Cộng đồng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật và xây dựng, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 56 - 60)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Mức độ và phạm vi tham gia

3.2.2. Cộng đồng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật và xây dựng, phát triển

triển các mô hình sản xuất, kinh doanh

Trong XDNTM, những hoạt động nhƣ tập huấn khoa học kỹ thuật và phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống của ngƣời dân. Hoạt động này g n liền với đời sống của cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ tác động trực tiếp đến sự phát triển chung của địa phƣơng nên thu hút

đƣợc sự tham gia của nhiều bên với nguồn lực không nhỏ. Các lớp tập huấn do chủ nhiệm các hợp tác xã đứng ra tổ chức cùng với sự trợ giúp đáng kể của các ban, ngành trong huyện và thành phố. Thông qua việc tham gia các lớp tập huấn đó đã giúp ngƣời nông dân nâng cao đƣợc năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất: Nói chung làm theo hƣớng dẫn cũng thấy có nhiều thay đổi, nhƣ trồng lúa năng suất cao hơn Bà V - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 12/9/2015). Hay nhƣ chia sẻ của một ngƣời thƣờng xuyên tham gia các lớp tập huấn:

Tôi tham gia các lớp tập huấn do Hội phụ nữ xã tổ chức. Khi đi học về cũng thực hành ngay trên thửa ruộng nhà mình, mục đ ch là để trồng rau cho an toàn. Đi học về mới biết đƣợc là sau khi bón đạm phải để 7 đến 10 ngày sau mới đƣợc hái. Trồng rau để ăn hay bán tôi đều làm thế cả cho nên rau của tôi chỉ bán ở xung quanh đây cũng hết không phải đem vào chợ mà lại còn đ t hơn nữa Bà - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 11/9/2015).

Nhƣ vậy, rõ ràng nếu ngƣời nông dân đƣợc trang bị tốt kiến thức khoa học kỹ thuật sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích về hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi sinh và bƣớc đấu hình thành tƣ duy về một nền nông nghiệp sạch. Nhƣng điều quan trọng hơn cả là nhận thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và sử dụng các mặt hàng nông sản sao cho đảm bảo an toàn và chất lƣợng của ngƣời nông dân đã thay đổi so với trƣớc đây. Có thể coi đây là lợi ích lớn nhất không phải chỉ thuộc về riêng những ngƣời tham gia các lớp tập huấn mà còn là lợi ích chung của cả cộng đồng.

Việc tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh chủ yếu do chính quyền xã và thôn đứng ra lo liệu với hình thức tổ chức thành lập các hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện của các xã viên. Ban chủ nhiệm các hợp tác xã do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã ra quyết định thành lập. Những ngƣời này có trách nhiệm trong mọi hoạt động của hợp tác xã từ chuẩn bị mặt bằng, vay vốn đầu tƣ, mua cây con giống, quy cách chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và trả lƣơng cho công nhân cũng nhƣ chia lợi tức cho các cổ đông nếu có. Để có đủ mặt bằng hoạt động, ban chủ nhiệm các hợp tác xã phải tiến hành thƣơng thảo với các hộ gia đình có ruộng nằm trong vùng quy hoạch để họ đồng ý cho hợp tác xã thuê lại với mức giá do hai bên

thành phố hỗ trợ. Mặc d danh nghĩa là hợp tác xã, nhƣng trên thực tế các Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh (xem Phụ lục 7: Ảnh 1, Ảnh 2) hay Hợp tác xã sản xuất rau an toàn (xem Phụ lục 8: Ảnh 1, Ảnh 2) vận hành dƣới dạng những công ty cổ phần. Theo đó, mỗi cổ đông khi tham gia phải đóng góp một khoản nhất định để làm vốn ban đầu và duy trì hoạt động của hợp tác xã. Nếu các cổ đông góp vốn mà không trực tiếp tham gia sản xuất thì ban chủ nhiệm sẽ thuê nhân công làm việc và trả công theo tháng. Lợi nhuận thu đƣợc sau khi hợp tác xã đã hạch toán cụ thể và một phần trong đó đƣợc chia cho các cổ đông đƣợc gọi là lợi tức. Việc chia lợi tức đƣợc thực hiện theo mức đóng góp vốn của các cổ đông. Chẳng hạn, ở Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh:

Có 34 cổ đông, mỗi cổ đông đóng góp một mức nhất định, ngƣời thấp nhất là 5 triệu, ngƣời nhiều nhất là 300 triệu, ngƣời góp nhiều sẽ đƣợc hƣởng lợi tức nhiều hơn ngƣời đóng góp t Ông N - Cán bộ, tài liệu phỏng vấn ngày 11/9/2015)

