Bệnh tật, ốm đau và sức khỏe của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 136 - 138)

CHƢƠNG 3 VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI CƢ

4.3. Hậu quả di cƣ

4.3.3. Bệnh tật, ốm đau và sức khỏe của ngƣời lao động

Theo kết quả điều tra phiếu hỏi thì có 74,1% người lao động phải làm việc từ 10 đến 12 giờ/ngày, có 6,5% ln phải làm việc trên 12 giờ/ngày và có 19,4 % lao động động làm việc từ 8 giờ đến 10 giờ/ngày. Khơng có trường hợp nào có thời gian lao động ít hơn 8 giờ/ngày. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động đã phải bỏ ra rất nhiều cơng sức để có thể làm việc quá nhiều thời gian so với tiêu chuẩn làm việc cơ bản là 8 giờ/ngày.

Đặc biệt đối với nhóm làm mía, bốc vác và làm rừng đòi hỏi phải tốn nhiều sức lực. Nhiều lao động đi làm mía tay bị bong gân, sưng lên vì phải chặt quá nhiều, ra quá nhiều lực nhưng họ vẫn cố gắng để làm. Những ngày mùa động lạnh giá, họ đi từ lúc trời chưa sáng rõ, sương lạnh làm cho những đôi tay của người lao động trở nên cứng đơ vì lạnh, họ phải đốt lửa hơ cho tay ấm trở lại mới có thể bắt đầu làm việc. Một số người bị ốm nặng thì họ thường nhờ chủ chở đi khám bác sĩ nhưng họ chỉ nghỉ nhiều nhất là một ngày, sau đó vẫn cố gắng để làm việc. Ngồi ra cịn có nhiều nguy hiểm trong cơng việc nếu như không cẩn thận. Chị K chia sẻ: “Lần đấy

anh P đi chặt mía, chặt nhanh quá khơng để ý tới mầm mía non nên cứ cúi xuống chặt liên tục. Mầm mía nó chọc vào mắt cho, lần đấy tưởng mù, đi tiêm, khám ở Trung Quốc nhưng bác sĩ ở bên đấy ai bị gì nó cũng chỉ truyền nước thơi nên đành phải bỏ việc về nhà. Chị đi xuống tận Bắc Giang đón chồng, nhìn chồng một bên mắt đỏ lừ, nước mắt cứ chảy ra liên tục, một bên thì cứ đơ đơ, thấy khổ thế không biết”. Làm việc quá nhiều khiến nhiều lao động hao tổn về sức khỏe. Nhiều lao

động sau khi đi làm mía, làm rừng về thường bị giảm cân, những gương mặt khắc khổ, đen đúa vì cháy nắng.

Với nhiều lao động đi làm tại các công xưởng Trung Quốc thời gian làm việc nhiều, nhiều người phải làm ca đêm nên sức khỏe cũng không đảm bảo. Đặc biệt nhiều lao động sang bên đó cịn bị dị ứng với thức ăn và thời tiết quá khô và lạnh Chị M cho biết: “Lúc sang Quảng Đông chị bị ho nhiều lắm, ho ra máu đi, lúc đấy

chị nghĩ chị bỏ mạng ở bên đó rồi, nghĩ là làm gì cịn thấy chồng con nữa. Sang một tuần thì chị bị rồi, 11 ngày chị mới đi vệ sinh nặng được, phân ra như phân dê ấy. Đồ ăn của nó nóng quá, nó cho ăn nhiều ớt quá, cải bao, rong biển, độc ớt xanh to, các loại tệ nhất thì cho ăn, hơm nào có đậu phụ hay trứng sào cà chua thì chị mới ăn được một tý cơm. Sang chị ốm hơn một tháng, chị bị khó thở, nhưng vẫn phải đi làm, cứ ngồi đi làm mà cứ một lúc lại phải đứng lên thở mạnh một cái. Vừa làm mà nước mắt chảy ra đi, nghĩ khổ quá. Về được một dạo lại đi Phúc Kiến làm tơm cịn tệ hơn đi Quảng Đơng, lúc đấy đi tồn bắt làm đứng thôi. Lúc đầu mới đến họ mua cho chị một đôi dép rộng ơi là rộng, đi chân thò hết lên đằng trước nhưng được một dạo chỉ cịn nhích được mấy ngón chân vào, chân chị sưng to, tối nào cũng phải lấy muối và nước nóng về ngâm châm. Nó cho mình quần áo, ủng tay, ủng chân nhưng mà lạnh lắm, vào xưởng nó tanh lắm lại nhiều chất tẩy rửa nên chị hay bị nơn lắm. Chân đi ủng nhiều có mùi hơi, có người thì bị sâu nước ăn chân. Lạnh lắm chị ốm, chị bị khản tiếng, như con ngan ấy”. Không chỉ vậy những công đoạn độc hại

thường được dành cho nhóm cơng nhân Việt Nam. Anh S cho biết: “Ơng chủ nó

phân cho cơng nhân Việt Nam làm cái công đoạn khổ nhất là nhúng nhựa, vừa hôi, vừa bẩn quần áo, mà cũng chẳng phát cho khẩu trang hay ủng tay, ủng chân gì. Mình làm nhiều rồi cũng thấy quen, chứ suốt ngày hít cái mùi nhựa ấy chắc cũng độc lắm”. Lý do được đưa ra thường là những công nhân Việt Nam là những người

cần việc làm, họ không bao giờ biết chê việc, ngôn ngữ không thông thạo, ai chỉ đâu thì làm đó.

Đúng như lời chị M chia sẻ: “Lấy được tý tiền Trung Quốc về cũng không phải

dễ đâu, làm khổ lắm đấy”. Tất cả những người lao động đều cố gắng làm hết sức

chỉ mong có được năng suất, sản lượng cao. Họ luôn suy nghĩ cả năm chỉ đi chặt mía một hai vụ rồi lại về nên phải cố gắng làm thật nhiều, hoặc ở nhà chỉ sang đi làm công ty Trung Quốc một thời gian ngắn làm sao kiếm được thật nhiều tiền. Nên hầu như ai cũng gồng mình lên để làm việc, họ coi được đi làm ở Trung Quốc như một thời cơ để có thể kiếm nhiều tiền nhất có thể. Chính vì thế mà nhiều người đã bỏ qua sự quan tâm đối với sức khỏe của mình. Thậm chí nhiều người có độ tuổi trung niên nhưng sức khỏe khơng được tốt họ cịn đi truyền nước, uống thêm thuốc

bổ từ nhà trước khi đi chặt mía để khi sang đó đảm bảo sức khỏe để làm được nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)