Có cơ chế để ngƣời dân thực hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 79 - 83)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

4.2.3.Có cơ chế để ngƣời dân thực hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông

4.2. Một số phân tích mang tính gợi ý chính sách

4.2.3.Có cơ chế để ngƣời dân thực hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông

thôn mới

Mô hình nông thôn mới là mô hình đƣợc xây dựng dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng và ngƣời dân địa phƣơng, lấy ngƣời dân làm trung tâm để xây dựng chính sách, quy hoạch, triển khai thực hiện nhằm hƣớng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân. Để ngƣời dân thực sự phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, cần phải tiếp tục thực hiện những nội dung sau:

Cần xác định ngƣời dân là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho họ đƣợc tham gia từ đầu và liên tục vào đề án, bởi ngƣời dân là ngƣời am hiểu rõ nhất nơi họ sinh sống, lao động và họ sẽ là ngƣời thụ hƣởng thành quả của xây dựng nông thôn mới. Ngƣời dân đƣợc quyền bàn bạc và quyết định lựa chọn các hạng mục ƣu tiên triển khai khi xây dựng đề án, đƣợc quyền quyết định mức đóng góp cho các hạng mục công trình. Nhƣ vậy, ngƣời dân không chỉ đƣợc quyền tự quyết định mà còn phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi tham gia đề án.

Phát huy cao độ sự tham gia của ngƣời dân, trong đó chú trọng khuyến khích khu vực tƣ nhân phát triển. Đầu tƣ vào các hoạt động kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn. Phải xác định r đầu tƣ cho khu vực nông thôn không chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng mà còn chú trọng phát triển sản xuất, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, phát triển thông tin, tìm kiếm thị trƣờng đầu vào và đầu ra cho các mặt hàng nông sản, chăn nuôi. Khuyến kh ch ngƣời dân chủ động tìm kiếm, giới thiệu và tham gia huy động các nguồn đầu tƣ từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời, có chính sách khuyến kh ch, khen thƣởng, ghi nhận sự đóng góp đối với cá nhân hoặc tổ chức cho xây dựng nông thôn mới.

Các hoạt động nhƣ hỗ trợ đào tạo, tập huấn cần g n với các mô hình sản xuất hiệu quả, giúp ngƣời dân đƣa ra các quyết định linh hoạt, hợp lý trong sản xuất, tiến

tới thiết lập chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Khi đạt đƣợc thành quả, ngƣời dân sẽ có động lực, sẵn sàng chủ động tham gia vào các hoạt động của cộng đồng làng xã.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động và khuyến kh ch để ngƣời dân hiểu xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của dân. Nhà nƣớc đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngƣời dân phát huy vai trò của mình, chính quyền địa phƣơng là cầu nối giữa ngƣời dân và Nhà nƣớc trong quá trình xác định, thực thi một cách tốt nhất nhu cầu, nguyện vọng của dân và thấy rõ lợi ích, trách nhiệm khi tham gia xây dựng nông thôn mới.

4.2.4. Phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

V phát tri n s n xu t, c i thi n và nâng cao thu nhập cho ngư i dân:

Cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời dân phải là lựa chọn ƣu tiên trong xây dựng nông thôn mới, bởi thu nhập của ngƣời dân đƣợc cải thiện, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao thì các tiêu chí khác của nông thôn có thể đạt đƣợc một cách hiệu quả và thực chất. Thực tế ở địa phƣơng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sang công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ là một nhiệm vụ không dễ và cần có thời gian. Do đó, cần xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo ở địa phƣơng t nhất vào thời điểm này và vấn đề phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập ngƣời dân căn bản dựa trên nền tảng sản xuất và khai thác lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng nhất là trong điều kiện khu vực nông thôn đang thiếu lao động nhƣ hiện nay. Lựa chọn ƣu tiên của xã phải tập trung vào cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp nhƣ dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại hạ tầng sản xuất và quy hoạch lại sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm để sản phẩm làm ra đảm bảo có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất theo hƣớng hiện đại, tăng cƣờng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện và môi trƣờng

thuận lợi để hình thành và phát triển kinh tế trang trại, HTX và doanh nghiệp nông thôn, nhất là doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản, cơ kh hóa, điện khí hóa nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, liên doanh, hợp đồng cung ứng vật tƣ và tiêu thụ nông sản cho nông dân và HTX.

Nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận với nền sản xuất hiện đại. Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo đột phá về năng suất, chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hƣớng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thƣơng hiệu cho những loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có hiệu quả kinh tế cao.

Từ thực tế chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phƣơng cho thấy, có thể đạt đƣợc tiêu chí này một cách phù hợp, hiệu quả và thực chất trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất và phát triển kinh tế của địa phƣơng. Cụ thể, cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng nội ngành, chẳng hạn muốn khai thác thế mạnh, tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, thì cần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất sản phẩm có giá trị thấp, công nghệ thấp sang sản xuất sản phẩm có giá trị cao, công nghệ cao; từ sản xuất không g n với chế biến sang sản xuất g n với chế biến và chuỗi thƣơng mại để nâng cao giá trị tăng thêm trên ngành hàng; đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, phá thế độc canh trồng trọt, phát triển dịch vụ, công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ g n với sản xuất nông nghiệp tại chỗ.

Phát tri n các hình thức tổ chức s n xu t ở ị phương

Cần xây dựng, tuyên truyền và giới thiệu các mô hình kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Ƣu tiên nhƣ cấp đất, cho vay vốn, hỗ trợ thông tin đầu tƣ phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, HTX, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hƣớng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn.

Phát triển kinh tế trang trại bằng việc chuyên môn hóa nghề nông, hỗ trợ các hộ làm nông nghiệp làm ăn không hiệu quả hoặc thu nhập thấp do đất ít, vốn t… sang các ngành nghề phi nông nghiệp (bằng cách hỗ trợ đào tạo nghề, cho vay vốn

Phát triển kinh tế hộ chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp theo sản xuất quy mô lớn. Tạo điều kiện cho câc hộ nông dân chuyên nghiệp dồn điền đổi thửa, cho thuê đất, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đƣa sản xuất trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cƣ, hình thành các v ng chuyên canh hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Ƣu tiên khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, tổ chức hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết phối hợp các hộ gia đình, các trang trại, các hộ tiểu thƣơng nhỏ lẻ trong nông thôn, giúp tăng cƣờng quy mô sản xuất, đổi mới và nâng cao chất lƣợng quản lý vật dụng đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; tăng cƣờng liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trƣờng. Hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ, đào tạo và nâng cao trình độ cho ngƣời lao động, tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại và các dự án phát triển nông thôn; HTX phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Môi trƣờng thuận lợi ở đây là ch nh quyền cần điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, khu công công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu vực chăn nuôi hiện có ở địa phƣơng theo hƣớng hợp lý và hiệu quả, cho thuê đất đai, cho vay vốn, đào tạo, cung cấp thông tin, hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Có nhƣ vậy mới có thể phát triển mạnh và đầy đủ các loại hình sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng các chƣơng trình bảo tồn và phát triển các làng nghề hiện có nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, g n phát triển kinh tế với các dịch vụ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ( trường hợp thân tân mỹ, xã thụy hương, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 79 - 83)