Lâm nghiệp và dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 104 - 109)

CHƢƠNG 3 VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ

3.3. Lâm nghiệp và dịch vụ

3.3.1. Cơng việc

So với hai nhóm cơng việc trên có tỷ lệ người lao động tham gia đơng nhất thì người Ngái cịn tham gia một số công việc khác liên quan đến nhóm ngành lâm nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, hai nhóm này có tỷ lệ người tham gia rất thấp. Một số cơng việc người Ngái có tham gia lao động như:

Phát rừng, bón phân và khai thác gỗ

Những khu rừng trồng của những chủ lao động người ở bên kia cách biên giới Việt Nam khoảng 200km. Đây là những cánh rừng cách xa khu dân cư, chỉ có rừng rậm và những cây gỗ keo được trồng ở đó. Một số người đi làm nhiều lần có thể đi làm trực tiếp cho chủ lao động nhưng những người mới đi thường phải đi qua tay người mơi giới. Họ tìm người đi phát quang những cánh rừng dậm để cho cây gỗ thấy ánh nắng mặt trời, lớn nhanh hơn. Rừng chủ yếu là nhưng bụi cây nhỏ, dây leo um tùm. Sau khi những cánh rừng đã được phát quang họ tiến hành thuê người bón phân cho cây, người lao động phải đào rãnh xung quanh gốc cây sâu khoảng 20 đến 50cm để cho phân vào. Những cánh rừng ở khu vực nay rất xa, có độ cao khoảng trên 500m so với mực nước biển trở lên, người lao động sẽ phải vác phân từ dưới chân lên đến đỉnh. Những khu rừng trồng đã đến kỳ khai thác những chủ lao động thuê lao động để vác gỗ lên xe. Những cây gỗ được cắt khúc, sau đó được bóc vỏ, người lao động sẽ khn, vác, đẩy những khúc gỗ từ trên rừng xuống đến nơi xe ô tơ tải có thể đi vào chở, sau đó cho số gỗ đó lên xe.

Nếu như làm công nhật, các chủ nông trường thường xuyên đi kiểm tra và không cho nghỉ. Những lúc nắng nóng mệt muốn nghỉ một chút mà cũng khó có thể được. anh P cho biết: “Có người đi kiểm tra, ai không buồn ỉa, buồn đái cũng bảo đi

ỉa, đi đái vì mệt quá nên trốn đi nghỉ một tý, chỉ cần nghỉ nó lại gọi làm ngay. Lúc đó trời nắng lắm, làm cái can 20 lít nhưng mà chưa đến 4 giờ đã hết sạch. Muốn thèm một chai bia uống mà cịn khơng có. Nghĩ muốn nghỉ một ngày ra uống một trận cho thật đã nhưng mà cũng không đi được”.

Đây là những cơng việc vất vả, địi hỏi nhiều sức lực, cũng như rừng thiêng nước độc nhiều nguy hiểm rình rập, điều kiện đi lại, liên lạc với bên ngoài rất khó khăn. Các điều kiện sinh hoạt thường mang tính tạm bợ. Chính vì thế cơng việc này khơng được nhiều người lựa chọn.

Bốc vác và vận chuyển hàng hóa

Các chủ nơng trường trồng mía, trồng cây ăn quả thường cần nhiều phân bón cho cây trồng nhưng lại thiếu nhân công, họ thường thuê một số lao động đi vác phân bón lên xe hoặc ra những cánh đồng mía và hoa quả. Một số người sau khi đi chặt mía đã tìm được cơng việc này vì họ khơng muốn trở về nhà. Đây cũng là một công việc mang lại nguồn thu nhập khá. Nhưng đòi hỏi người lao động có sức khỏe, chịu khó.

