Sự tham gia của cộng đồng trong thảo luận về kế hoạch xây dựng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 53 - 56)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Mức độ và phạm vi tham gia

3.2.1. Sự tham gia của cộng đồng trong thảo luận về kế hoạch xây dựng mô

hình nông thôn mới

XDNTM vừa là một phong trào nhƣng đồng thời cũng là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên chứ không phải là công việc của một bộ phận hay nhóm ngƣời nào. Mọi quyết định chính trị đều không thể thiếu vai trò của ngƣời dân và đƣơng nhiên, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình thiết kế đề án NTM không thể thiếu đƣợc vai trò tham gia bàn thảo của cộng đồng dân cƣ. Vì thế, hầu hết các chƣơng trình, dự án có liên quan đến thôn Tân Mỹ, ngƣời dân đều đƣợc mời tham gia thảo luận dân chủ trong các cuộc họp:

Ngƣời dân đƣợc tham gia vào rất nhiều các cuộc họp để bàn bạc về các dự án, công bố các quyết định, các chƣơng trình, mục tiêu, phân tích trách nhiệm của ngƣời dân tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Trong các cuộc họp đó, ngoài lãnh đạo thôn còn có đại diện Ban quản lý của xã, đại diện của huyện cùng tham gia họp với dân Ông T - Cán bộ,

Qua mỗi cuộc họp, ngƣời dân sẽ nhận biết r hơn mình phải làm gì để góp phần vào công việc chung của cộng đồng. Họ đƣợc bàn bạc một cách công khai và thẳng th n trao đổi về những việc liên quan mật thiết đến lợi ích của mình. Đồng thời, việc tiến hành xây dựng các công trình, các dự án nếu không đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cƣ thì họ có quyền trình bày ý kiến hoặc thậm chí phản đối ngay tại cuộc họp:

thì cán bộ cũng phải đƣa ra nội dung công việc là gì rồi trong ý tƣởng có phù hợp với mình không nếu không đƣợc toàn vẹn nhƣng mà cái hƣớng nó tốt cho mình thì mình cũng phải hỏi thêm ngƣời nọ, ngƣời kia đã biết rồi mới yên tâm chứ. Ví dụ nhƣ xây công trình mà không ảnh hƣởng gì thì dân không phản đối chứ ngƣời ta mà phản đối là ngƣời ta chồm lên ấy chứ Bà T - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 14/9/2015).

Tuy nhiên, ý kiến của ngƣời dân tại các cuộc họp bàn, thảo luận giữa chính quyền và cộng đồng dân cƣ đối với nhiều dự án ở địa phƣơng chỉ là một kênh thông tin có tính chất tham khảo đối với những ngƣời thực hiện, bởi vì:

Tổ chức lấy ý kiến dân gọi là cho đủ thủ tục thôi, thực tế thì đảng ủy đã ra nghị quyết rồi, dân không đồng ý không đƣợc Ông D - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 14/9/2015).

Vì thế, tiếng nói của ngƣời dân trong trƣờng hợp này đã bị bỏ qua. Hơn nữa, theo cách nhìn nhận của một cán bộ xã thì việc tham gia thảo luận của ngƣời dân.

về lý thuyết thì rất quan trọng, nhƣng thực tế trình độ hiểu biết của họ có hạn nên khi nhìn thấy có sự đầu tƣ của nhà nƣớc là họ ủng hộ ngay. Nếu dân tự bỏ vốn ra để làm thì ch c không đáng kể, không đƣợc bao nhiêu đâu mà tỷ lệ ủng hộ thấp Ông H – Cán bộ, tài liệu phỏng vấn ngày 12/9/2015).

Năng lực của ngƣời dân trong việc thảo luận và lên kế hoạch có thể chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, nhƣng việc đánh giá thấp vai trò tham gia của ngƣời dân cũng nhƣ bỏ qua những tiếng nói khác nhau trong quá trình thảo luận khi lập dự án có thể sẽ làm hạn chế tính hợp lý và hiệu quả của các công trình và dự án khi nó đƣợc hoàn thành.

Để có cơ sở đánh giá đúng mức về vai trò tham gia của cộng đồng vào quá trình XDNTM, xin đƣợc trở lại với lý thuyết về sự tham gia và các nấc thang đƣợc coi là chỉ báo đánh dấu mức độ tham gia do Arnstein thiết kế mà tác giả đã trình bày ở Chƣơng 1. Theo đó, khi vận dụng những nấc thang này vào đánh giá sự tham gia của cộng đồng ở Tân Mỹ trong các hoạt động XDNTM, có thể nhận thấy rằng đối với mỗi lĩnh vực khác nhau thì sự tham gia của ngƣời dân cũng có những mức độ khác nhau.

