Quan hệ giữa chủ và lao động di cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 3 VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ

3.2. Công nhân trong các công xƣởng tƣ nhân

3.2.2. Quan hệ giữa chủ và lao động di cƣ

Chủ lao động chủ yếu thỏa thuận công việc, tiền lương với người mơi giới. Ít khi gặp và trao đổi trức tiếp với cơng nhân. Giữa họ khơng có một kí kết hợp đồng nào về cơng việc và cũng khơng có những thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ hai bên.

Những năm đầu tiên khi những người Ngái sang làm xưởng hoa giả của người Ngái, người này có anh em tại Việt Nam, những người sang đầu tiên chủ yếu là người thân và hàng xóm láng giềng chính vì vậy chủ lao động khá quan tâm khi thường xuyên thăm hỏi, động viên. Việc sử dụng tiếng Ngái trong giao tiếp ở xưởng này cũng là một lợi thế để người lao động có thể giao tiếp với chủ.

Các xưởng thường thuê người quản đốc, giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho công nhân làm việc. Nếu như người cơng nhân có bất kỳ ý kiến, gặp các vấn đề về sức khỏe thì người quản đốc sẽ chịu trách nhiệm xử lý. Mối quan hệ giữ chủ lao động và người công nhân khá mờ nhạt khi họ không thể giao tiếp với nhau. Các chủ xưởng thường thuê người quản lý công việc cho họ, muốn gặp chủ xưởng cần phải thông qua những người trung gian này. Một số chủ quản khá tốt với nhân viên. Chị M chia sẻ “Lúc chị mới sang chị ốm lắm, khơng ăn được gì, cái ơng quản thấy chị

gầy gịm nên lúc đi lấy cơm nó cũng hỏi mày ăn được khơng? Mày có cịn làm được việc không? Những lần sau chị đi ăn cơm, ơng ấy vẫn hay đến hỏi thăm. Ơng ấy

người ở Quảng Tây nên nói Pạc Và nên chị cũng biết nói, biết nghe”. Đối với

những chủ quản chỉ biết nói tiếng phổ thơng Trung Quốc họ ít giao tiếp với người lao động hơn. Chị P nói về cơng việc của mình: “Chúng nó nói gì chị cũng chẳng

hiểu, nhưng có lúc biết chắc chắn chúng nó đang qt mình rồi. Mới sang bọn chị ngồi nhiều đau mông quá nên lấy băng dính, dính xốp lên để ngồi cái thằng quản nó nhìn bọn chị như sinh vật lạ rồi nói gì đó. Chị cũng đốn được nó bảo đúng là bọn điên nhưng mình khơng biết nói nên khơng nói lại được, nhiều lúc thấy tức lắm”.

Các các chủ lao động Trung Quốc thích th cơng nhân đến từ Việt Nam vì giá nhân công rẻ hơn nhân công Trung Quốc, họ khơng phải đóng các phí bảo hiểm cho người lao động, những công nhân Việt Nam biết nghe lời, không cãi lại, chăm chỉ và khéo léo. Ngược lại với nhóm lao động người Trung Quốc họ chỉ làm đủ ăn, đủ sống họ không muốn làm quá nhiều việc, hay lười biếng, nhà gần nên hay xin nghỉ. Vì thế một số quản đốc cũng dành cho công nhân đến từ Việt Nam những ưu ái trong cơng việc. Những lúc có cơng việc làm thêm, chủ quản thường bê đến cho họ làm, những lần như vậy không thể tránh khỏi những con mắt ghen tỵ của những lao động bản địa.

Tuy nhiên, giữa những lao động Việt Nam và những người quản đốc thi thoảng xảy ra mâu thuẫn khi họ quản lý quá khắt khe. Khi đi làm việc tại các xưởng hầu như họ có quy định cấm nói chuyện, nếu như ai nói chuyện có thể bị phạt 50 NDT/lần. Tuy nhiên, nhiều người chỉ vi phạm một chút những người quản đốc đã đến và mắng nhiếc họ. Cô S cho biết: “Lần đấy đi cái thằng X kia nó mới nói

chuyện một tý nhưng cái thằng phó giám đốc chửi nó, nó điên lên nó bảo mày khơng cho tao nói thì mày lấy ngải đốt câm tao đi, thằng đấy nó mới tát cho thằng X một cái. Thằng X tức quá nó đứng lên đấm thằng phó giám đốc túi bụi. Về sau bà giám đốc sợ quá, nó cho thằng này nghỉ việc về Việt Nam”.

Một số môi giới ở Việt Nam trú thường xun tại bên đó cũng như những mơi giới Trung Quốc thi thoảng đến xưởng hỏi thăm tình hình cơng nhân. Họ đến đưa đi mua đồ dùng, đi siêu thị và cũng có những lần người lao động được mời đi ăn uống.

Nhưng tần suất các việc này ít diễn ra, tùy theo mức độ quan tâm của họ đối với quân của mình.

Những người Ngái ở bên kia biên giới cũng tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ những người thân, những lao động đến từ quê cũ rất nhiều. Họ là người đi tìm các đầu mối công việc cho người lao động, họ thường chọn những công xưởng tốt, công việc ổn định cho những người thân. Ngoài ra, hầu hết các lao động người Ngái khi sang Trung Quốc đều khơng có nhiều tiền mang theo, một số người thân ở bên kia biên giới đã hỗ trợ bằng cách cho vay tiền sinh hoạt, ăn uống trong những tháng đầu khi họ chưa nhận được lương. Vào những ngày nghỉ họ thường mời những người thân về thăm nhà, thăm quê hương mà người Ngái đang sinh cơ, lập nghiệp tại đó. Những lao động người Ngái ở Việt Nam sang được chào đón khá nồng nhiệt, họ rất yêu quý và tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Trong giai đoạn khi mới bắt đầu biết sang Trung Quốc làm thuê, các chủ lao động người Ngái thường ưu ái cho những người thân của mình làm những cơng việc tốt hơn hoặc cho làm quản nhóm lao động Việt Nam và nhận mức lương cao hơn. Thậm chí nhiều lao động cịn được hỗ trợ nhà ở và ăn uống cùng gia chủ, nhưng số lượng này rất ít vì khơng phải ai cũng có người thân có khả năng mở xưởng và trở thành những ơng, bà chủ giàu có. Nhiều người Ngái ở bên kia họ giữ vai trò như một người môi giới lao động, bên cạnh giúp đỡ được những người thân quê cũ thì họ cũng nhận được một khoản tiền hậu hĩnh từ các chủ lao động. Chính những sự giúp đỡ của những người Ngái bên kia biên giới đã giúp cho người Ngái ở Lục Ngạn có thể di cư tìm việc làm dễ dàng hơn. Đây cũng là những cơ sở để người lao động tự tin hơn khi quyết định di cư xuyên biên giới tìm việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)