Dịng Sơng Ka Long nối liền hai bờ biên giới Việt Nam địa phận Móng Cái và Đơng Hưng là nơi có nhiều thuyền bè tấp nập qua lại, chủ yếu là các thuyền buôn, chuyển chở các mặt hàng từ Việt Nam về Trung Quốc và ngược lại. Những chủ lao động cần một lực lượng cửu vạn để bốc vác hàng hóa lên thuyền cũng như dỡ hàng khi cập bến. Ban đầu có một vài thanh niên người Ngái đã tìm thấy cơng việc này thơng qua sự chỉ dẫn của họ hàng ở bên Trung Quốc. Sau một thời gian bốc vác hàng hóa cho các thuyền nhiều chủ thuyền cần nhân lực phụ tàu. Những chiếc đị chở hàng cơng suất khoảng vài chục tấn, họ cần có ít nhất một lái đị và một phụ đò cho mỗi chuyến hàng. Người phụ đị có nhiệm vụ trơng giữ hàng, đếm hàng phụ giúp lái tàu vượt qua những đoạn nguy hiểm, mắc cạn. Sau một thời gian phụ lái hơn một năm nhóm thanh niên này đã quen với đường đi, nơi nông sâu của dịng chảy, sự tuần hồn của thủy triều nên được các chủ tàu thuê làm lái chính. Nhiệm vụ của người lái chính là điều khiển những chuyến đị đầy ắp hàng lấy từ phía Móng Cái Việt Nam về Đông Hưng. Các mặt hàng được chở rất phong phú như sắt vụn,

chân gà, hoa quả, thịt trâu…có thể nói bất kỳ mặt hàng nào mà chủ đò giao dịch mua được.

Cơng việc lái đị địi hỏi sự chịu khó, kiên nhẫn bởi vì cũng nhiều vất vả và nguy hiểm. Các chuyến đò thường được xuất phát vào ban đêm đi từ phía Đơng Hưng vào Móng Cái, đi qua trạm kiểm sốt Việt Nam vào các khu vực gần bờ để lấy hàng. Nước thủy triều thường lên vào ban đêm vì thế đị chỉ có thể chạy đêm, nếu khơng nhanh đị có thể mắc cạn.

Các chủ đị có thể khốn theo chuyến cho những người lái đò và phụ đò. Nếu lái theo chuyến thì tất cả những gì liên quan đến việc chở đò sẽ do người lái đò quyết định. Kể cả việc bị mất, bị cướp hay có sự nhầm lần trong việc giao hàng. Nếu ai khơng muốn làm theo hình thức này có thể làm theo tháng, mỗi khi có hàng các chủ đị sẽ gọi những người này đi chở. Theo những người lao động những chủ đò cũng rất khôn khéo, họ thường yêu cầu người làm theo tháng đi tất cả các chuyến, trừ khi họ khơng có nhà thì những người làm theo cơng chuyến mới có cơ hội. Tuy nhiên, do lượng hàng hóa vận chuyển lớn nên nhiều hầu hết các lái đị và phụ đị vẫn có cơng việc thường xun.

Hiện tượng cướp giật vẫn diễn ra, tuy nhiên thường xuyên. Nếu như lao động nào để mất trộm hàng hóa chủ đị sẽ u cầu đền hàng, đền tiền nhưng nếu như bị cướp thì chủ đị có thể bỏ qua. Việc vận chuyển thường xuyên vào ban đêm khiến cho những người lái tàu khá mệt mỏi.

Thầu xây dựng

Khi một số người Ngái sang Trung Quốc chặt mía họ đã làm thân với một số nhà chủ bên kia và nhận nhau như những bạn bè thân thiết, họ mời những người này về Việt Nam chơi. Khi đến Việt Nam họ nhận thấy những ngôi nhà ở đây được xây, sơn rất đẹp, họ rất thích, họ muốn tìm người sang đó để xây nhà cho họ. Một số người Ngái có kinh nghiệm trong xây dựng đã đứng lên để nhận thầu và cùng những người anh, em, họ hàng, làng xóm bắt đầu những chuyến hành trình sang Trung Quốc làm nghề xây.