Hoạt động thảo luận về kế hoạch XDNTM của ngƣời dân ở Tân Mỹ khi đối chiếu với thang đo về sự tham gia của Arnstein ở mức 3 và 4 - mức cung cấp thông tin và tham vấn. Cung cấp thông tin và tham vấn trong trƣờng hợp này là một hình thức tham gia mà ở đó ngƣời dân đƣợc hỏi ý kiến về mức độ khả thi và tính hữu dụng của các công trình, dự án sẽ đƣợc triển khai thực hiện trên địa bàn. Ở mức độ 3, sự tham gia của ngƣời dân trong các cuộc họp là một kênh cung cấp thông tin quan trọng để các nhà quản lý địa phƣơng xác định các kế hoạch phát triển cụ thể. Việc tuyên truyền ở thôn đƣợc ngƣời dân thực hiện theo phƣơng cách d t dây , nghĩa là một ngƣời có thể thông tin đến ngƣời thân và bạn bè của mình đối với những gì mà họ biết về XDNTM. Tƣơng tự, khi tham gia ở mức độ 4 ngƣời dân Tân Mỹ trở thành đối tƣợng chủ yếu trong phạm vi cho phép để cơ quan quản lý và các nhà lãnh đạo địa phƣơng ban hành các quyết định chính trị hay kế hoạch phát triển một cách hợp thức hơn là một kênh tham vấn chính thức. Sự tham gia của cộng đồng vào thảo luận, lập kế hoạch phát triển ở bất cứ địa phƣơng nào trong quá trình XDNTM đƣợc coi là bƣớc khởi đầu cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh văn hóa và xã hội Việt Nam, sự hạn chế về trình độ, hiểu biết và những ràng buộc về lợi ích của các chủ thể tham gia ở cộng đồng cũng nhƣ sự giới hạn có chủ ý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với sự tham gia của ngƣời dân gần nhƣ đã trở thành những rào cản mà các bên khó có thể vƣợt qua.

Có thể có những lý giải khác nhau về sự tham gia của cộng đồng nhƣng theo tôi, sự tham gia của cộng đồng ở Tân Mỹ trong hoạt động tuyên truyền, thảo luận về kế hoạch xây dựng NTM chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin và tham vấn

(mức độ 3 và 4 theo thang đo của Arnstein) bởi xuất phát từ lý do rất cơ bản là lâu nay còn tồn tại một kiểu tƣ duy và phong cách làm việc có tính rập khuôn của chính quyền cấp xã, thôn: thực thi nghĩa vụ công vụ thông qua mệnh lệnh hành chính thay vì phải phối hợp, cộng tác và tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân. Nhƣng trong XDNTM nói chung và ngay từ bƣớc lập kế hoạch dƣờng nhƣ các chủ thể đều muốn thực thi quyền lực, trong đó các thành phần thuộc bộ máy chính quyền hoặc đƣợc bảo trợ bởi chính quyền cố gằng giành về mình đƣợc lợi ích tối đa (kể cả lợi ích vật chất và các mối quan hệ tồn tại nhƣ một dạng của vốn xã hội). Trong một cơ chế nhƣ vậy, tình cảnh của những ngƣời làm việc trong bộ máy chính quyền ở cấp xã, thôn bị đặt vào thế m c kẹt hoặc sự đã rồi khi phải giải trình những kiến nghị của ngƣời dân. Và hầu nhƣ họ không thể cất lên tiếng nói của mình hoặc nếu có thì khó có thể đƣợc chấp nhận ở cấp cao hơn. Điều này đƣợc thể hiện ở việc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố đã thuê một công ty về lập bản đồ quy hoạch của xã thay vì để chính quyền và ngƣời dân đƣợc cùng tham gia lập quy hoạch. Từ đó đã dẫn đến một số sai lệch rất cơ bản, chẳng hạn có một số diện t ch đất nằm trong quy hoạch là khu nghĩa trang nhƣng trên thực địa đó lại là đất ở dân cƣ nh H - Cán bộ, tài liệu phỏng vấn ngày 15/10/2015).

Mức độ hạn chế của sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực này còn xuất phát từ một dạng thức tâm lý rất phổ biến trong xã hội nông thôn Việt Nam là: việc của làng, của xã đã có cán bộ lo và họ hƣởng lƣơng nên họ phải lo cho dân là đúng, không ai dại gì ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng . Điều này lý giải vì sao ngƣời dân chƣa thực sự nhiệt tình tham gia các cuộc họp thôn hoặc nếu có tham gia thì việc đóng góp ý kiến đối với họ có vẻ nhƣ chỉ mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 53 - 56)