Cộng đồng tham gia giám sát việc thực hiện các chƣơng trình, dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 61 - 65)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Mức độ và phạm vi tham gia

3.2.4. Cộng đồng tham gia giám sát việc thực hiện các chƣơng trình, dự án

trong xây dựng mô hình nông thôn mới

Giám sát là hoạt động không thể thiếu nhằm góp phần giúp cho quá trình thi công đúng tiến độ và bảo đảm chất lƣợng các công trình xây dựng. Hoạt động giám sát đƣợc thực hiện từ khi b t đầu thi công công trình cho đến lúc hoàn thành. Cộng đồng dân cƣ ở nơi thi công công trình là bộ phận đông đảo và trực tiếp hƣởng lợi,

Nhƣng không phải bất cứ ngƣời dân nào cũng có khả năng và điều kiện tham gia vào hoạt động này, bởi vì theo một ngƣời dân trong thôn cho biết:

Khi họp dân ngƣời ta cử chứ có phải tự mình tham gia đƣợc đâu. Ngƣời ta nhìn anh phải có cái điều kiện nhàn rỗi, cái thứ hai anh phải có trình độ n m đƣợc kỹ thuật thì ngƣời ta mới cử Bà Th - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 12/9/2015).

Nhƣ thế, hoạt động giám sát sẽ do những ngƣời đại diện cho cộng đồng thực hiện. Chính vì thế ban giám sát của cộng đồng đã đƣợc lập ra để thực hiện nhiệm vụ giám sát các công trình xây dựng nông thôn mới. Ở xã, ngoài Ban giám sát XDNTM do ông chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã làm trƣởng ban, còn có Ban giám sát của cộng đồng do ông cán bộ phụ trách văn hóa xã làm trƣởng ban. Thành viên của Ban đƣợc triệu tập từ những ngƣời đại diện ở các thôn. Ở cấp thôn đƣợc gọi là Tổ giám sát của cộng đồng do ngƣời dân trong thôn lựa chọn và cử ra để giám sát việc thực hiện các công trình xáy dựng trên địa bàn thôn đó. Thành viên Tổ giám sát của thôn gồm có:

Một ngƣời của hội nông dân, một ngƣời của hội cựu chiến binh, một ngƣời trong hội ngƣời cao tuổi và hội phụ nữ một ngƣời đƣợc cử ra để theo dõi, giám sát chứ không để cho các anh tự ý làm đƣợc. Các anh tự ý làm thì mới a bê sê với nhau đƣợc làm sai quy cách, ăn bớt vật liệu hoặc mua vật liệu kém chất lƣợng - TG , nhƣng có giám sát cộng đồng rồi thì anh cứ theo quy định mà làm Bà V - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 11/9/2015).

Các thành viên trong Tổ giám sát của cộng đồng ở các thôn có thể đƣợc mời tham gia vào hoạt động giám sát các công trình ở xã nếu Ban giám sát cộng đồng cấp xã có yêu cầu. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào tiến độ thi công và đặc biệt là chất lƣợng công trinh:

V dụ nói nôm na nhƣ là ba cát một xi (tỷ lệ trộn cát với xi măng - TG) thì mình giám sát cho ngƣời ta phải xây nhƣ thế không ngƣời ta lại cho năm cát một xi thì công trình nó không đƣợc đảm bảo. Với cả hôm nay làm hết bao nhiêu vật liệu, phải nhận thêm về bao nhiêu và chất lƣợng ra sao thì mình cũng phải giám sát Ông S - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 12/9/2015).

Có thể thấy rằng, vai trò của ngƣời giám sát có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo chất lƣợng công trình. Ch nh vì liên quan đến chất lƣợng công trình nên những tiêu chí về năng lực và phẩm chất của các thành viên tham gia giám sát là không thể thiếu. Đối với những ngƣời này, ngoài trình độ hiểu biết chuyên môn về kỹ thuật đòi hỏi phải có tinh thấn trách nhiệm cao trong công việc. Bởi vì trong trƣờng hợp đơn vị thi công làm sai quy cách thiết kế ban đầu hoặc sử dụng vật liệu kém chất lƣợng, nếu ngƣời giám sát không trực tiếp có mặt ở thời điểm đó hoặc cố tình bỏ qua thì không những sẽ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng của toàn bộ công trình mà còn gây ra những hậu quả khác. Chia sẻ sau đây của một ngƣời đã từng tham gia giám sát các công trình ở địa phƣơng cho thấy r điều đó:

Trong quá trình giám sát có hai lần tôi b t gặp đơn vị thi công sử dụng vật liệu kém. Đó là công trình làm máng tiêu nƣớc ở khu vực đìa chợ Thụy Hƣơng (TG), đơn vị thi công sử đụng gạch loại B để xây dựng. Ngay lúc đó tôi đã trực tiếp báo cáo lên Ban quản lý xã và cùng với xã yêu cầu họ tạm dừng thi công để tìm cách xử lý số gạch. Sau đó họ phải chấp nhận đƣa mấy vạn gạch loại B xuống làm lót nền chứ không đƣợc xây bờ k . Hay nhƣ công trình xây dựng khu nhà hiệu bộ trƣờng cấp hai cũng vậy, đơn vị thi công sử dụng loại gạch kém chất lƣợng, tôi cũng yêu cầu họ phải đƣa đi (Ông V - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 11/9/2015).

