Hậu quả khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 142 - 159)

CHƢƠNG 3 VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ

4.6. Hậu quả khác

Rất nhiều gia đình khơng muốn con mình đi làm tại Trung Quốc nhưng bởi vì chúng muốn, bởi vì cũng hi vọng chúng có thể kiếm được tiền để phụ đỡ gia đình nên dù biết có nhiều hiểm nguy nhiều bậc cha mẹ vẫn đồng ý cho con đi làm.

Hàng ngày họ chỉ mong cho con cái của họ được bình an nơi đất khách quê người. Nhưng nỗi lo càng lớn hơn nếu như họ nghe tin con họ bị bắt, hoặc khơng có

tung tích gì. Bà M chia sẻ : “Năm đấy anh X (con trai cả) phát rừng ở bên Trung

quốc nhưng mà đi hai tháng liền không điện được về nhà, ở nhà điện sang cũng không được, ai cũng lo lắm, bá với vợ anh X hai mẹ con cứ ngồi với nhau thủ thỉ lại khóc, bác thấy thế qt bảo khóc cái gì, chúng nó khác biết về. Nhưng mà bá biết bác cũng lo lắm, ngày nào cũng đi ra đi vào rồi thở dài. Mùng năm tháng năm cả làng ăn tết, nhà mình cũng thịt con gà để cúng nhưng khơng cịn ai muốn ăn tết…”.

Những gia đình được nghe tin con mình bị bắt thì lại càng lo lắng hơn, thậm chí nhiều khi họ đã nghĩ về những tình huống xấu nhất. Trong suốt khồng thời gian biết con bị bắt tâm trạng của họ đứng ngồi khơng n, trong lịng nhiều buồn khổ. Chị M cho biết: “Năm đấy nhà chị có 4 người bị bắt, vợ chồng chị, chú với cả cậu.

Ở nhà hai bà mẹ cứ khóc suốt. Mỗi khi con gái hỏi mẹ sắp về chưa thì hai bà lại càng khóc nhiều, cứ nghĩ thương con. Mẹ chồng chị còn kể lúc bị bắt được hơn tháng tối thấy lũ chó ở nhà cứ sủa cứ nghĩ hồn các con đi về…”

Vài năm trở lại đây khi biến động chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc có những giai đoạn vơ cùng căng thẳng. Những gia đình có người đi lao động tại Trung Quốc cũng vô cùng lo lắng. Họ lo sợ một khi có chính biến xảy ra những người con của họ sẽ ra sao, làm sao để trở về. Vì thế, đã có rất nhiều gia đình dõi theo các bản tin về tình hình chính trị mỗi tối, họ luôn gọi điện nhắc nhở những người con của họ chú ý an tồn, khơng nên ra ngồi. Thậm chí có những gia đình đã u cầu con cái mình trở về. Chị P chia sẻ: “Năm 2013 chị đi làm bên kia, ở nhà mẹ cứ điện sang

bảo đi về, điện mấy lần liền bà bảo chúng mày cịn khơng biết đằng về, sau này chồng một bên, vợ một bên như cái năm về nước ấy thì khổ. Chồng chị cũng gọi điện giục về. Ở bên đó thì có thấy ai nói gì đâu, ở nhà cứ bảo tranh nhau biển Đông, sắp đánh nhau đến nơi rồi. Lúc đấy mới quen việc, làm được nhiều nhưng mà nhà gọi quá nên cũng về”.

Nhiều cặp vợ chồng trẻ mới ra ở riêng thường thiếu thốn, khó khăn nên họ muốn đi làm thuê cả hai người để có nhiều tiền hơn. Chính vì thế họ thường để con nhỏ cho ơng bà chăm sóc. Những đứa trẻ cịn rất nhỏ nhưng chúng đã phải xa vòng tay của cha mẹ, các con thường khơng được chăm sóc chu đáo cũng như sự quan tâm đầy đủ. Những điều này có thể khiến chúng khơng chú tâm vào học tập, không

ai có thể hướng dẫn chúng học bài. Đơi khi, ơng, bà khơng thể chăm sóc hết cho một đàn cháu nhỏ, cho chúng ăn uống đủ chất cũng như trông nom việc học hành.

