Giá trị phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 100 - 132)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

4.3. Những giá trị để lại

4.3.3. Giá trị phát triển kinh tế xã hội

Giá trị của việc thờ phụng và tổ chức các lễ hội không chỉ ở phƣơng diện văn hóa mà còn ở giá trị kinh tế. Trƣớc tiên, thông qua lễ hội với không khí vui tƣơi, linh thiêng của ngày lễ hội làm cho mỗi ngƣời trút bỏ đƣợc những lo âu, phiền muộn của cuộc sống đời thƣờng, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo, sống nhân ái và yêu thƣơng nhau hơn. Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu, truyền bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền cho du khách trong và ngoài nƣớc. Nhƣ vậy, lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt, kinh tế du lịch văn hóa tâm linh. Sau là giá trị kinh tế bền vững, hiện nay những ngôi đền lớn nhƣ Bắc Hà, Trung Đô…là một phần quan trong trong tín ngƣỡng dân gian của đồng bào trong khu vực Lào Cai, Yên Bái. Kết hợp với những danh lam thắng cảnh trong trong vùng để trở thành một hệ thống những địa điểm có tiềm năng du lịch. Việc phát triển du lịch thông qua các hoạt động tham quan, khám phá, kết hợp các lễ hội theo thời gian riêng trong năm là cách để thu hút du khách gần xa. Đây là một điều tốt giúp cho

các đền, miếu thờ Chúa Bầu đƣợc gìn gữ và bảo vệ tốt, đồng thời là sự quảng bá cho sự linh thiêng và cảnh đẹp của những ngôi đền miếu. Việc phát triển du lịch kết hợp cũng biện pháp thúc đẩy phát triển vùng bởi nhu cầu của khách du lịch kéo theo các dịch vụ du lịch liên quan, có tác động mạnh mẽ đến kinh tế địa phƣơng.

Vì thế cho nên, việc dung hòa giữa yếu tố thƣơng mại và giữ gìn bản sắc văn hóa tinh thần của các đền, miếu thờ Chúa Bầu là điều cần đƣợc coi trọng. Để vừa phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, đồng thời không biến các di tích lịch sử thờ phụng công lao Chúa Bầu trở thành sản phẩm thƣơng mại. Việc phát triển kinh tế nhất thiết phải đi đôi với bảo tồn và gìn giữ nét đẹp vốn có của các di tích này.

Tiểu kết Chƣơng 4

Các đời Chúa Bầu gắn với hoạt động chủ yếu ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, nơi có địa hình hiểm trở. Dựa vào rừng núi mà xây đắp thành trì hùng cứ một phƣơng suốt gần hai thế kỷ. Khu vực Tuyên Quang trong thế kỷ XVI- XVII, mà nay là khu vực các tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái, trở thành trung tâm của chính quyền Chúa Bầu. Tuy rằng lịch sử không ghi chép nhiều về dòng Chúa Bầu, đặc biệt là sau khi sụp đổ, nhƣng trong những câu chuyện dân gian còn lƣu truyền, đồng bào các dân tộc nơi đây còn tƣởng nhớ anh linh của các vị Chúa Bầu, đặc biệt là nhóm cƣ dân ngƣời Tày. Việc dựng đền miếu thờ phụng Chúa Bầu thì có ở nhiều nơi nhƣng ở khu vực Tuyên Quang vào thế kỷ XVI-XVII mà nay thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái là nhiều nhất. Các đền thờ, miếu thờ, di tích thiêng liêng của Chúa Bầu đƣợc dựng vào nhiều thời kỳ, có cái nhân dân dựng sau khi dòng Chúa Bầu mất, có cái chính quyền Lê - Trịnh lập để thờ phụng công đức của Chúa Bầu sau khi Chúa Bầu mất, có cái lại đƣợc nhân dân lập vào thời Nguyễn trên nền móng cũ. Tuy nhiên, trải qua chiến tranh, sự chuyển dời của các nhóm cƣ dân cho nên các ngôi đền, miếu dần bị tàn phá hoặc mất đi. Thêm vào đó, sau khi hồ thủy điện Thác Bà đi vào hoạt động, rất nhiều chứng tích lịch sử về thời kỳ huy hoàng của Chúa Bầu bao gồm: thành trì, miếu, đền… bị chôn vùi dƣới lòng hồ Thác Bà. Vùng đất Đại Đồng giàu có, trù phú, là trung tâm của vùng cát cứ họ Vũ không còn khiến cho những yếu tố thuộc cả lịch sử và tinh thần bị biến mất hoàn toàn không thể khôi phục lại đƣợc. Những ngôi đền, miếu thờ hiện nay chúng ta biết đến cũng không phải là những ngôi miếu cổ, mà thực chất đó là những ngôi miếu mới đƣợc xây dựng gần đây, dựa trên nhu cầu của cƣ dân địa phƣơng. Những ngôi miếu, đền thờ này đƣợc dựng lên trên nền nhƣng ngôi miếu, đền có từ trƣớc vốn là những

