6. Cấu trúc luận văn
2.4. Hành trình vƣợt biên tìm việc làm
2.4.2. Hành trình vƣợt biên
Các con đường xuyên biên giới
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Ngun và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Bắc Giang là tỉnh nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc
Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã và đang được chú trọng cải thiện, nâng cấp với các tuyến đường quốc lộ 1A chạy thẳng từ Hà Nội lên Lạng Sơn, các tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh như quốc lộ 31, 37, 293, 398, 295B, 296, 297, 298, 299.... Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km, có hệ thống hạ tầng tương đối hồn chỉnh, thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thơng.
Lục Ngạn và xã Tân Hoa đều nằm trên trục đường quốc lộ 31, tuyến đường chạy thẳng từ huyện Sơn động xuống tỉnh Bắc Giang. Việc di chuyển bằng các phương tiện giao thơng đến trung tâm tỉnh sau đó chạy theo trục đường Quốc lộ 1A lên các huyện có cửa khẩu giao với Trung Quốc rất dễ dàng. Ngoài ra, trên địa bàn xã Tân Hoa có trục đường 297 giao cắt với quốc lộ 31 tại trung tâm xã Tân Hoa, con đường này chạy thẳng từ Tân Hoa đến thị trấn Đồng Mỏ của Lạng Sơn. Như vậy, có thể thấy hai trục đường 31 và 297 kết hợp với các tuyến đường liên tỉnh, đường quốc lộ 1A có thể giúp các tuyến xe khách, xe chở hàng chạy thẳng lên khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dễ dàng. Hàng năm cũng từ các tuyến đường này mà người Ngái cùng một số dân tộc sống trên địa bàn huyện Lục Ngạn chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để có thể di chuyển đến các khu vực đường dân sinh cạnh cửa khẩu trước khi có thể lén lút vượt biên sang Trung Quốc tìm việc làm.
Bảng 3.4.1: Các con đƣờng dân sinh đƣợc ngƣời lao động lựa chọn.
Đường dân sinh Mức độ di chuyển (ĐVT: %)
Chi Ma 68 Hữu Nghị 3,2 Móng Cái 58 Cao Lộc 12,9 Đồng Đăng 9,8 Tân Thanh 16,1 Thác Bản Dốc – Cao Bằng 6,7
Theo kết quả ở bảng trên, chúng ta có thể thấy các con đường dân sinh sát với khu vực cửa khẩu Chi Ma và Móng Cái là hai khu vực được người lao động đi qua nhiều nhất, tỷ lệ lần lượt là 68% và 58%. Đối với nhóm lao động làm việc tại các cơng xưởng Trung Quốc thì hầu hết những người mơi giới lao động đưa qua đường dân sinh cửa khẩu Móng cái và Chi Ma. Đối với nhóm lao động chặt mía và một số cơng việc khác họ thường đi qua đường dân sinh Chi Ma là chủ yếu. Tuy nhiên, vài năm gần đây người môi giới và người lao động đã biết tìm kiếm nhiều con đường đi mới để có thể di chuyển thuận tiện hơn. Vì vậy, một số đường dân sinh Cao Lộc, Đồng Đăng, Tân Thanh được lựa chọn để thay thế. Đặc biệt, do hành trình vượt biên tại các con đường dân sinh cũ thường rất khó vượt biên vào những mùa cao điểm chính vì vậy người Ngái đã lựa chọn cung đường xa hơn khi đi xe từ Tân Hoa lên địa phận Thác Bản Dốc, thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. “Đi đường
Cao Bằng xa hơn, đi mất 9 tiếng mới lên đến nơi nhưng vượt biên dễ, ít người đi, chỉ việc mất 20 nghìn chèo thuyền qua sơng là sang được Trung Quốc. Đi dễ nên mình cũng có thể tự đi, khơng cần người đưa đi. Đi mấy cửa khẩu ở Lạng Sơn mất tiền bao biên nhiều, nguy hiểm hơn. Nếu đi từ Cao Bằng ra đến khu chặt mía chỉ hơ một giờ đồng hồ nhưng nếu đi theo đường Lạng Sơn thì phải mất 3 đến 5 giờ”.
(PVS ơng S, 45 tuổi). Như vậy, có thể thấy Bắc Giang được coi là “vùng đệm” của khu vực Biên giới, giao thông đi lại phát triển, thời gian di chuyển đến khu vực biên giới nhanh chóng là một trong những nhân tố thúc đẩy cho việc người Ngái cũng như nhiều dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang di cư lao động xuyên biên giới với số lượng đông và ngày càng phức tạp hơn.
