6. Cấu trúc luận văn
2.1. Lịch sử di cƣ, định cƣ và mạng lƣới xã hội ngƣời Ngái ở Lục Ngạn, Bắc
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Theo tài liệu thống kê chính thức, tỉnh Bắc Giang là địa bàn tập trung đông nhất người gốc Hoa ở miền Bắc với dân số 18,539 người [45]. Những người có nguồn gốc di cư từ Trung Quốc thuộc về hai nhóm nói tiếng Ngái và tiếng Khách. Tuy nhiên, họ được cán bộ đăng kí hộ tịch hướng dẫn kê khai là người Hán năm 1978 (Ảnh số 11.PL.3) và người Hoa từ năm 1979 đến nay. Theo cách nhận thức của các nhà chức trách địa phương thì “ai đến từ Trung Quốc đều là người Hoa”. Trước đó, năm 1973 tại Hội nghị Quốc gia xác định thành phần tộc người các nhóm có tên gọi Ngái, Khách hay Khách Gia, Hẹ, Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Sán Ngải, Xín, Lê, Đản, Xuyến đều được xếp là một nhóm của người Hoa [76]. Tuy nhiên, đến năm 1979, các dân tộc này lại được tách ra làm hai dân tộc là Hoa và Ngái. Dân tộc Hoa được cho là bao gồm các nhóm “Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đơng, Quảng Tây, Hải Nam, Hạ, Xạ Phang, Xìa Phống, Thảng Nhằn, Minh Hương, Hẹ, Sang Phang...” và dân tộc Ngái có các tên gọi khác như “Xín, Lê, Đản, Khách Gia, Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Xuyến, Sán Ngải...”. Như vậy, có thể thấy việc xếp loại nhóm người Ngái và người Hoa ở Bắc Giang đã được thay đổi từ năm 1979 nhưng cách vận dụng khai báo tộc người lại chưa thay đổi. Những người dân địa phương từ lâu được gắn với một tộc danh không phải của họ. Trong tiềm thức của mình, ý thức về tộc người rất rõ ràng. Họ ln tự coi mình là người Khách, người Ngái. Hiện nay hai nhóm người này sống xen kẽ với nhau, tập trung đông nhất ở huyện Lục Ngạn với số lượng hơn 13.897 người [69], số còn lại rải rác ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, thuộc tỉnh Bắc Giang và một số dân khoảng vài ngàn người sống rải rác ở Tỉnh Thái Nguyên.
Tại địa bàn xã Tân Hoa có 769 người thuộc về hai nhóm Ngái và Khách [69]. Người Ngái chiếm số lượng lớn hơn với 10 dòng họ gốc Ngái: Vy, Vương, Trần, Triệu, Leo, lý, Lưu, Lù, Tào, Mã, Hà. Ngồi ra cịn có 4 dịng họ được cho là đã Ngái hóa, bao gồm họ Trương, Tạ, Lê. Các họ này vốn gốc là người Trại, và họ Phạm gốc là người Kinh. Người Khách ở Tân Hoa có ba dịng họ lớn là Hoàng, Vắn, Vi. Hai dòng họ Trịnh và họ Diệp đã trở lại Trung Quốc khi vấn đề “nạn kiều” xảy ra vào năm 1978. Ngồi ra cịn có các dịng họ Trương, Tạ, Lê người gốc Trại và dòng họ Phạm gốc Kinh nhưng trong quá trình sinh sống với cộng đồng người Ngái họ đã bị Ngái hóa và trở thành người Ngái.
Người Ngái, Khách (từ đây gọi chung là người Ngái) di cư vào Việt Nam chủ yếu từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhiều dịng họ đã trải hành trình di cư lâu dài trước khi đến tụ cư tại Tân Hoa. Theo ký ức của người dân thì các đợt di cư của người Ngái đến Tân Hoa trải dài từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 1960 của thế kỉ XX. Người Ngái, Khách có nguồn gốc chủ yếu từ các tỉnh phía Nam của Trung Quốc trong đó nhiều nhất là từ tỉnh Quảng Đơng, và một số ít đến từ tỉnh Quảng Tây và Phúc Kiến. Qua tìm hiểu về hành trình di cư của các dịng họ người Ngái có thể thấy họ di cư bằng đường bộ và đường thủy đi qua khu vực biên giới từ Phịng Thành (Trung Quốc) sang Móng Cái (Việt Nam). Điểm dừng chân đầu tiên của các dòng họ người Ngái chủ yếu ở các huyện Đầm Hà, Hà Cối và Tiên Yên tỉnh Hải Ninh (cũ) nay là tỉnh Quảng Ninh. Từ vùng Hải Ninh họ tiếp tục đi đến nhiều nơi ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang... Những người Ngái đã di chuyển bằng đường bộ đi qua địa phận huyện Sơn Động, sau đó đi xuống các huyện ở khu vực phía dưới như Lục Ngạn, Lục Nam để tụ cư lâu dài tại đây.