Không chỉ dừng lại ở đó, trong quá trình giám sát, các thành viên có thể đề xuất những giải pháp nhằm điều chỉnh thiết kế và thi công sao cho hợp lý:

Tôi giám sát công trình đìa chợ dài khoảng 120m kênh mƣơng, máng rộng 2,5m, toàn bộ chiều dài chỉ có một cây cầu b c qua cho dân đi lại. Sau đó tôi đề xuất xây thêm một cái nữa mặc dù trong thiết kế không có nhƣng ý kiến của tôi cũng đƣợc chấp nhận và thực hiện Ông V - Ngƣời dân, tài liệu phỏng vấn ngày 11/9/2015).

Tuy vậy, không phải ai tham gia hoạt động giám sát cũng hết lòng vì công việc, vì bên cạnh những ngƣời tích cực:

Cũng có ngƣời còn lơ là. Vì giám sát cộng đồng là tự nguyện nên hầu nhƣ không đƣợc trả thù lao hoặc nếu có thì không đáng kể. Và hơn nữa một số

ngƣời tham gia giám sát lại có ngƣời nhà đang trực tiếp thi công công trình đó nên họ còn nể nang, ngại bị va chạm với ngƣời thân, ngƣời nhà của minh. Có ngƣời khi đƣợc cử thì họ nhận lời nhƣng chỉ làm cho qua chuyện (Ông T - Cán bộ, tài liệu phỏng vấn ngày 14/9/2015).

Giám sát là công việc tốn khá nhiều thời gian trong khi thù lao lại không đáng kể, do đó nếu không xuất phát từ lợi ích của cộng đồng và trách nhiệm cá nhân thì những thành viên tham gia giám sát khó có thể thực hiện một cách trọn vẹn nhiệm vụ đƣợc giao. Trong trƣờng hợp này lợi ích của cộng đồng đã xung đột với lợi ích của một nhóm hay một bộ phận cụ thể, và giải pháp bỏ qua lợi ích của cộng đồng để bảo vệ, duy trì lợi ích của những ngƣời trong mạng lƣới của mình đã đƣợc những ngƣời đại diện cho cộng đồng lựa chọn. Thực tế khi đó họ không còn và không thể đại diện cho cộng đồng mặc dù về danh nghĩa cộng đồng đang cử họ tham gia. Không chỉ ở nông thôn mà trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, những mối quan hệ huyết thống, thân tộc là một mạng lƣới khá bền chặt và thƣờng có trọng lƣợng chi phối các mối quan hệ khác. Bởi vì nhờ những quan hệ kiểu này có thể đem lại cho những ngƣời trong mạng lƣới nhiều lợi ích thậm ch thay đổi số phận của không t cá nhân và gia đình.

Giám sát các công trình nói riêng cũng nhƣ những lĩnh vực hoạt động khác của quá trình XDNTM nói chung nếu có nhiều chủ thể tham gia thì hiệu quả và tính bền vững sẽ đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên nếu không có cơ chế chặt chẽ và việc trao quyền hay phân công, phân cấp giám sát không cụ thể sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc . Thực tế này tồn tại khá phổ biến khi triển khai các chƣơng trình, dự án ở nhiều địa phƣơng. Hơn nữa, không phải bất cứ ngƣời dân nào cũng có đủ khả năng và điều kiện tham gia giám sát mặc dù họ có quyền thực hiện công việc đó. Vì thế, hoạt động tham gia giám sát ở Tân Mỹ tập trung vào một số cá nhân đại diện cho cộng đồng. Tuy vậy, khi đối chiếu với thang đo của Arnstein thì sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động giám sát nhƣ đã trình bày ở trên đạt ở mức độ 5 – Xoa dịu là biểu hiện của mức độ tham gia trong đó ngƣời dân đƣợc đƣa ra ý kiến (mức độ có dấu hiệu của sự tham gia) và mức độ 6 – Cộng tác là mức

tham gia mà công dân có thể hợp tác, đàm phán, tranh luận và thỏa thuận với những ngƣời n m quyền lực. Trong điều kiện địa phƣơng thực hiện xây dựng nhiều công trình vào cùng một thời điểm nên ngoài Ban giám sát cộng đồng ở xã và thôn thì bất cứ ngƣời dân nào cũng có thể tham gia giám sát. Và trên thực tế cũng có nhiều ngƣời dân đã trực tiếp góp ý với đơn vị thi công tại ch nh nơi công trình đang xây dựng mà không cần có sự huy động của các cấp chính quyền. Nếu so với việc tham gia thảo luận lập quy hoạch ở nhiều hạng mục có thể ngƣời dân chƣa đồng tình nhƣng vẫn phải biểu quyết thông qua thì trong giám sát, công trình đang đƣợc xây dựng trên địa bàn của họ và chính họ là ngƣời sử dụng nên không dễ gì họ bỏ qua cho những thiếu sót hoặc sai lệch. Phát hiện ra điều đó tham gia ở mức độ 5 nhƣng có lên tiếng để góp ý, tranh luận hay không thì số đông ngƣời dân lại nhƣờng vai trò này cho những ngƣời có trách nhiệm cao hơn mình, đó là những thành viên của Ban giám sát cộng đồng (tham gia ở mức độ 6 . Tuy chƣa thể huy động đƣợc sự tham gia giám sát của cả cộng đồng và bản thân mỗi thành viên Ban giám sát cộng đồng không thể giám sát đƣợc cùng lúc hàng loạt công trình trên địa bàn nhƣng ch nh tinh thần trách nhiệm cao của số đông cá nhân đƣợc cộng đồng cử ra giám sát đã góp phần giúp cho hầu hết các công trình xây dựng trên địa bàn xã và thôn diễn ra đúng tiến độ và bảo đảm chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 61 - 65)