công trình thờ phụng hoặc quân sự của Chúa Bầu. Trải qua thời gian những ngôi miếu, đền bị phá hủy nhƣng lại đƣợc nhân dân dựng lại, cho thấy sức bền của ý thức về công lao các đời Chúa Bầu trong tiềm thức của nhân dân, đặc biệt là cƣ dân ngƣời Tày nơi đây luôn gìn giữ và ghi nhớ.

Trong khoảng hơn hai mƣơi năm trở lại đây, những dấu tích lịch sử về thời kỳ Chúa Bầu chiếm cứ khu vực Tây Bắc đƣợc chú ý, nhiều cuộc khảo sát, khai quật đƣợc tiến hành nhƣng chủ yếu ở quy mô nhỏ. Những dấu tích đổ nát xƣa đƣợc nghiên cứu lập hồ sơ để đƣợc công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh. Từ đó nhiều ngôi đền miếu đƣợc xây dựng mới khiến cho cái nhìn về thời kỳ huy hoàng của các đời Chúa Bầu đƣợc thay đổi, phần nào đó tái hiện lại lịch sử của khu vực. Những nghi lễ thờ cúng đƣợc đặt ra, tạo không khí linh thiêng cho những ngôi đền mới xây dựng, cùng với đó, việc những câu chuyện huyền bí đƣợc truyền miệng cũng tăng thêm tính thần bí, linh thiêng cho những ngôi đền, miếu này. Đồng thời, đó cũng là cách truyền đạt lại cho thế hệ sau những giá trị lịch sử thiêng liêng của tổ tiên. Cũng trong gần hai mƣơi năm trở lại, nhiều lễ hội đƣợc tổ chức dựa trên nền tảng những giá trị dân gian với địa điểm là những ngôi đền miếu mới đƣợc xây dựng phần nào đó đáp ứng đƣợc các nhu cầu về văn hóa tinh thần, giáo dục cho đời sau. Đồng thời, đây cũng là nơi bày tỏ tấm lòng, sự thành kính, niềm tin tín ngƣỡng. Tại đây, mọi ngƣời gắn kết với nhau, vui chơi tạo sức sống mới tƣơi vui. Khi đến với lễ hội, mọi ngƣời ngoài vui chơi, thành kính đồng thời mong muốn sự chở che, giải tỏa những khúc mắc âu lo trong cuộc sống.

Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, cũng nhƣ thờ phụng các đời Chúa Bầu luôn đƣợc cả chính quyền các địa phƣơng và nhân dân chung tay. Những giá trị lịch sử luôn đƣợc gìn giữ, lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nó trở thành một phần trong đời sống của nhân dân khu vực. Với chủ chƣơng phát triển du lịch, nhiều đền, miếu, di tích lịch sử của thời kỳ Chúa Bầu đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch ghé thăm, góp phần quảng bá, nhắc nhớ về một thời kỳ lịch sử, mặt khác thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc phát triển kinh tế không phá vỡ vẻ tôn nghiêm của các di tích.