Tiểu kết chương 4

Động cơ chính của trào lưu di cư lao động tự do của người Ngái Bắc Giang là do sức ép của đói nghèo và thiếu việc làm. Ngồi ra còn do sức hút của thị trường lao động Trung Quốc với mức lương cao cũng như tỷ giá đồng tiền Trung Quốc cao hơn Việt Nam. Chính vì thế mà những người Ngái đã bất chấp mọi rủi ro, nguy hiểm để làm việc. Họ có thể bị lực lượng cơng an, cảnh sát Trung Quốc bắt giữ bất kỳ lúc nào và trục xuất về nước. Ngồi ra, người lao động khơng có bất cứ hành lang pháp lý nào bảo vệ, họ có thể bị chủ lao động, người mơi giới bóc lột, bị các đối tượng xấu cướp bóc, bắt cóc tống tiền. Những lao động nữ giới có thể đối mặt với tình trạng bn bán người, mại dâm.

Để có được những đồng tiền lương từ Trung Quốc mang về cũng không phải là một điều dễ dàng. Khi tất cả những người lao động ln phải gồng mình lên để làm việc với thời gian trung bình từ 10 đến 12 giờ một ngày. Chính vì thế họ phải đối mặt với các rủi ro về sức khỏe, những áp lực về tinh thần.

Không thể phủ nhận rằng thu nhập từ việc làm thuê tại Trung Quốc đã giúp người lao động cải thiện cuộc sống rất nhiều. Đã có nhiều hộ trở nên khá giả khi xây được những ngôi nhà lớn, mua sắm được nhiều các trang thiết bị hiện đại. Cải thiện sự hưởng thụ vật chất và tinh thần, góp một phần vốn vào đầu tư sản xuất nông ngiệp kinh doanh và đầu tư vào giáo dục, chăm sóc con cái.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này được phát triển trên cơ sở lý thuyết về vai trò của các yếu tố “sức ép và sức đẩy” (push & pull factors) trong di cư và “mạng lưới xã hội” (social network) để tìm hiểu về phong trào tự phát di cư lao động sang Trung Quốc tìm việc làm. Những phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy kể từ sau bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và chính sách mở cửa biên giới, đã hình thành một trào lưu di cư lao động tự do tìm việc làm bên Trung Quốc, trong đó các nhóm tộc người sinh sống dọc khu vực biên giới phía Bắc, đặc biệt là người Ngái, đã tận dụng được cơ hội việc làm và mạng lưới xã hội của họ để thúc đẩy trào lưu di cư tự do xuyên biên giới. Có thể tóm tắt những phát hiện chính của nghiên cứu đã trình bày trong luận văn như sau:

1. Người Ngái ở Bắc Giang, hiện vẫn đang được kê khai là người Hoa, thực ra họ là các nhóm cư dân nói tiếng Ngái và tiếng Khách, một phương ngữ Trung Quốc phổ biến ở vùng Quảng Tây và Quảng Đông mà Viện Dân tộc học xếp vào danh mục Dân tộc Ngái. Các nhóm này đã di cư vào Việt Nam qua đường biên giới, vào tỉnh Hải Ninh (cũ), Quảng Ninh hiện nay trong khoảng thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20, sau đó di cư dần lên các tỉnh phía Bắc, bao gồm địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và di cư vào Nam năm 1954. Năm 1978 - 1979, do chiến tranh biên giới, nhiều gia đình người Ngái đã bỏ về Trung Quốc và được đưa vào làm việc trong các đồn điền chè, mía, cơng xưởng ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Tuy sống ở hai đất nước khác nhau nhưng những người Ngái vẫn giữ các mối quan hệ thân tộc xuyên quốc gia khá bền chặt. Chính lịch sử di cư này đã tạo ra một mạng lưới xã hội quan trọng giúp người Ngái có thể sử dụng hiệu quả vào chiến lược di cư tìm việc làm bên Trung Quốc. Ba yếu tố quan trọng nhất tạo nên mạng lưới xã hội của người Ngái, đó là ngơn ngữ, quan hệ thân tộc và quan hệ tộc người. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết người lao động Ngái đã sử dụng quan hệ này vào tìm kiếm việc làm bên Trung Quốc.