Những người biết xây sẽ giữ vai trò như thợ cả, sẽ giữ nhiệm vụ xây nhà, một số người khuôn vác gạch, một số người có đảo vữa, xách vữa cho những thợ cả xây.

Những người phụ nữ cũng có thể tham gia các công việc như đảo vữa, xách vữa nhưng số người nữ đi làm việc này rất ít. Chủ yếu là những người chồng đi làm và những người phụ nữ đi theo để có thể làm việc cùng, tăng thu nhập. Việc xây nhà được khốn hồn tồn cho những thầu xây dựng Việt Nam. Họ sẽ nhận được một số tiền tạm ứng để chi trả cho các vấn đề sinh hoạt, mua đồ nghề. Đến khi nào hồn thiện cơng trình thì họ mới nhận được hết số tiền đã thỏa thuận trước đó. Những người xây trước, họ lại giới thiệu những cơng trình mới cho nhóm thầu. Cơng việc này cũng địi hỏi sự tỷ mỉ và chịu khó của người lao động. Họ thường làm khoảng 8 đến 10 giờ/ngày, nhất là những ngày nắng nóng địi hỏi phải có sức chịu đựng cao. Nếu như nắng quá nhiều người lao động cũng rất khó để làm việc trong thời gian lâu dài chính vì vậy cơng việc này thường diễn ra từ tháng 9 đến hết tháng ba năm sau.

Ngoài những chủ thầu là người Ngái ở Việt Nam thì ở bên Trung Quốc cũng xuất hiện các chủ thầu xây dựng. Họ giống như những người môi giới lao động, họ đi tìm việc cho nhân cơng của mình. Các cơng trình sẽ do người này nhận về, và gọi nhân công người Việt đi làm.

Hiện nay các cơng việc phát rừng, vác gỗ, bón phân và lái tàu ít người tham gia. Đây là các cơng việc phát triển mạnh vào khoảng vài năm trước. Việc thầu xây dựng vẫn diễn ra thường xuyên hàng năm.

3.3.2. Tổ chức lao động và quan hệ lao động

Hầu hết các nhóm lao động đi với nhau đều có mối quan hệ khá thân thiết, là bạn bè hoặc những người họ hàng. Những công việc trên chủ yếu đòi hỏi sức lực nhiều nên chỉ có nam giới tham gia. Mọi người đi làm cùng nhau đều có ý thức quan tâm và bảo vệ lẫn nhau. Đối với những lao động đi phụ đò và lái đị, nếu có ai đó bị ốm hoặc ai đó có cơng việc muốn về nhà thì họ sẽ nhờ những người bạn, người anh, em mình thực hiện giúp cơng việc hơm đó. Nếu như ai muốn gửi tiền về cho gia đình thì những người về sẽ cầm giúp. Họ vẫn thường tụ tập ăn uống, trò chuyện sau mỗi đêm làm việc.

Những chủ lao động khá quan tâm đến cơng nhân của mình. Những người làm việc tại các cánh rừng thường nhờ những người môi giới và chủ lao động đi mua

thức ăn, rượu, những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt. Ngồi ra họ cịn hỗ trợ bạt để làm lán. Khi có lực lượng cơng an sắp đến kiểm tra họ lập tức đến báo cho nhóm lao động để nhóm chuẩn bị chạy trốn. Trong q trình trốn chui lủi trong rừng họ đã mang cho bánh mỳ và nước uống. Những chủ tàu cũng khá thoải mái với những công nhân của mình. Tùy theo từng chủ đị có người có cơng nhân sinh hoạt ăn ở tại đị, nhưng có ơng chủ tốt họ cho về ở cùng những ngôi nhà lớn ở trong thành phố Đông Hưng. Mọi sinh hoạt, ăn uống họ đều hỗ trợ hoàn toàn.

