tham gia của ngƣời dân đƣợc nêu thành quan điểm về sự phát triển trên cơ sở thừa nhận và nâng cao năng lực thực hiện các quyền tự do cơ bản của con ngƣời. Theo đó, hai tác giả Nguyễn Trung Kiên và Lê Ngọc Hùng chỉ ra rằng sự tham gia của mọi ngƣời trong quản lý xã hội thuộc về phạm trù quyền con ngƣời chứ không phải là kết quả của sự ban ơn từ phía những ngƣời quản lý theo cơ chế xin-cho . Nói cách khác vấn đề hiện nay không phải là có hay không cho ngƣời dân tham gia vào quản lý xã hội mà vấn đề là có những hình thức

nào để mở rộng và tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong quản lý sự phát triển tổng thể xã hội: sự tham gia của ngƣời dân trở thành mục tiêu, động lực và chủ thể của sự phát triển xã hội 47].

Theo Arnstein, sự tham gia của ngƣời dân trong việc ra quyết định là sự tái phân phối quyền lực nhằm giúp cho mọi thực thể ở cộng đồng đặc biệt là những ngƣời nghèo có thể đã bị bỏ lại sau (hoặc loại ra) trong các quá trình kinh tế và chính trị, đƣợc tham gia vào các quá trình đó một cách thực chất. rnstein đã xây dựng một hệ thống mang tính hình mẫu gồm tám nấc thang có xu hƣớng mở rộng dần của quyền lực công dân, từ bậc thấp nhất là sự tham gia chỉ mang tính thủ tục hoặc an ủi cho đến bậc cao nhất là những ảnh hƣởng thực sự của ngƣời tham gia trong quá trình ra quyết định từ việc sự tham gia bị thay thế bởi ngƣời n m giữ quyền lực tới việc công dân đƣợc trao quyền quản lý đầy đủ [46].

Bảng 1.1: N c thang mô t mức ộ tham gia của ngư i dân của Arnstein

8 Quyền kiểm soát

Mức độ trao quyền cho công dân

7 Uy quyền

6 Cộng tác

5 Xoa dịu

Mức độ có dấu hiệu của sự tham gia

4 Tham vấn

3 Cung cấp thông tin

2 Trị liệu/tâm lý

Mức độ không tham gia

1 Vận động, lôi kéo

Nguồn: [94, tr. 216] Theo sơ đồ trên thì hai nấc thang đầu tiên (sự vận động lôi kéo và trị liệu/tâm lý biểu hiện mức độ không tham gia. Mục tiêu chính của hai mức thang này không phải là hỗ trợ ngƣời dân tham gia và việc lập kế hoạch hay triển khai chƣơng trình, mà là hỗ trợ những ngƣời n m giữ quyền lực có thể thực hiện giáo dục hoặc tập huấn cho những ngƣời tham gia - không có quyền lực.

Nấc thang số 3, 4 biểu hiện cho sự tham gia một cách miễn cƣỡng, chỉ cho phép ngƣời tham gia đƣợc đƣa ra ý kiến và đƣợc l ng nghe. Bản chất của hai cấp độ này là thông tin đƣợc truyền đi một chiều, từ ngƣời n m giữ quyền lực và chuyên gia đến ngƣời dân mà không có chiều ngƣợc lại.

Nấc số 5 biểu hiện mức độ tham gia trong đó ngƣời dân đƣợc đƣa ra ý kiến, nhƣng quyền quyết định vẫn thuộc về ngƣời n m giữ quyền lực.

Hai mức thang tiếp theo biểu hiện sự tăng lên của quyền lực nhân dân ở khâu ra quyết định. Công dân có thể hợp tác, đàm phán, tranh luận và thỏa thuận với những ngƣời n m quyền lực. Arnstein cho rằng trong thực tế không có một cá nhân hay tổ chức nào có quyền lực kiểm soát một cách tuyệt đối, nhƣng trong bối cảnh tham gia của ngƣời dân thì ngƣời dân có quyền yêu cầu và đòi hỏi về mức độ quyền lực kiểm soát, và ngƣời dân có quyền quản lý chƣơng trình, có trách nhiệm với việc hoạch định và thực thi chính sách, và có thể tiến hành những đàm phán cần thiết [trích theo 62; tr 73, 74 . Nhƣ vậy, có thể nhận thấy sự thay đổi vai trò b t đầu từ việc cộng đồng không tham gia, vai trò của họ bị thay thế bởi tác nhân bên ngoài cho tới khi họ thực sự kiểm soát đầy đủ thì họ n m vai trò ngƣời đứng đầu và tác nhân bên ngoài chỉ là nguồn lực 50, tr.22].

Nói tóm lại, chỉ khi nào sự tham gia của ngƣời dân đạt đến mức độ công dân có quyền quyết định đối với các kế hoạch phát triển của cộng đồng họ, thì lúc đó dân chủ mới đầy đủ ý nghĩa là của dân, do dân, vì dân . Ngày nay, khái niệm tham gia đã từ đối tƣợng của nghiên cứu phát triển (Research and Development) trở thành một phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu trong khoa học quản lý, xã hội học và nhân học xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Phát triển nông thôn là lĩnh vực không những đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ nhiều nguồn lực cùng với sự hỗ trợ của các cơ chế, ch nh sách mà luôn là đề tài phong phú và hấp dẫn đối với giới nghiên cứu khoa học nói chung. Trong chƣơng này tôi cố g ng trình bày các luận giải khác nhau của các tác giả xoay quanh những

vấn đề của nông thôn Việt Nam đƣơng đại dƣới cả góc độ lý luận, thực tiễn và định hƣớng chính sách; cả về các thành tựu, cơ hội cũng nhƣ những hạn chế, thách thức và bài học kinh nghiệm cho phát triển nông thôn Việt Nam.

Thông qua việc phân tích và làm rõ các khái niệm cơ bản, tác giả mong muốn cung cấp đến ngƣời đọc những nhận thức ban đầu về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam cũng nhƣ nghiên cứu cách tiếp cận về sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình kinh tế xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn - một địa bàn đƣợc đánh giá còn là khoảng trống về vai trò tham gia của cộng đồng dân cƣ bản địa. Sự tham gia của các chủ thể với cách thức, lĩnh vực khác nhau nhƣ một điều kiện tất yếu bảo đảm sự phát triển chung của cộng đồng.

Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỤY HƢƠNG 2.1. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 30 - 34)