Kinh tế phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 55 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Hoạt động kinh tế của ngƣời Ngái ở Tân Hoa

2.2.2. Kinh tế phi nông nghiệp

Người Ngái trải qua một q trình di cư lâu dài, sau đó đến tụ cư ở Tân Hoa cho đến nay đã hơn một trăm năm. Bên cạnh các hoạt động về lễ hội khơng được duy trì thì người Ngái ở Tân Hoa khơng có các hoạt động kinh tế thủ cơng nghiệp truyền thống.

Có thể nói các ngành nghề kinh tế phi nơng nghiệp của người Ngái không phát triển. Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhu cầu cần nạo vét mương trên các thửa ruộng, san bằng, làm tơi các khu đất trên các sườn đồi để trồng các loại cây ăn quả tăng cao. Một vài hộ gia đình khá giả đã mua máy cẩu đất, xe ơ tô tải phục vụ người dân trong thôn cũng như các dân tộc khác trong địa bàn xã. Ngồi ra, cịn có một số nhóm thầu xây dựng nhỏ. Các nhóm này chủ yếu là do một người làm chủ biết và am hiểu về xây dựng nhà cửa, sau đó tụ hợp anh, em, một số bạn bè, hàng xóm thân thích thành một đội chuyên đi nhận thầu xây các ngôi nhà cho những gia đình trong thơn và các thơn, xã xung quanh. Tuy nhiên, các nhóm này hoạt động khơng thường xuyên, công việc thất thường tùy theo nhu cầu của những người cần thuê.

Kinh tế dịch vụ của người Ngái mờ nhạt, trong hai thôn người Ngái ở Tân Hoa chỉ có khoảng 5 hộ gia đình bn bán tạp hóa nhỏ, 2 hộ gia đình bn bán thuốc bảo vệ thực vật, sống ven đường quốc lộ. Ngoài ra có 1 hộ kinh doanh dịch vụ karaoke được một năm, ba hộ gia đình mở các dịch vụ sửa chữa xe máy, đồ điện. Trong hai thơn của người Ngái có hai gia đình mua được ơ tơ để chở khách, một ô tô bốn chỗ chuyển chở cho các đám cưới cũng như những ai có nhu cầu, một ơ tơ khách 16 chỗ chuyên chở khách đám cưới, du lịch cũng như chở người lao động lên biên giới để đi làm thuê ở Trung Quốc.

Trong các ngành nghề kinh tế phi nơng nghiệp thì làm th là hoạt động kinh tế nổi bật hơn cả. Cách đây khoảng hơn chục năm để tìm thấy một cơng việc làm th ở địa phương là vơ cùng khó khăn, khơng có người th, khơng có việc gì để làm. Nếu có việc, chỉ là đi làm th cho các hộ gia đình có điều kiện hơn, làm các

cơng việc như cấy lúa, gặt, bẻ vải thuê… Tuy nhiên các công việc này chỉ mang tình thời vụ, số lượng người thuê rất ít, lương nhận được chỉ khoảng 30.000 VND/ ngày. Vì thế có rất nhiều người Ngái đã tìm những cơng việc ở xa nhà hơn như đi chặt tre, vác gỗ ở bên Quảng Ninh, công việc vất vả nhưng cũng chỉ nhận được mức lương rất rẻ mạt.

Vài năm trở lại đây, người Ngái bắt đầu đi làm thuê nhiều hơn với nhiều hình thức công việc cũng như địa điểm khác nhau. Hiện nay, tại địa phương có các xưởng gỗ tư nhân được thành lập, một số thanh niên nam giới đã có gia đình đi làm th chẻ gỗ, lương được tính theo sản phẩm, trung bình mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên công việc thất thường, có tháng nhiều việc, có tháng ít việc nên cơng việc khơng ổn định. Một số người đi làm thợ xây cho các cơng trình có chủ thầu với mức lương 200.000 VND/ngày. Công việc này thường phụ thuộc vào chủ thầu xây dựng, khi nào có việc mới đi làm, một năm cũng chỉ có vài ba cơng trình.

Đối với nhóm nữ, chủ yếu là những nữ thanh niên chưa lập gia đình, hoặc những những người dưới 30 tuổi thường đi làm thuê công nhân cho các công ty tư nhân chuyên sản xuất linh kiện điện tử, may mặc,…tại các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như các tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Ngun. Nhóm này chủ yếu là những người trình độ bằng cấp như trung học cơ sở, trung học phổ thông trở lên. Đối với những người bằng cấp thấp thường làm các công việc vất vả hơn cũng như mức lương thấp hơn. Công việc thường làm 8 tiếng/ngày, có thể tăng ca thêm theo yêu cầu của chủ lao động, trong vòng một tháng làm việc thường luân chuyển làm hai ca đêm và ngày. Mức lương nhận được từ khoảng 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, do đi làm xa nhà nên người lao động cần thuê nhà, chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày, một số người có gia đình thường xun về thăm nhà. Nếu trừ tất cả các chi phí thì mỗi tháng số tiền tiết kiệm không được là bao. Một số lao động đã có gia đình thường khơng gắn bó lâu dài, khi đến thời vụ thu hoạc vải thiều họ thường quay về nhà để phụ giúp gia đình.

Phần lớn người Ngái ở Tân Hoa đi lao động làm thuê ở bên Trung Quốc sau mỗi dịp công việc mùa vụ kết thúc. Công việc này đã được bắt đầu từ năm 2003. Kể từ đó đến nay, vượt biên đi làm thuê tại Trung Quốc trở thành một phong trào trong

cộng đồng thôn bản của người Ngái cũng như các dân tộc sống xung quanh. Có hai loại hình cơng việc chính là nhóm cơng việc nơng lâm nghiệp trong đó chặt mía là công việc được nhiều người lựa chọn nhất. Đây là một công việc vất vả, tốn nhiều công sức. Thông thường một ngày người lao động thường làm việc khoảng 12 giờ. Mỗi đợt đi chặt mía thường từ một đến hai tháng, với mỗi đợt đi như vậy một lao động có thể mang về nhà số tiền hơn 10 triệu đồng. Nhóm cơng việc thứ hai là làm công nhân cho các xưởng sản xuất. Do đi sâu vào trong nội địa Trung Quốc, chi phí đi lại cao nên thời gian lao động đi thường từ vài tháng đến một năm, thậm chí có những lao động đi đến vài năm chưa về. Trung bình thời gian làm việc từ 10 đến 12 giờ/ngày. Lương được tính theo khốn sản phẩm hoặc theo tháng. Trung bình mỗi tháng người lao động có thể nhận được số tiền từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Thông qua các mối quan hệ thân tộc, người môi giới lao động người Ngái thường đi đến các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc kiến để tìm cơng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)