Vấn đề bóc lột sức lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 138 - 140)

CHƢƠNG 3 VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ

4.4. Vấn đề bóc lột sức lao động

Những người lao động đi làm tại Trung Quốc chủ yếu đi qua tay người môi giới lao động. Họ tìm mọi cách để có thể ăn bớt tiền lương của những nhân cơng mình đưa sang. Việc ăn chặn tiền lương của người khác chính là một cách bóc lột sức lao động, lấy tiền dựa trên sức khỏe, công sức của người lao động. Những người mơi giới họ khơng làm gì tốn sức nhưng họ vẫn có nhiều tiền trong khi người lao động gồng mình lên để làm lại phải chia cho họ. Mà ở đây không phải là sự chia sẻ tự nguyện mà ở đó là sự ăn chặn công khai. Mặc dù lao động nào cũng biết việc mình sẽ bị người mơi giới lao động bớt xén nhưng họ vẫn chấp nhận bởi vì họ cần cơng việc, họ cần có tiền.

Mỗi đợt càn quét của Công an Trung Quốc đồng nghĩa với các lao động trong các xưởng phải nghỉ việc. Có người trong một năm họ phải chạy nhiều xưởng khác nhau. Vì thế, dẫu đi thời gian lâu nhưng họ vẫn không nhận được tiền. Một số chủ lao động lợi dụng những tình huống này khơng trả người lao động tiền lương, người lao động tâm trạng lo sợ tự mình bỏ đi. Đến một xưởng mới, họ lại quay về mơ típ như xưởng cũ là tháng lương đầu tiên chủ lao động không trả, chỉ trả từ tháng lương thứ hai trở đi, nếu như lao động nào trung thành làm cho họ đến tận tháng cuối cùng của năm thì họ sẽ trả, nếu như ai đó trở về, hoặc chuyển xưởng khác họ sẽ mất hoàn toàn. Những người nào trở về trước, nếu như chưa đến đợt phát lương thì những ngày họ đã làm trong tháng khơng được tính tiền. Theo nhiều lao động có nhiều đợt chạy loạn họ nghi ngờ chỉ là những màn kịch của những người môi giới kết hợp với chủ lao động để họ có thể đưa những người lao động đi xưởng khác bán lại với số tiền cao hơn, ăn chặn lượng được nhiều hơn, người chủ lao động cũ thì khơng phải trả tiền, hoặc chia tiền lương đó cho người mơi giới.

Đối với những người đi làm mía tấn thì sợ nhất là chủ sẽ ăn chặn sản lượng của mình. Những phiếu cân kết quả sản lượng mía được trả về cho người lao động khi chính họ cũng khơng biết là số trọng lượng đó có chính xác hay khơng. Vì thế đi làm gặp được một ơng chủ tốt đó là may mắn đối với họ. Một số nhà chủ, môi giới

gọi người lao động đi làm nhưng họ lại chần chừ mãi không chịu trả lương, lấy rất nhiều lý do như nhà máy mía chưa cân mía, chủ nhà khơng chịu trả, hay chưa lấy tiền được từ nhà máy mía,… Nhiều lao động cảm thấy chán nản khi chờ đợi quá nhiều ngày ở bên đó mà khơng nhận được tiền trong khi đó hàng ngày họ vẫn phải chi trả cho tiền sinh hoạt, ăn uống. Nhiều chủ mía bên Trung Quốc ln yêu cầu những lao động phải chặt hết số mía họ có mới được nhận tiền, tuy nhiên mía của họ vơ cùng xấu, cây nhỏ, mía đổ, cong queo, những nương mía ở trên những sườn dốc, hoặc ở trong những khu vực gần rừng sâu. Nhiều lao động đã phải tự chấp nhận bỏ đi làm cho nhà khác hoặc quay về quê hương.

Như vậy, những người lao động đi kiếm tiền cho mình nhưng đồng thời cũng là làm giàu cho những kẻ khác, khi họ bị lợi dụng sức khỏe, thời gian. Khi đi làm họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột, mà chính ngay bản thân họ cũng khơng rõ khi nào sẽ xảy đến với mình.

4.5. Lừa đảo và cƣớp giật

Để đưa được những người lao động đi làm tì những người mơi giới thường vẽ ra những viễn cảnh đẹp đẽ ở bên kia biên giới. Họ thường đưa ra một mức lương hấp dẫn, chế độ làm việc nhàn nhã nhưng thực tế nhiều lao động đã bị mắc lừa. Nhiều lao động sang đó cảm thấy thật thất vọng về chế độ ăn uống và mức lương họ nhận được. Cô S chia sẻ: “Năm 2004, hai vợ chồng cô đi làm xưởng hoa, thấy ở

nhà bảo làm dễ lắm, không mất tiền ăn mà lương cũng cao. Nhưng mà có phải đâu, mới sang đến nơi đứa cháu gái nó ra đón nó cịn khóc bảo sao cậu mợ cịn sang đây, cháu muốn về mà cịn chẳng được. Cơ bảo nó thấy mẹ cháu bảo ở bên này làm được lắm, nó bảo cơ là mẹ cháu ở nhà thì biết cái gì đâu, người ta bảo gì chẳng nghe. Đến lúc làm thì ngày nào cùng làm mười mấy tiếng, ăn thì khổ, tháng đầu trả lương nó trừ tiền gì khơng biết nhưng tính ra chỉ có được mười mấy nghìn Việt Nam một ngày. Hai vợ chồng nghĩ bèo quá, nhân lúc nó đưa thằng cháu trai nó về mình đi về cùng luôn”. Những năm gần đây hầu như môi giới lao động đưa người đi các

công xưởng họ thường nói rằng lương lúc nào cũng được khoảng 3000 NDT trở lên, nhiều người tin tưởng nên đi theo. Nhưng thực tế, nhiều lao động cố gắng cả tháng chỉ được khoảng hơn 2000 NDT một chút.

Những trường hợp bị lừa đảo đi làm để buôn bán người chưa thấy xuất hiện trên địa bàn xã Tân Hoa. Tuy nhiên, rất nhiều lao động nữ khi sang đó đã bị những kẻ xấu lợi dụng sau đó bán họ vào những động mại dâm. Chủ yếu những đối tượng lừa đảo này là người Việt Nam. Thậm chí có những người quen biết, rủ các cơ gái đi chơi, sau đó khống chế, dọa nạt để bán vào động mại dâm. Chính vì thế, đây cũng là một nguy cơ rất lớn đối với nhóm lao động nữ là người Ngái, họ có thể bị làm hại bất cứ khi nào nếu như họ không tỉnh táo và cẩn thận.

Bên cạnh đó, nhiều lao động sang đó đã bị những cám dỗ đồng tiền làm mờ mắt, họ sẵn sàng trở thành những tên tội phạm cướp tiền, khống chế người khác, bắt cóc. Thậm chí họ tổ chức thành những nhóm chun hành nghề này. Vì thế, nhiều lao động còn phải đối mặt với những nguy cơ làm tổn hại đến sức khỏe và cả tiền bạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)