Cải thiện kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 130 - 132)

CHƢƠNG 3 VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ

4.2. Đa dạng hóa hoạt động sản xuất và thay đổi mức sống

4.2.3. Cải thiện kinh tế hộ gia đình

Kinh tế là th khơng phải là kinh tế chính mang tính quyết định đối với đời sống người Ngái. Nhưng nếu khơng nhờ có đi làm thuê bên Trung Quốc và mang tiền về thì có thể cuộc sống của người Ngái cũng không khấm khá hơn ngày trước là bao. Khoảng mười năm trở về trước người Ngái sống phụ thuộc hoàn toàn vào canh tác lúa nước và trồng một số rau đậu ở trên những sườn đồi. Mặc dù vải thiều đã cho thu hoạch quả nhưng giái vải thiều những năm đầu thế kỉ XXI chỉ có giá từ 1000 VND đến 2000 VND, trừ các chi phí chăm sóc, phân bón và thuốc trừ sâu coi như không thu được gì từ việc trồng vải thiều. Vì vậy, tất cả các gia đình người Ngái chỉ mong mưa thuận gió hịa để đủ ăn, chưa dám nghĩ đến làm giàu. Nhớ lại những ngày tháng khó khăn thủa trước ơng Phạm Văn Pồ chia sẻ: “Vặt Ngoài hơn

10 năm về trước nghèo lắm, chỉ mong đủ ăn thơi, làm gì có nhà xây đẹp như bây giờ, chỉ có nhà trình đất lợp ngói máng thơi” (Ảnh số 8. PL.3). Ông Vi Văn Mừng

cũng nhớ lại “Tôi nhớ là năm 2003 làng này bắt đầu có một nhà xây bằng gạch, đến

năm 2008 mới có thêm cái nhà nữa, bắt đầu từ năm 2009 trở đi có thêm vài nhà, các năm tiếp theo trở lại đây các gia đình trong thơn xây nhà kiên cố hết, nhà sau xây đẹp hơn nhà trước. Giờ nhiều nhà mái bằng, nhà tầng xuất hiện”.

Hiện nay, một bức tranh mới, đã được khoác lên khung cảnh nghèo đói ngày trước (Ảnh số 18. PL.3). Nhiều ngôi nhà mới xây kiên cố, khang trang xuất hiện. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Trong đó một phần khơng nhỏ chính là nhờ đi làm thuê tại Trung Quốc. Theo khảo sát kinh tế 31 hộ gia đình năm 2015 thì có 4 hộ gia đình tương ứng với 12,9% cho rằng tiền làm thuê tại Trung Quốc chỉ chiếm dưới 10% tổng thu nhập. Con số từ 10 đến 20% tương ứng 10 hộ gia đình chiếm 32,2%. Trong khi đó có 17 hộ gia đình tương đương với 54,9% có số tiền thu nhập tại Trung Quốc chiếm 20 đến 40%. Như vậy có thể thấy, số tiền thu nhập tại Trung Quốc đóng vai trị rất quan trọng đối với kinh tế người Ngái. Con số này có thể chênh nhau nhiều hơn hoặc ít, tùy thuộc vào thu nhập từ kinh tế trồng cây ăn quả của người Ngái. Nếu như năm nào cây trái được mùa, giá cả lên cao thì con số này có thể ít đi một chút. Nhưng có những gia đình mất mùa thì kinh tế làm thuê mang tính quyết định lên đến khoảng 70% kinh tế của năm đó. Chính vì vậy mà theo đánh giá của các hộ gia đình thì có 41,9% cho rằng thu nhập từ lao động làm

thuê tại Trung Quốc có hỗ trợ kinh tế gia đình một phần nhỏ, nhưng có 58,1% cho rằng thu nhập từ việc lao động làm thuê tại Trung Quốc giúp cải thiện cuộc sống rất nhiều.

Thu nhập có được nhờ việc đi làm thuê còn được người Ngái sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Có 90,3% (bảng 4.2.1) gia đình sử dụng số tiền này để trang trải cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày trong đó bao gồm như chi cho việc ăn uống, chi cho cưới xin, may chay, hiếu hỉ, chi cho việc mua quần áo,… Theo kết quả (bảng 4.2.1) thì cũng có 41,9% các gia đình người Ngái chi cho việc mua các trang thiết bị trong nhà như ti vi, tủ lạnh, bàn ghế, bếp ga… Ví dụ: như gia đình anh P, anh đã dùng số tiền đi làm mía để mua một bộ bàn ghế 7,5 triệu, bếp ga 2,5 triệu, tủ thờ 3,7 triệu, tủ tivi 3,4 triệu, tủ lạnh 4,2 triệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang thiết bị đều được mua vào một lúc mà nó được mua vào những thời điểm khác nhau. Mỗi một vụ đi làm về sẽ sắm một hoặc hai món đồ đến khi nào hồn thiện hoặc cảm thấy ưng ý. Nhiều cá nhân cũng như gia đình đã dùng số tiền này để mua xe máy chiếm 6,5% số gia đình được hỏi. Một số người sau khi đi làm tại các công xưởng về thường tiết kiệm được một số tiền tương đối lớn, họ đã mua những chiếc xe máy mới để thay thế cho những chiếc cũ trong nhà. Những thanh niên trẻ tuổi thường yêu thích cơng nghệ và cập nhật thơng tin nên khi đi làm được tiền thường mua điện thoại đẹp để sử dụng.

Như vậy có thể thấy việc người Ngái sử dụng tiền làm thuê của mình để đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị gia đình, cá nhân, đầu tư vào sản xuất góp phần để kinh tế gia đình có thu nhập cao hơn đã làm thay đổi mức hưởng thụ vật chất của các cá nhân và gia đình. Từ những gia đình nơng dân thuần phác với những ngơi nhà nhỏ, làm bằng cay đất, lợp bằng ngói máng thì nay nhìn vào làng bản của người Ngái phải khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự đổi thay nhanh chóng của họ. Tất cả các giá trị vật chất cũ đã được thay mới hoàn toàn bằng những thứ tốt hơn, đẹp hơn và giá trị hơn.

Việc thay đổi các giá trị vật chất dẫn đến sự thay đổi trong việc hưởng thụ tinh thần. Các hình thức liên lạc trở nên dễ dàng giữa mọi người với nhau khi tất cả các gia đình đều có điện thoại di động, nhiều người có điện thoại để đọc báo, biết thêm

nhiều thông tin. Không chỉ vậy việc liên lạc với những người môi giới, những chủ lao động ở Trung Quốc dễ dàng hơn bao giờ hết. Họ có thể gọi qua hỏi về tình hình cơng việc cũng như thơng báo các hành trình đi của họ. Sự trao đổi giữa hai bên trở nên thuận tiện, vì thế nhiều người vẫn có thể giữ được các mối làm việc tốt, sẽ đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định nhờ đi làm thuê tại bên đó. Các phương tiện nghe nhìn hiện nay đã được phổ cập tồn bộ tới các gia đình, nhờ có tiền đi làm th mà những chiếc ti vi mới được mua. Sau những giờ lao động mệt nhọc họ có thể nghỉ ngơi kết hợp xem các chương trình giải trí, văn nghệ hoặc có thể cập nhật các thông tin về các kinh nghiệm làm giàu, phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)