Người Ngái tự gọi mình là Ngái nhỉn tức là người Ngái. Khi xưng tôi, người
Ngái ở đây xưng là ngải, chữ Hán Việt của từ này có nghĩa là Ngại, cịn đọc theo
tiếng Quảng Đơng có nghĩa là Ngái. Người Ngái còn tự nhận mình là Sán Ngái (người ở rừng). Trong các dòng họ kể trên, dòng họ Vy người Ngái khẳng định mình là nhóm người sống ở khu vực rừng núi để phân biệt với nhóm người Khách họ Vi có nguồn gốc từ khu vực đồng bằng. Người Khách họ tự gọi mình là Hạc
nhằn nghĩa là người Khách, với ý nghĩa là những vị khách đến từ phương xa (Ảnh
số 10,11. PL.3). Trong nghiên cứu của Việt Bàng, Diệp Trung Bình, Thi Nhị cũng đã chỉ ra nhóm người Ngái trước khi đến Việt Nam họ sống ở phía Tây huyện Phịng Thành, Quảng Đơng (nay là Quảng Tây) còn người Hắc Cá (Khách) được coi là nhóm người thuộc khối Man ở Thung Lũng sông Dương Tử di cư đến Châu Gia Ứng miền San Đầu, Quảng Đơng, Trung Quốc từ đó đến sinh sống ở vùng Đầm Hà, Hà Cối, Quảng Ninh [14]. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Trần Đức Lai cùng các cộng sự với báo cáo về lịch sử người Nùng hay còn gọi Hoa Nùng [79]. Như vậy có thể thấy các kết quả nghiên cứu về lịch sử tộc người Ngái, Khách ở Bắc Giang hoàn toàn trùng khớp với các nghiên cứu khoa học về người Ngái trước đó. Gia phả các dịng họ Vi, Hồng, Hà (Ảnh 12.PL.3) đã chỉ ra quê hương đất tổ của họ đến từ Trung Quốc cũng như các dịng họ Vi, Vắn, Hà đã tìm lại được họ hàng thân tộc đang sinh sống tại Phòng Thành, Quảng Tây đã chứng minh được cội nguồn, quê hương sứ sở, nơi xuất phát điểm của người Ngái, Khách trước khi đến Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhóm người Ngái, Khách di cư sang Việt Nam. Theo Việt Bàng, Diệp Trung Bình, Thi Nhị thì “nguyên nhân bao trùm và phổ biến nhất đã thúc đẩy các cuộc di cư người Hoa, Ngái đến nước ta, trước hết là do cuộc sống nghèo đói cơ cực của người nơng dân và các tầng lớp lao động khác dưới triều đại phong kiến Trung Quốc. Chế độ phong kiến tham tàn, bạo ngược ở Trung Quốc đã làm cho người lao động hết đường sinh sống, buộc phải rời quê hương, xứ xở, tìm nơi khác nương thân. Nhiều nhóm người đã di cư đến nước ta do sự thay đổi của các triều đại, do thất bại của các cuộc nổi dậy, do chán ghét cảnh loạn lạc, nội chiến, giặc ngoại xâm…” [14]. Như vậy, có thể thấy các nguyên nhân về an ninh - chính trị và di trú sinh thái là các nguyên nhân chủ đạo khiến cho nhóm người Ngái phải rời quê hương đi tìm những vùng đất mới để tụ cư.
Mặc dù trong cộng đồng tồn tại hai nhóm người Ngái và Khách nhưng dường như họ khơng có sự ngăn cách hay ranh giới nào về mặt văn hóa và lối sống, cộng đồng người Ngái, Khách ở Tân Hoa sống hịa hợp, đồn kết bao đời nay. Điểm có thể phân biệt người Ngái và người Khách chính là ở phương diện tiếng nói. Về mặt ngơn ngữ, họ đều nằm trong nhóm ngơn ngữ Hán – Tạng, tuy nhiên giữa hai nhóm
này chỉ có sự khác biệt nhỏ trong từ vựng và phát âm. Ngoài ra, người Ngái và người Khách cịn có sự khác biệt trong lối thờ tự (Ảnh số 1,2. PL.3). Tín ngưỡng chung của họ là thờ cúng tổ tiên, thờ Quan Âm Bồ Tát, thờ thành hoàng làng và các vị thần khác như thần bếp, thần canh cửa, thần tài, thần thổ địa (Ảnh số 3,4. PL.3)… Nhưng người Ngái đặt thần bếp lên trên thờ chung cùng bàn thờ tổ tiên, còn ở người Khách vị thần này vẫn để ở dưới bếp.
Người Ngái, Khách cịn giữ được nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, hai nhóm này đều ăn các tiết nguyên đán, thanh minh, đoan ngọ, vu lan, trung thu, lễ cơm mới (hiện nay khơng cịn được duy trì trong cộng đồng) (Ảnh số 5, 6, 7. PL.3). Dấu hiệu văn hóa nổi bật của người Ngái là dán giấy đỏ lên cửa, cây cối vào dịp năm mới để cầu mong sự may mắn, bình an. Đối với người Ngái, gia phả rất quan trọng trong việc quy định thờ tự, ghi chép các thế hệ cũng như quy định chặt chẽ về cách đặt tên đệm đối với các thế hệ trong dịng họ để có thể biết được bề bậc của người đó.