KẾT LUẬN

Tuyên Quang thế kỷ XVI-XVII gắn liền với vị trí của các đời Chúa Bầu họ Vũ. Dƣới sự cai quản của các Chúa Bầu, Tuyên Quang từ vùng phên giậu trở thành một trong những nơi phát triển mạnh của Đại Việt trong thời hỗn loạn, giao tranh liên miên giữa các phe phái, thế lực. Tại khu vực cai trị của mình, các đời Chúa Bầu, đặc biệt là Vũ Văn Mật, đã cho xây dựng hệ thống thành lũy, đồn trên địa bàn Tuyên Quang, Hƣng Hóa, hiện nay là khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, một phần Phú Thọ và một phần Cao Bằng, với trung tâm là vùng Đại Đồng thuộc Tuyên Quang. Trong thời kỳ phát triển thịnh vƣợng nhất của mình, thế lực Chúa Bầu có quân số đông, lƣơng thực dồi dào, các đời Chúa Bầu đầu còn chú trọng tuyển mộ nhân sĩ khắp nơi, luyện binh, khai hoang đất đai, thu thập dân chạy nạn, giáo hóa họ ổn định làm ăn. Trong giai đoạn chiến tranh Nam - Bắc triều, ngay cả khi thế lực họ Mạc mạnh nhất, cho đến về sau, nhiều lần tiến công cũng không thể tiêu diệt các Chúa Bầu. Đối với triều Lê, họ Vũ có công lớn trong việc ổn định một phƣơng, dẹp nỗi lo một mặt bị công kích, tạo điều kiện tiếp vận quân - lƣơng, nhiều lần phối hợp để tiến đánh quân Mạc không chỉ ở vùng Tuyên Quang - Hƣng Hóa và cả ở Thanh Hóa và Nghệ An. Với công lao to lớn nhƣ vậy cho nên vƣơng triều Lê Trung hƣng có thái độ khá mềm mỏng với các Chúa Bầu. Song, trƣớc việc lấy chọn cảnh thổ của vua Lê, cùng với việc thế lực vƣơng triều Mạc bị suy yếu, vai trò chính trị chiến lƣợc của dòng họ Vũ ở Tuyên Quang dần bị mất đi, vùng chiếm cứ và ảnh hƣởng của các đời Chúa Bầu, từ Vũ Đức Cung đến Vũ Công Tuấn bị thu hẹp, và cuối cùng bị tiêu diệt. Các đời Chúa Bầu cũng tự xem mình là chúa tể của một vùng. Các Chúa Bầu cho lập trƣờng thi, tuyển mộ quan lại binh sĩ, lại mở các chợ thuận tiện cho giao thƣơng. Đối với nhân dân trong vùng, các đời Chúa Bầu đƣợc xƣng tụng là Vua hay Chúa, còn đối với thƣơng nhân phƣơng Tây xem Chúa Bầu là “vua Bầu”, là một trong những “vƣơng quốc” (hay đúng hơn là tiểu quốc) trực thuộc vƣơng quốc Đàng Ngoài. Triều đình Lê - Trịnh thì nhiều đời phong chúa Chúa Bầu tƣớc Công, cho phép đời đời trấn thủ Tuyên Quang. Một dòng tộc mà nhiều đời đƣợc phong tƣớc Công thì quả là hiếm có, nếu không là chúa một phƣơng thì cũng phải là công thần có công lớn với quốc gia. Riêng về phần Chúa Bầu - Vũ Văn Mật, Ông còn đƣợc triều đình phong là “An Tây Vương” ngang bằng với Chúa Trịnh, đủ thấy triều đình xem trọng thế lực của Chúa Bầu nhƣ thế nào. Vào thời kỳ suy yếu của mình, trƣớc sức ép mất đi cảnh thổ của tổ tổng, các Chúa Bầu từ Vũ Đức Cung dần chuyển trung tâm xa thế lực Lê - Trịnh, xây dựng vùng Đại Đồng cùng với thành

