Lý thuyết lực hút và lực đẩy (Push and pull factors)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 30 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Lý thuyết lực hút và lực đẩy (Push and pull factors)

Từ năm 1885 E.G. Ravenstein đã xây dựng lý thuyết xã hội học về di cư trên cơ sở nghiên cứu trào lưu di cư từ nông thôn ra đô thị ở nước Anh. Từ đây ông đặt những cơ sở đầu tiên cho lý thuyết nghiên cứu xã hội học về di cư. Lý thuyết này được phát triển và thể hiện dưới các quy luật có liên quan đến quy mô dân số và khoảng cách di dân.

Theo [2, tr.45] thì nội dung chính của thuyết di dân Ravenstein là quy mô di dân tỷ lệ thuận với số dân gốc nơi người dân ra đi. Trong một quốc gia, những người dân gốc thành phố di dân ít hơn những người gốc nông thôn, nữ giới di dân với khoảng cách ngắn hơn nhiều so với nam giới, di dân diễn ra theo từng giai đoạn, và động lực chính của di dân là kinh tế và hướng di chuyển cơ bản là từ vùng sâu, vùng xa vào thành phố lớn. Như vậy có thể thấy Ravenstein đã nhấn mạnh đến kinh tế như một nhân tố thúc đẩy di dân từ nông thôn ra đô thị. Động lực di dân giữa các khu vực chính là do trình độ phát triển, bởi tiến trình phát triển thương mại giữa các khu vực đã tạo ra sự khác biệt giữa các khu vực, quốc gia với nhau.

Đến những năm 1950 một lý thuyết mới về di cư được Hawley nêu ra, trong đó nhấn mạnh yếu tố áp lực đất nông nghiệp đối với di cư. Theo ông, đất nông nghiệp được coi là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các di cư không ngừng trong lịch sử. Dân số càng cao sẽ làm giảm mức đất nông nghiệp bình quân lao động, do vậy làm giảm mức cung cấp lương thực và làm việc tại địa phương. Đây chính là những yếu tố “đẩy” và “hút” chủ yếu thúc đẩy di dân từ nơi có mật độ dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp. Ơng cũng cho rằng sự khác biệt về mức lương giữa các khu vực thành thị và nông thôn đã khuyến khích di cư từ nơng thơn ra đơ thị [24, tr.55].

Năm 1966, Everets Lee đã xây dựng lý thuyết về “lực hút” và lực đẩy trên cơ sở tóm tắt quy luật di dân và phân loại các nhóm chủ yếu ảnh hưởng đến q trình di dân. Theo ơng có 4 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến q trình di dân, đó là: (1) nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân (origin); (2) nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của người di cư (migration’s destination); (3) nhóm

những trở ngại, trở lực giữa nơi xuất phát và nơi đến mà người dân phải trải qua, gọi là nhóm trung gian (intervening obstacles); (4) nhóm những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của di cư [31, tr.38]. Mỗi địa điểm, nơi đến và nơi đi đều có những ưu điểm và hạn chế như thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khí hâu… sẽ được người di cư cân nhắc. Các yếu tố đất đai, tài ngun, khí hậu, mơi trường sống thuận lợi, cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm thêm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện cuộc sống, mơi trường văn hóa xã hội tốt thường là những lực hút đối với người quyết định di cư. Ông cũng chỉ ra rằng những thành phố, những địa điểm sống mới có sự hấp dẫn đối với những người chưa có cơ hội thấu hiểu, nó được coi như một bí ẩn cũng khiến cho nhiều bộ phận giới trẻ di cư. Lực đẩy tại các vùng chuyển đi là do điều kiện sống khó khăn, khó kiếm việc làm, thiên tai bệnh dịch, đất canh tác ít, khơng có vốn để đảm bảo cuộc sống, nơi ở cũ bị giải tỏa, di dời, tác động của chính sách điều chuyển lao động [2, Tr.47]. Có thể thấy rằng những yếu tố khó khăn tại nơi xuất cư là yếu tố đẩy người di cư đến những nơi có yếu tố hút người di cư. Như vậy, có thể thấy rằng các yếu tố tạo ra lực hút và lực đẩy chủ yếu tập trung vào yếu tố kinh tế và điều kiện sống. Đó là những nguyên nhân chính khiến cho người di cư tìm đến những nơi có điều kiện kinh tế thuận lợi, có thể giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn.