Hành trình vượt biên đầy gian khổ
Trước đây, khi những người Ngái mới bắt đầu biết đi làm tại thuê tại Trung Quốc họ thường bắt xe khách nhiều chặng khác nhau để đến được nơi làm việc. Thời gian đầu khi chưa có nhiều người đi việc vượt qua biên thật dễ dàng. Vào khoảng những năm 2005 trở về trước mỗi lao động đi sang Trung Quốc chỉ cần mua vé thông hành để đi qua chợ như những người dân bản địa. Anh Q cho biết: “Lúc
đầu đi qua biên dễ lắm, mua vé đi qua chợ chỉ mất 1 đồng (NDT) cứ thế là đi qua biên thôi, khi đến bên kia mình lại bán lại cho ai muốn về Việt Nam 2 đồng (NDT),
chứ không như bây giờ, đi đơng người đi khó lắm. Ngày trước làm gì cần người đưa đi, tự đi cũng được nhưng bây giờ người ta sợ nên cần người đưa đi”.
Hiện nay, những người mơi giới hoặc những nhóm người khác đi họ thường thuê những xe loại nhỏ 16 chỗ ngồi hoặc 8 chỗ ngồi đi từ Bắc Giang lên Lạng Sơn, chỉ mất khoảng hơn hai giờ đồng hồ là có thể đến các con đường dân sinh. Một số nhóm có thể lựa chọn những chủ xe bản địa nhưng một số khác có thể gọi xe từ trên Lạng Sơn xuống đón họ lên.
Trước mỗi hành trình đi những người lao động thường chuẩn bị tiền xe để đi lại, một số người đi đổi tiền Việt Nam sang tiền Trung Quốc để khi sang đến đó có thể dùng để chi tiêu. Khi trở về từ đợt lao động trước một số người vẫn để dành một số tiền Trung để lần sau đi không mất công đi đổi. Đối với những người cẩn thận, nhất là phụ nữ họ thường chuẩn bị thêm các loại thuốc như đau đầu, đau bụng, dị ứng,…để mang theo vì họ sợ sang đó khơng biết tiếng không thể mua được thuốc, mang theo thuốc Việt Nam là một giải pháp an toàn. Những người say xe sẽ chuẩn bị thuốc say xe mang theo hai liều để dùng, một liều dùng trước khi đi, một liều để dành cho khi trở về. Người lao động chuẩn bị quần áo tư trang kỹ càng trước khi đi.
Những người lao động thường đi theo nhóm, phần lớn những người trong nhóm là những người quen biết nhau. Đối với các nhóm làm mía sẽ có một người đứng ra giống như người trưởng nhóm thơng báo lịch trình đi, cách đi, những người trưởng nhóm này có thể là người mơi giới hoặc là một người đứng ra tổ chức, tạo lập một nhóm để đi. Nếu như nhóm có nhiều người thì họ có thể tự phân tổ ở nhà trước để sang đó khơng mất thời gian để sắp xếp lại tổ. Thường những người có quan hệ mật thiết và hiểu ý nhau sẽ làm một tổ, những người khơng nằm trong số đó họ khơng thích chung tổ vì sợ sẽ xảy ra nhiều xích mích trong q trình làm việc. Đối với nhóm đi lao động tại các xưởng hầu như họ phải phụ thuộc hoàn tồn vào người mơi giới, họ đi khi nào, đi như thế nào, đi sang đó làm ở đâu họ đều chỉ được thông báo một cách qua loa trước khi lên đường.
Những người lao động thường chỉ vượt biên vào ban đêm, nếu như ai đến sớm hơn sẽ phải chờ đợi đến trời tối ở khu vực gần các con đường tiểu ngạch đi xuyên ngang rừng, sông. Vượt biên là một thử thách, một trong những khó khăn, vất vả,
nhiều nguy hiểm nhất mà người lao động phải đối mặt để có thể đi đến bên kia làm việc.