2. Để có thể cư lao động sang Trung Quốc người Ngái đã sử dụng những mối quan hệ họ hàng, người quen, và sự thuận lợi trong giao tiếp ngôn ngữ địa phương đã mở ra cho người Ngái những cơ hội tìm kiếm nhiều việc làm tại bên kia

biên giới. Những người Ngái đã trở về là một trong những mạng lưới xã hội quan trọng nhất, chính nhờ những mạng lưới thân tộc xuyên biên giới này đã giúp cho nhiều lao động người Ngái biết đến các loại hình cơng việc cũng như hỗ trợ họ trong tìm kiếm các đầu mối cơng việc. Ngồi ra, những lao động người Ngái còn nhận được nhiều hỗ trợ từ những người thân của mình trong những lúc khó khăn, nguy hiểm, họ sẵn sàng cho nhóm lao động vay tiền, hỗ trợ chỗ ở và đưa đi, đón về đảm bảo an tồn. Đối với nhiều lao động người Ngái họ có lợi thế về mặt ngơn ngữ khi họ có thể giao tiếp với chủ lao động, đây là một yếu tố làm họ cảm thấy yên tâm, tin tưởng hơn trong q trình làm việc khi họ có thể trao đổi các nội dung cơng việc cũng như thỏa thuận về tiền lương. Nói đến các mạng lưới xã hội di cư của người Ngái khơng thể khơng kể đến nhóm người mơi giới, họ có thể chính là những người Ngái đã trở về nước hoặc những người môi giới lao động Việt Nam kết hợp với những người môi giới lao động Trung Quốc. Họ được coi là nhóm trung gian giữa lao động và chủ th nhân cơng có vai trị đặc biệt quan trọng. Họ tổ chức di cư, tìm kiếm cơng việc, đàm phán mức lương, và trực tiếp quản lý lao động theo yêu cầu của chủ. Thậm chí thay mặt chủ phát lương và giúp cơng nhân chuyển tiền về cho gia đình. Việc nhận phát lương và chuyển tiền về giúp người lao động chính là một trong những cách họ có thể bớt xén tiền lương của người lao động và trục lợi cho bản thân mình. Cho đến nay, mơi giới di cư cịn ít được nghiên cứu và trường hợp của người Ngái Bắc Giang đã cho thấy vai trị nổi bật của mơi giới lao động.

3. Các tỉnh phía Nam Trung Quốc đang là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh mẽ, nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ chính vì thế các khu công nghiệp, công xưởng cũng sản xuất nông nghiệp có quy mơ lớn xuất hiện. Tỉnh Quảng Tây sản xuất khoảng 70% lượng đường của Trung Quốc, trong khi đó tỉnh Quảng Đơng cũng được mệnh danh là “cơng xưởng của thế giới”. Chính vì vậy họ cần một lượng nhân công rất dồi dào. Người Ngái ở Việt Nam sang bên đó có thể tìm kiếm được nhiều loại hình cơng việc một cách dễ dàng thơng qua sự hỗ trợ của nhóm người mơi giới lao động. Các loại hình cơng việc chủ yếu mà người di cư tìm được bên Trung Quốc là trồng và chặt mía, làm cơng nhân trong các cơng xưởng, các nhóm cơng việc dịch vụ tự do như bốc vác, vận chuyển hàng hóa và cơng nhân xây dựng. Đây là nhóm các cơng việc khá vất vả và nặng nhọc địi hỏi

người lao động phải có sự chịu khó, kiên trì, sức khỏe. Hầu hết những người lao động ln phải làm việc trung bình từ 10 đến 12 giờ/ngày. Tuy phải làm việc nhiều, tốn nhiều sức lực nhưng đem lại cho họ một mức lương cao gấp từ 2 đến 4 lần so với mức lương làm thuê tại Việt Nam. Mỗi ngày một cơng nhân chặt mía có thể làm được trung bình khoảng trên dưới 100 NDT, trong khi đó nhóm làm việc tại các cơng xưởng có thể nhận được số tiền lương từ hơn 2000 NDT đến hơn 3000 NDT/tháng. Đây được coi là một mức thu nhập hấp dẫn dành cho người lao động khi họ đã cố gắng đi đến một nơi xa xôi, nhiều nguy hiểm để làm việc.