Đến thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Harris Todaro đã có những nghiên cứu về làn sóng di cư từ nơng thơn ra đô thị, tập trung vào các nước đang phát triển. Ông chỉ ra rằng ở những khu vực thiếu lao động, lao động có mức lương cao thu hút dòng người di cư đến từ những nơi có thu nhập thấp. Di cư trong quá trình phát triển kinh tế là điều tất yếu. Nó gắn với tình trạng chênh lệch trong phát triển kinh tế xã hội giữa các khu vực. Như vậy cũng có thể thấy rằng Harris Todora cũng nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế như một nhân tố quan trọng nhất để tạo ra những dòng di cư [55, tr.79].

Các lý thuyết di cư tiếp cận theo hướng phân tích các lực hút và lực đẩy cũng cho thấy nguồn gốc của di cư theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Những khu vực có điều kiện khó khăn về kinh tế, thu nhập, điều kiện sống là nhân tố “đẩy” những người ở khu vực này đến khu vực có những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho cuộc sống của họ hơn. Những nơi thiếu lao động, có thu nhập cao, cơ sở vật chất hạ tầng

tốt là nhân tố “hút” người di cư đến. Các yếu tố về kinh tế, về lợi ích là những nhân tố chiếm ưu thế cho các quyết định di cư của người di cư.

Trong nghiên cứu trường hợp di cư lao động xuyên biên giới của tôi, lý thuyết lực hút và lực đẩy trong di cư của Everett sẽ được vận dụng để giải thích trào lưu di cư lao động xuyên biên giới của người Ngái ở xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Để tiếp cận động cơ di cư, tôi tạm thời đưa ra một số giả thuyết để thu thập thông tin như sau:

- Đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, mức sống thấp, tình trạng thiếuviệc làm hoặc việc làm không ổn định, thường xuyên phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp theo mùa vụ đã đẩy nhóm cư dân Ngái tham gia vào dòng di cư lao động xuyên biên giới.

- Bên kia biên giới, ở các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) các nơng lâm trường và cơng xưởng mọc lên nhanh chóng sau cải cách kinh tế đã tạo ra một thị trường lao động mới với nhu cầu nhân công rất lớn trong khi lao động địa phương không đủ để đáp ứng, đặc biệt là loại hình cơng việc lao động khơng cần kỹ thuật mà chủ yếu là lao động phổ thông. Thực tế, khu vực này đã trở thành một mảnh “đất hứa”, ở đó có nhiều việc làm, thu nhập cao hơn thị trường lao động Việt Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi thu hút người lao động di cư xuyên biên giới.

- Ngồi ra, các yếu tố khác như hơn nhân, quan hệ thân tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc tộc người cũng góp phần làm tăng động cơ di cư của người Ngái.

Để thu thập thông tin làm rõ giả thuyết trên, tôi sẽ tập trung đào sâu một số vấn đề sau:

- Làm rõ điều kiện việc làm, lao động, điều kiện sống tại nơi đi để thấy được lực đẩy những người di cư ra đi và tìm hiểu về điều kiện làm việc, chế độ lương bổng, ưu đãi, những thuận lợi tại bên kia biên giới để thấy được lực hút người di cư ra đi.

- Tập trung vào các yếu tố thuận lợi (các hình thức mơi giới, các quan hệ xã hội mạng lưới xã hội, các yếu tố tộc người, dịng họ, ngơn ngữ) cũng như các yếu tố

khơng thuận lợi (hình thức di chuyển, cách thức làm việc, chế độ đãi ngộ của lao động của chủ, các hình thức gửi tiền về nước…)

- Làm rõ các yếu tố về lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp… để thấy rõ hơn về động lực di cư và sự khác biệt theo nhóm lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)