Đối với những nhóm lao động vượt qua đường dân sinh cửa khẩu Móng Cái để đi sâu vào nội địa, họ thường vượt qua con sông Ka Long1 để sang Trung Quốc. Đây là một con sơng có độ sâu vừa phải, nước thường lên theo thủy triều vì thế những người Vượt biên thường đi vào buổi tối khi các lực lượng canh giữ biên phịng ít tuần tra, kiểm sốt hơn. Các mơi giới sẽ thuê thuyền nhỏ có gắn động cơ, mỗi thuyền chở được hơn chục người sang một lần, với mỗi người sang thường mất khoảng vài đồng NDT, nhưng số tiền này được môi giới trả tiền. Khi sang đến bờ bên kia sẽ có xe ôm đợi sẵn, mỗi xe chở từ hai, ba thậm chí bốn người vịng qua các con đường nhỏ, vắng vẻ để đến điểm hẹn mà mơi giới đã đợi sẵn ở đó. Tùy theo từng đợt di chuyển, nếu khơng có xe ơm người lao động sẽ đi bộ hai 2km sau đó sẽ lên một chiếc ơ tô nhỏ để đến bến xe Đông Hưng (Ảnh số 16.PL.3). Anh T kể lại một lần vượt biên đầy nguy hiểm của mình: “Lần đấy vượt qua sơng, có xe ơm đưa
đi đường vịng đến chỗ hẹn có một chiếc xe ơ tơ nhỏ, nghe nói phải 20km nữa mới đến bến xe Đơng Hưng. Xe thì nhỏ mà nhồi nhét chật cứng, người ngồi lên nhau, không thể cựa cuậy, di chuyển bằng xe này chỉ tầm 10 phút đi đường vịng vào làng q sau đó mới ra đường lớn chủ yếu để tránh sự tuần tra của lượng công an biên phịng cũng như cơng an, cảnh sát nước Trung Quốc. Khi mới xuống xe chưa kịp lên xe to hơn thì đã có một nhóm Cơng an Trung Quốc đến bắt, chắc là lúc mình đi nó đã nhìn thấy qua song sắt ơ tơ rồi. Lần đấy đi hai xe nhưng chỉ có một xe bị bắt, một xe vẫn đi được đến xưởng hoa để làm. Sau khi bị bắt cơng an mang cả nhóm về giam tại phịng sau đó tra khảo tên tuổi, địa chỉ, hỏi tại sao lại đi đến Trung Quốc, ai đưa đi. Nhưng lúc bị bắt cả bọn đã thống nhất trả lời là đi chơi và tự đi. Nếu mình mà khai ra người đưa đi nó sẽ bắt anh N vào tù ngay. Chúng nó vẫn cho ăn uống bình thường nhưng hỏi đứa nào ậm ừ, khơng chịu trả lời là nó lấy rùi cui điện đánh. Nó giam được hơn một ngày nó thả về. Trước khi thả họ yêu cầu viết một lá đơn cam đoan sau này không vượt biên trái phép và gửi lời cảm ơn Công an Trung Quốc đã hướng dẫn, đưa họ về Việt Nam, nó viết bằng chữ của nó thơi nhưng nó
1 Sông Ka Long là danh giới biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, phía bên Việt Nam là thành phố Móng Cái, phía bên Trung Quốc là thành phố Đơng Hưng.
cho người phiên dịch sau đó bắt mình kí vào giấy. Lúc đấy mới đi lần đầu họ bắt nên lo sợ vơ cùng, lúc đó nghĩ kể từ bây giờ khơng bao giờ đi sang Trung Quốc làm nữa, đi như thế này nguy hiểm lắm. Nhưng về sau vẫn đi tiếp…”. Chị Th cũng cùng
thấm thía nỗi sợ hãi khi đi qua đường tiểu ngạch cửa khẩu Móng Cái: “Mình ở bên
này thấy chợ cửa khẩu to đùng, đẹp, muốn ra chợ chơi nhưng làm gì dám đi đường ấy, sang bên đấy lại một trận sợ hãi nữa. Nó cho 4, 5 người lên một chiếc xe máy của nó, nó chạy đường đèo, ai ở đằng sau rơi khéo cịn khơng biết, đi nhanh bay tóc đi mà, xuống xe mới biết mình cịn sống, nước mắt chảy hết ra vì gió”. Có thể thấy,
để vượt được qua biên một phần do may rủi, những người may mắn sẽ tiếp tục đi thêm khoảng 700km đến trung tâm tỉnh Quảng Đông hoặc có thể đi xa hơn để làm việc.