Những người lao động họ thích làm việc cho những chủ đị Trung Quốc hơn bởi vì họ thường phóng khống hơn nhất là về lương. Nếu chở đị cho các chủ Việt Nam chỉ nhận được lương bằng một nửa lương của chủ đị Trung Quốc. Khơng chỉ vậy, nếu như nhận làm theo chuyến, đò hỏng người lái đò cho chủ Việt Nam phải tự chịu trách nhiệm, gọi người đến sửa và trả tiền. Người lái đò cho người Trung Quốc thì ngược lại, họ chỉ cần báo với chủ, chủ sẽ gọi thợ sửa đến sửa và trả tiền.

Đối với nhóm thầu xây dựng, vai trị của người chủ thầu rất quan trọng. Họ là người sẽ nhận việc từ những nhà chủ bên kia biên giới, sau đó lựa chọn những người phù hợp, có kinh nghiệm để tham gia nhóm lao động của mình. Khi sang đến bên đó họ sẽ phân cơng cơng việc cho từng người, thống nhất lịch làm việc. Chủ thầu cũng chính là người đứng ra chịu trách nhiệm hồn tồn về cơng trình mình nhận. Các giao dịch liên quan đến mặt tiền bạc, thỏa thuận trong quá trình làm việc sẽ do người này quyết định. Bởi vì người chủ thầu cũng chính là những người sẽ trả tiền cho những nhân cơng của mình. Cũng giống như những chủ thầu Việt Nam, những người môi giới và chủ thầu Trung Quốc là người chịu trách nhiệm chình và trả lương cho nhân cơng của mình.

3.3.3. Thu nhập của ngƣời lao động

Đối với các nhóm ngành trên có hai hính thức trả lương đó là tính theo ngày cơng và khốn. Đối với những lao động làm việc trong nhóm ngành lâm nghiệp họ thường được trả công nhật cho công việc phát rừng. Năm 2012 số tiền này chỉ là 50 NDT/ngày, nhưng đến nay đã tăng lên 100 NDT/ngày. Việc bón phân cho cây trồng được tính theo ha, mỗi ha được trả khoảng 2000 NDT, khi nào hồn thành hết cơng việc mới được trả tiền, nếu như bỏ dở về chủ lao động sẽ khơng trả. Vác gỗ thường

được tính lương theo khốn, một khối gỗ sẽ được tính 50 NDT. Nếu như một nhóm vác một ngày có thể nhận được số tiền khoảng 200 NDT/người/ngày. Tuy nhiên các chi phí sinh hoạt, ăn uống khơng được hỗ trợ, chủ lao động sẽ mua thức ăn và người lao động sẽ phải trả sau khi nhận được lương.

Đối với những công nhân lái đị và phụ đị lại có cách tính lương khác nhau. Thơng thường phụ đò sẽ nhận lương khoảng hơn 1000 NDT/tháng vào thời điểm những năm 2010-2012. Lái đị, nếu như nhận khốn chuyến họ sẽ nhận được 120 NDT/chuyến. Mỗi tháng họ có thể chạy được trên 20 chuyến, nếu tính lương trung bình thì họ có thể nhận được số tiền khoảng hơn 3000 NDT/tháng. Nếu như lái đị muốn làm việc theo tháng thì sẽ nhận được mức lương 3000 NDT/tháng. Đây quả là một mức lương rất cao vào thời điểm khoảng 5 năm trở về trước.

Những nhóm thầu xây dựng họ sẽ phụ thuộc hồn tồn vào người chủ thầu, mỗi mét vng xây được chủ thầu sẽ nhận được từ 150 đến 180 NDT. Tuy nhiên, chủ thầu sẽ trả lương cho nhân cơng của mình theo ngày, mỗi ngày một lao động có thể nhận được từ 70 đến 80 NDT. Nếu như những lao động đi làm thuê cho các chủ thầu, người mơi giới Trung Quốc họ có thể nhận được số lương cao hơn khoảng 110 NDT/ngày.

3.4. Cuộc sống của ngƣời lao động di cƣ tại nơi làm việc 3.4.1. Điều kiện ăn ở và các mối quan hệ nơi làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)