Cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực xây dựng mô hình nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 60 - 61)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2.3.Cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực xây dựng mô hình nông

3.2. Mức độ và phạm vi tham gia

3.2.3.Cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực xây dựng mô hình nông

thôn mới

Với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, việc xây dựng các công trình phục vụ đời sống dân sinh ở địa phƣơng đƣợc thực hiện bởi sự hỗ trợ từ nguồn vốn Nhà nƣớc và huy động ngƣời dân tham gia đóng góp. Tuy nhiên, vì Thụy Hƣơng đƣợc chọn làm xã điểm XDNTM nên nguồn vốn đầu tƣ cũng đƣợc ƣu tiên (xem Phụ lục 2). Bên cạnh đó nguồn vốn của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng mức đầu tƣ. Đối với các công trình có số vốn dƣới một tỷ đồng sẽ do xã làm chủ đầu tƣ và chịu trách nhiệm toàn bộ từ huy động nguồn vốn, thuê công ty tƣ vấn thiết kế đến tổ chức thi công và giám sát. Việc huy động ngƣời dân tham gia đóng góp xây dựng các công trình của xã đƣợc thực hiện bằng hình thức đóng góp thóc t nh theo đầu ngƣời và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng nhƣ số lƣợng nhân khẩu mà mỗi thôn sẽ thu các mức khác nhau. Chẳng hạn;

Đối với thôn Trúc Đồng là 39kg/ngƣời/năm, thôn Phú Bến 11kg/ngƣời/năm, thôn Tân Mỹ 24kg/ngƣời/năm Ông T – Cán bộ, tài liệu phỏng vấn ngày 21/10/2015). Khoản đóng góp này là để đầu tƣ cho các công trình ở các xóm, thôn vì: Khi làm nông thôn mới, đối với các công trình của xã thì dân không phải đóng góp gì, chủ yếu là các công trình của thôn nhƣ làm các con đƣờng trong ng , xóm. Đối với các công trình của thôn do ngƣời dân tự lo vì tiền họ bỏ ra, họ phải tự chịu trách nhiệm, không thể kêu ai Ông H - Cán bộ, tài liệu phỏng vấn ngày 12/9/2015).

Đối với Tân Mỹ, đó là các công trình xây dựng đƣờng ngõ ở các xóm, các cụm gia đình có đƣờng đi chung; hệ thống cống rãnh thoát nƣớc; đƣờng dây điện và hệ thống đ n chiếu sáng:

Khi làm những công trình này, gia đình nào cũng phải đóng góp. Đóng góp ở xã cũng t thôi, chủ yếu là đóng thóc theo đầu ngƣời mỗi vụ là bao nhiêu đấy. Còn lại ở trong thôn này đƣờng ngõ nhà mình mình phải bỏ tiền, bỏ công sức ra để làm, xã cũng hỗ trợ đƣợc t xi măng nếu vài hộ gia đình tổ chức xây chung một cái ng đi, họ khuyến kh ch mình làm là ch nh Bà T - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 14/9/2015).

Điều này cho thấy các khoản đóng góp của ngƣời dân luôn g n liền với lợi ích mà họ đƣợc hƣởng và thực tế là họ chỉ tham gia đóng góp khi việc đó đem lại lợi ích cho chính họ và cộng đồng. Tuy vậy, liên quan đến khả năng đóng góp của ngƣời dân còn cho thấy một khía cạnh khác về sự tham gia xuất phát từ cảm nhận và suy nghĩ của chính họ:

Khi xây dựng các công trình nông thôn mới chủ yếu là kinh phí của nhà nƣớc, vì điều kiện còn khó khăn nên ngƣời dân chúng tôi không đóng góp đƣợc nhiều. Chính vì tiền vốn của nhà nƣớc là ch nh cho nên nhà nƣớc quyết gì thì dân phải theo thôi, còn dân đóng góp t thì làm sao quyết định đƣợc Ông V - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 13/9/2015).

Trong trƣờng hợp này mối quan hệ giữa nhà nƣớc và ngƣời dân cũng nhƣ vị thế, tiếng nói và quyền ra quyết định của mỗi bên bị chi phối bởi việc bên đó đã tham gia đóng góp vật chất nhƣ thế nào vào các dự án phát triển ở địa phƣơng.

Đặc biệt, công trình Nhà sinh hoạt tâm linh đƣợc xây dựng hoàn toàn bằng các nguồn đóng góp của ngƣời dân. Ngoài phần đóng góp theo quy định của thôn, hầu nhƣ gia đình nào cũng tham gia đóng góp thêm (gọi là công đức) và mức đóng góp t y vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ (xem Phụ lục 1).

Đƣợc coi là lĩnh vực có thể trông đợi sự tham gia trực tiếp của ngƣời dân nhƣng trên thực tế việc đóng góp về vật chất và ngày công lao động của ngƣời dân Tân Mỹ nói riêng cũng nhƣ trên toàn xã còn rất hạn hẹp. Lý do chủ yếu là tƣ tƣởng trông chờ vào nguồn lực hỗ trợ của nhà nƣớc. Thêm vào đó các điều kiện kinh tế-xã hội ở nông thôn và mức sống của ngƣời dân chƣa thể tạo ra cơ chế để họ có thể tham gia với tƣ cách nhƣ một đối tác thực thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 60 - 61)