Đối với những nhóm đi chặt mía thường đi qua đường tiểu ngạch cửa khẩu Chi Ma thì cũng khơng khá hơn, thậm chí cịn nguy hiểm và vất vả hơn (Ảnh số 17.PL.3). Chị T không thể quên được lần đầu tiên vượt biên đầy khổ sai, bị lực lượng Công an Trung Quốc bắt và bị ép trở về Việt Nam của mình: “Năm đầu tiên
chị đi là năm 2008, mùng tám tháng giêng, lần đấy mỗi chị là đàn bà cịn lại tồn đàn ông nhưng là họ hàng. Bắt được xe từ đây lên đến biên, vượt qua được biên Việt Nam rồi nhưng sang đến Trung Quốc cứ đứng ở đường to để bắt xe đi vào nhà dân chặt mía. Ai ngờ đứng ở ngay cái trạm cơng an, về sau mới biết người ta bảo đấy là Trạm Ngan, thảo nào lái xe không ai dám chở nên quyết định cùng nhau đi bộ thêm sau đó gọi ơng chủ đến đón. Nhưng mà đang đi thì cơng an nó chạy xe đến nó bắt về cái Trạm Ngan kia. Vào đấy nó bắt chụp ảnh, nó hỏi nhưng bằng tiếng Trung Quốc nhưng khơng ai biết trả lời, nó khám hết bọn đàn ơng lấy hết tiền, mỗi chị đàn bà nhưng mà lần đầu tiên đi sợ q, nó mới chỉ tay vào mình đã tự móc hết tiền ra đưa cho nó rồi. Mình có 50 đồng tiền Tàu đưa hết cho nó. Lúc đấy lại khơng biết nghĩ gì mà tiền khơng dấu lại đi dấu số điện thoại ông chủ bên tàu đi, lúc đấy chắc nghĩ được ra thì vẫn cịn số điện thoại để gọi cho ơng ấy đến đón đi làm. Bắt lúc 2 giờ chiều, đến 7giờ tối nó đuổi mình về Việt Nam, tiền khơng có, bụng thì đói, mình đi bộ, đi đến tận Lục Bình. Đi đến tầm 9 giờ, 10 giờ đêm thấy một nhà ven đường vào nhà người ta xin uống nước, nó hỏi đi đâu về đêm hơm thế này thế là cùng nhau bảo đi sang Trung Quốc chặt mía nhưng mà bị cơng an bắt, lấy hết tiền
xong đuổi về. Người ta thấy thương người ta lại cho xin hai cái bánh chưng cứng cứng để ăn. Ai cũng đói nên cùng nhau ăn hết hai cái bánh chưng xong lại đi tiếp. Đến 12 giờ đêm thì thấy đống rơm nhà người ta cạnh đường bọn đàn ơng thì ngáy khị khị, mình đàn bà vừa sợ, vừa thấy khổ quá, đi bộ đau hết cả chân đi nên chị cứ nằm đấy rồi khóc. Bác LS bảo hay là không về nữa, quay lại mượn tiền người quen lấy chồng ở ngay bên cửa khẩu ấy, em gái ông CS kia, khơng có số điện thoại nhưng biết nhà rồi. Nhưng mà thằng T nó bảo thơi bác ơi đi về thơi, cháu cịn chưa có vợ đấy, thế là cả bọn lại đi về. Đến sáng hôm sau bác HC thấy cái xe nào cũng vẫy, xe người ta chở người vào nhưng mà đi ra xe khơng. Chị cịn bảo bác ấy bác ơi, mình có tiền đâu mà vẫy. Lúc đấy đi bộ thêm 15km nữa là ra đến thành phố Lạng Sơn rồi, may quá cũng có một cái xe cho đi nhờ. Từ đấy đi bộ thêm 5km nữa đến nhà bà nội anh M ở làng, anh M không đi nhưng mấy bác biết số điện thoại nên gọi cho. Đi vào đấy bà ấy nấu cho một nồi cơm to, thịt hai con gà, đói quá ăn hết, xong lại vay mỗi người 30.000 để đi xe về, nghĩ lại nhục ơi là nhục. Mùng 10 về thấy người ta bảo đi đường Đồng Đăng dễ hơn đi đường Chi Ma thế là 12 chị lại đi với bà L…”. Sau một thời gian đi, chị T và mọi người phát hiện một đường dân sinh
khác khơng gần các cửa khẩu chính, đây là các con đường dân sinh thuộc các xã của huyện Cao Lộc, giáp danh với địa phận Trung Quốc, một xã có thể có đến hơn chục đường dân sinh. Những người là trưởng nhóm, người mơi giới sẽ được những người đưa biên chở bằng xe máy vòng theo đường chân đồi để đến điểm hẹn bên kia những người còn lại sẽ đi bộ khoảng 45 phút để qua được nơi kiểm soát Trung Quốc và đến nơi để chờ đợi xe để vào các nơng trường mía trong Quảng Tây.