Quản lý lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 92 - 95)

CHƢƠNG 3 VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ

3.1. Trồng và thu hoạch mía

3.1.2. Quản lý lao động

Những người chủ lao động tại các đồn điền mía thường chủ yếu là những người nói tiếng Choang và tiếng Pạc Và là chủ yếu, người Ngái chiếm tỷ lệ ít hơn. Chính vì vậy những người Ngái có nhiều thuận lợi trong việc giao tiếp với chủ. Đối với các nhóm lao động thì người đứng đầu nhóm có vai trị quan trọng nhất khi họ

là người trực tiếp đứng ra giao dịch với chủ, nếu trong một nhóm có người nào đó không thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào để giao tiếp với chủ mìa thì đó cũng khơng phải là vấn đề lớn. Người Ngái sống xen kẽ với cộng đồng người Tày, Nùng nên một số người có thể nói được một chút hoặc có thể nghe được tiếng Choang. Tiếng Pạc Và gần giống với tiếng Khách, những người Khách có thể giao tiếp một cách dễ dàng hơn, những người Ngái sống với nhóm người Khách đã lâu, họ cũng có thể hiểu và sử dụng tiếng Khách trong giao tiếp ở mức độ cơ bản. Vì vậy việc giao tiếp với các chủ lao động thường khá dễ dàng với người lao động. Ông S chi sẻ rằng: “Mình biết nói biết nghe tốt hơn nhiều những người không biết nghe chứ, nhiều khi

những bãi mía xấu q mình có thể mặc cả với họ được. Nhiều khi mình trị chuyện với họ, họ vẫn thường ưu ái hơn”. Ngồi ra, các nhóm tộc người sống ở Quảng Tây

có nhiều người có thể sử dụng được tiếng Kinh để giao tiếp, họ là những nhóm người trở về nước từ năm 1978. Cô S cũng cho biết: “Ở bên đấy cũng chủ yếu là

những người ở mình về nước sang. Ở Sán Vồ người Việt ở khắp nơi bên này đi về, trên khu Sơn Động về cũng có. Cái khu ở Sán Vồ chỗ nào cũng có người biết nói tiếng Ngái. Chỉ có khu nơng thơn, những người gốc ở bên đấy nói tiếng Pạc Và và tiếng phổ thơng của nó ấy. Có lần cơ đi làm ở cái nhà bà vợ biết nói tiếng Pạc Và với tiếng phổ thơng thơi, biết nghe tiếng Ngái nhưng khơng nói được tiếng Ngái. Mình thì biết nghe tiếng Pạc Và nhưng khơng nói được. Đi ra ruộng mía nó nói tiếng Pạc và mình lại nói tiếng Ngái nhưng mà hai bên vẫn hiểu nhau”.

Việc đối xử với nhân cơng của mình khơng hẳn ơng chủ nào cũng đối xử tốt. Nhiều chủ mía thường xuyên quản gắt gao, thậm chí ca thán kèm theo mắng nhiếc những người lao động khi họ không vừa ý. Chị K cho biết: “Ơi đi làm mà nó cứ đi

theo kiểm tra, cứ nói này nọ, mệt lắm, nhiều khi nó cứ nói như chửi bảo chúng mày làm khơng hẳn hoi, làm bó bé, tao trừ tiền”. Thậm chí có những chủ mía cịn cắt

xén, ăn chặn tiền của người lao động. Sau khi mía được đem cân nhiều chủ yêu cần người lao động đợi vài ngày mới được nhận được tiền. Nhiều lao động nghi ngờ, hoặc không tin tưởng họ nên đã bỏ về, vì nhiều người cho rằng họ hứa sng. Có những chủ thì người lao động địi tiền mãi họ không chịu trả nên đành ngậm ngùi đi về. Chị Th cho biết: “Lần đấy cái đội kia đi làm cho nhà ông chủ Trung Quốc kia

khơng cho tiền, khơng cho thì đành chịu chứ làm gì được. Vì thế bọn chị mới bảo với ơng Tàu chun đi tìm việc cho bọn chị là mày xem nhà nào tốt tốt trả tiền mới đưa bọn tao đi làm, chứ bọn tao sang đây khổ lắm ”. Cũng có những chủ mía bớt xén bằng cách trừ bó mía và ăn chặn đầu tấn, báo sai kết quả cân được. Những trường hợp chủ lao động như trên khơng nhiều, chỉ một số nhóm đi khơng may mắn nên gặp phải, hoặc họ cho rằng những nhóm lao động nào khơng có kinh nghiệm, chưa được đi nhiều lần họ mới tìm cách bớt xén. Bên cạnh những chủ mía khơng tốt, cũng có nhiều nhà chủ quan tâm đến người lao động, lâu lâu họ sẽ mời các nhóm lao động ăn một bữa cơm bằng cách mua thức ăn cho họ, có khi họ mang đến cho con cá, con vịt quay, con gà, nhà nào trồng được nhiều rau xanh thì họ cho rau. Mục đích là để khuyến khích cũng như tạo mối quan hệ tốt đẹp với người lao động, giữ chân người lao động làm lâu dài, giữ mối lao động cho những mùa vụ sau. Những lao động không may bị đau ốm, cần đi khám họ sẽ đưa đi khám, đi tiêm, mua thuốc về chữa trị, họ cũng thường xuyên hỏi thăm. Một số lao động do đi làm không quen nên tay đau, sưng họ cho thuốc về bóp.

Những chủ lao động, người môi giới thường mua thức ăn cho các nhóm lao động. Họ thường đi làm cả ngày nên khơng có thời gian đi chợ, các chợ thường ở xa khơng có phương tiện đi lại, khả năng ngơn ngữ cũng như giao tiếp hạn chế nên họ thường để nhờ những người chủ. Nếu ai muốn mua sim thẻ điện thoại để gọi về nhà họ sẽ mua giúp. Những lao động có nhu cầu mua nón, mũ, dao chặt thì họ sẽ ứng tiền mua cho sau đó đến khi về họ sẽ trừ vào lương.

Các chủ lao động có rất nhiều cách để quản lý nhân cơng của mình. Những chủ nhà dân thì họ thường trực tiếp quản, đi theo sau để nhắc nhở và kiểm tra. Nhưng nếu họ không đi theo giám sát thì đến cuối buổi làm họ sẽ đến kiểm tra công việc. Những chủ nông trường hoặc những người môi giới họ thường thuê người đi kiểm tra, đếm mía đối với những nhóm chặt theo mía bó. Họ có thể thuê lao động Việt Nam hoặc người Trung Quốc. Những môi giới lao động nhỏ đưa các đội đi làm cho các nhà dân họ sẽ tự quản nhân cơng của mình và chịu trách nhiệm với nhà chủ. Trước đây những chủ lao động dễ dàng chèn ép người lao động hơn khi họ thường dọa không trả tiền nhưng hiện nay những người lao động chủ động hơn. Họ

có thể lên tiếng nếu bị chỉ trích q nhiều, những người đi qua môi giới lao động họ yên tâm hơn vì tiền sẽ do người này chịu trách nhiệm đòi chủ và trả cho họ. Đối với những nương mía xấu, đổ, địa hình trên cao người lao động thường mặc cả giá, có thể cao hơn hoặc gấp đơi tùy theo độ xấu của mía. Thường chủ lao động sẽ tăng giá cho họ với những khu mía như vậy. Hiện nay các chủ lao động cần nhân công, nếu như quá khắt khe hoặc không đạt được thỏa thuận người lao động có thể bỏ đi nhà khác làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)