Ngoài việc tham gia vào các mô hình sản xuất nêu trên, ngƣời dân đã chủ động đầu tƣ nguồn vốn để mở các xƣởng làm nghề mộc đem lại nguồn thu không nhỏ. Trong đó có 15 xƣởng làm nghề mộc dân dụng, sản xuất các mặt hàng nhƣ bàn, ghế, giƣờng, tủ… (xem Phụ lục 9: Ảnh 1); 32 xƣởng kh c hoa sen gỗ, mỗi xƣởng có từ 15 đến 20 nhân công làm việc trong đó xƣởng của gia đình ông B i Đình Sáng có đến 50 nhân công làm việc (xem Phụ lục 9: Ảnh 2) (Anh T – Cán bộ, tài liệu phỏng vấn ngày 14/9/2015).

Điều đáng chú ý là các mô hình sản xuất, kinh doanh do chính quyền thành lập lại thu hút đƣợc t ngƣời dân Tân Mỹ tham gia hơn là các mô hình do ch nh ngƣời dân khởi tạo. Hoặc nếu có thì sự tham gia đó thƣờng diễn ra theo phong trào, trình diễn hơn là với tƣ cách một tác tố tham gia vào sự phát triển của cộng đồng. Điều đó xuất phát từ một thực tế là, các mô hình dƣới sự điều hành, quản lý của chính quyền địa phƣơng luôn hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận không cao nên thu nhập của ngƣời lao động thấp. Trong khi ngƣời dân tỏ ra thờ ơ với những mô hình sản xuất đặt dƣới sự dẫn d t của chính quyền thì bản thân họ lại tự tìm kiếm cho

mình những cách thức làm ăn đem lại nguồn thu ổn định, tƣơng đối dồi dào và thu hút đƣợc nhiều lao động tham gia. Việc ra đời và hoạt động của các xƣởng mộc của ngƣời dân ở Tân Mỹ là một minh chứng cho điều đó. Xét về bản chất đây cũng ch nh là những hoạt động của ngƣời dân tham gia XDNTM. Vậy nên, khi vận dụng thang đo của Arnstein vào sự tham gia của ngƣời dân trong hoạt động này cần phân định rõ nếu ngƣời dân tham gia vào các mô hình sản xuất, kinh doanh của chính quyền chỉ dừng lại mức độ 2 - Trị liệu/Tâm lý (là liệu pháp tác động vào tƣ tƣởng, tập quán, thói quen để ngƣời tham gia bƣớc đầu có nhận thức cụ thể về vị trí, vai trò của mình). Thực chất tham gia ở mức độ này chỉ là để cho có còn trên thực tế số lƣợng ngƣời dân tham gia đóng góp cổ phần cũng nhƣ làm việc trong các hợp tác xã còn quá ít so với yêu cầu đặt ra. Chính vì thế các hợp tác xã không thể thu gom đƣợc ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất do ngƣời dân không chịu hợp tác, thậm chí còn vấp phải sự phản đối từ phía những ngƣời có ruộng nằm trong vùng quy hoạch.

Nếu là các mô hình sản xuất, kinh doanh do ch nh ngƣời dân lập ra thì sự tham gia đó đã đạt đến mức độ 6 - Cộng tác (mức độ trao quyền cho công dân) hoặc có thể ở mức cao hơn. Với nghề thủ công truyền thồng kết hợp với vị trí thuận tiện về giao thông (nằm cách Quốc lộ số 6 khoảng 2km), ngƣời dân Tân Mỹ đã không gặp khó khăn gì trong việc giao thƣơng, trao đổi hàng hóa và vận chuyển nguyên vật liệu. Ngoài các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng từ gỗ làm ăn có hiệu quả, trên địa bàn còn có một số doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác nhƣ vật liệu xây dựng, đồ điện dân dụng… Các mô hình này không chỉ giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập cho một số lƣợng lớn lao động nông thôn vốn rất nhàn rỗi mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực về mặt xã hội rõ rệt. Đó là thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh của ngƣời dân (anh em, họ hàng, hàng xóm) nó giúp cho việc củng cố các mối quan hệ trong gia đình đến dòng họ và cả cộng đồng làng, xã. Những ngƣời trong cùng mạng lƣới có cơ hội tận dụng các mối quan hệ nhƣ một nguồn vốn xã hội phong phú để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác làm ăn với các đối tác khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 56 - 60)