4. Các mối quan hệ giữa người lao động và chủ lao động khá mờ nhạt và thường được thực hiện qua nhóm trung gian có thể là người mơi giới lao động hoặc các tầng lớp quản lý được thuê. Trong mối quan hệ này, người chủ thường nắm thế chủ động và người làm thuê luôn ở trong thế bị động và bấp bênh khi ln nằm trong tình trạng có thể bị mất việc bất kỳ khi nào do khơng có bất kỳ sự ràng buộc nào về pháp để chủ và thợ phải tuân thủ. Đây là điểm yếu căn bản trong hoạt động di cư lao động tự do, làm cho quyền lợi người lao động có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào. Chủ lao động thường tạo điều kiện cho người lao động di cư đến làm việc bằng cách hỗ trợ nhà ở và ăn uống. Những ngôi nhà ẩm thấp, cũ kĩ, các điều kiện về sinh hoạt cơ bản như chỗ vệ sinh, nước uống thường khơng đảm bảo đối với nhóm lao động tại các nơng trường mía. Trong khi những cơng nhân cơng xưởng được chủ lao động hỗ trợ chỗ ở ngay tại nơi làm việc. Đó là những phịng ở cơ bản như kí túc xã với khoảng từ 8 đến 12 giường tương ứng từ 8 đến 12 người. Các điều kiện về ăn uống của người lao động khá hạn chế, chỉ ở mức cơ bản hoặc thậm chí khá tồi tệ. Mỗi cơng nhân chặt mía một ngày có thể ăn hết từ 10 đến 15 NDT, họ có thể tự nấu ăn nhờ vào sự hỗ trợ mua thức ăn của nhà chủ. Những công nhân trong cơng xưởng được ăn miễn phí, tuy nhiên thức ăn nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng, không hợp khẩu vị.

5. Để có được việc làm, họ chấp nhận mọi rủi ro có thể xẩy đến, bất chấp di cư bất hợp pháp qua biên giới. Hành trình đi lại, vượt biên được coi là một trong những thử thách lớn nhât đối với người lao động khi họ luôn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, khổ sai để có thể đến được với mảnh đất có nhiều việc làm và sẽ mang lại một nguồn thu nhập cao như trong suy nghĩ của họ. Không chỉ vây, khi

sang đến nơi làm việc họ luôn phải chịu nhiều rủi ro, nguy hiểm khác khi ln mang trong mình sự lo lắng thường trực sẽ bị các lực lượng chức năng Trung Quốc phát hiện họ có thể bị bắt sau đó tiến hành giam giữ từ hai đến ba tháng với những điều kiện sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như những áp bức về mặt tình thần. Họ có thể bị trục xuất về nước bất kỳ lúc nào nếu như bị bắt. Ngoài ra, sự thiếu vắng của những ràng buộc pháp lý giữa chủ và thợ, giữa lao động và người môi giới, cũng như vị thế mong manh dễ vỡ của người lao động làm họ có thể trở thành những người bị bóc lột sức lao động, bị ăn chặn bớt xén lương, họ dễ dàng trở thành những thành miếng mồi của các nhóm xã hội đen và cướp bóc, tống tiền và mại dâm.

6. Đời sống kinh tế chính của người Ngái là canh tác nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên chính vì thế năng suất cũng như sản lượng không cao. Đời sống người Ngái cịn gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó việc canh tác mùa vụ đã làm cho lực lượng lao động dư thừa trong thời gian từ tháng 10 đến tháng ba năm sau. Các cơ hội tìm kiếm việc làm tại q nhà rất ít ỏi, ngồi ra mức lương người lao động nhận được cũng rất thấp. Chình vì thế động cơ chính của trào lưu di cư lao động tự do của người Ngái Bắc Giang là do sức ép của đói nghèo và thiếu việc làm. Lựa chọn di cư tìm việc làm được xem như một chiến lược sinh tồn mới của nhiều hộ gia đình người Ngái Bắc Giang. Ngoài ra, Trung Quốc được xem như một miền đất hứa khi ở đó có nhiều công việc với mức lương hấp dẫn, sự chênh lệch tỷ giá Việt Nam đồng và Nhân dân tệ càng thúc đẩy các lao động di cư nhiều hơn.

7. Với số tiền lương nhân được từ việc lao động từ Trung quốc đã góp phần cải thiện cuộc sống của người Ngái rất nhiều. Nhiều gia đình trở nên khá giả, nhiều người thốt khỏi tình trạng nghèo, đói. Số hộ nghèo đói trong các ngơi làng người Ngái đã được giảm đi một nửa sao với thời điểm ban đầu khi họ mới biết đến hình thức di cư lao động này. Một bức tranh mới được khoác lên bản làng người Ngái với nhiều ngôi nhà xây kiên cố, khang trang mọc lên, nhiều gia đình mua sắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 142 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)