Nghị Lang trở thành những trung tâm chính của thế lực. Đến đời con và cháu là Vũ Công Đức và Vũ Công Tuấn tiếm xƣng Vƣơng, ra mặt trở thành đối địch với triều Lê - Trịnh. Vũ Công Tuấn trƣớc bị giết đã làm mất đất đai 3 châu là Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vỹ vào tay nhà Thanh, kể nhƣ là tội lớn với đất nƣớc.

Sau khi Chúa Bầu chấm dứt vai trò của mình, các triều đình quân chủ và nhân dân những nơi Chúa Bầu để lại dấu tích đã lập đền thờ để tƣởng nhớ công lao. Phần con cháu đƣợc hƣởng thuế một vùng để lấy đó làm tiền tế tự, hơn nữa ai có tài đem ra giúp nƣớc thì đều đƣơc triều đình trọng dụng chứ không đến mức phải diệt tộc hoàn toàn. Trải qua thời gian, với nhiều biến thiên của lịch sử, những chứng tích của Chúa Bầu bao gồm thành - lũy, lầu các bị phá hủy trở thành phế tích hoang toàn. Những ngôi miếu, đền thờ ở khu vực Tuyên Quang xƣa cũng bị tàn phá, những lớp ngƣời đến rồi đi khiến cho những hiểu biết về Chúa Bầu cũng bị mai một dần, cùng với đó, những ghi chép của các vƣơng triều Trung đại Việt Nam về các Chúa Bầu không nhiều, cũng ảnh hƣởng đến sự hiểu biết của nhân gian. Tuy vậy, đối với đồng bào các dân tộc nơi này, đặc biệt là đồng bào Tày - Nùng, thì Chúa Bầu vẫn mãi trong tiềm thức của họ. Thông qua các câu chuyện dung dị, huyền bí, những điều cấm kỵ mà lƣu truyền huyền thoại về Chúa Bầu, và cùng với đó rất nhiều đền miếu thờ Chúa Bầu đều do cƣ dân có nguồn gốc Tày - Nùng xây dựng và phụng thờ. Nhƣ vậy, có thể xem Chúa Bầu đi vào văn hóa dân gian của đồng bào Tày - Nùng khá sâu sắc và cũng chính đồng bào Tày - Nùng đã và đang bảo vệ, lƣu truyền những giá trị lịch sử của Chúa Bầu. Hiện nay, những ngôi đền trƣớc kia đƣợc xây dựng để thờ phụng Chúa Bầu trải qua chiến tranh và thời gian bị phá hủy về cơ bản cũng đã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ khôi phục, thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng tâm linh cũng nhƣ khơi dậy sự đoàn kết dân tộc. Mặc dù vậy, điều đáng tiếc là vùng Đại Đồng - trung tâm chính của Chúa Bầu - đã không còn, thành quách, đền đài, lăng mộ cũng mất đi.

Tóm lại, các đời Chúa Bầu có vị trí quan trọng đối với lịch sử Đại Việt thế kỷ XVI-XVII, có thể xem Chúa Bầu là một trong ba thế lực lớn nhất của thời kỳ Nam - Bắc triều. Tuy nhiên, lịch sử có phần quên lãng vai trò, những chiến tích và đóng góp mà Chúa Bầu trong công cuộc gây dựng trên vùng Tây Bắc. Vì vậy, Luận văn của tôi hy vọng đã phần nào đóng góp vào việc khôi phục, đánh giá lại về các đời Chúa Bầu. Do sự khó khăn về tƣ liệu, cả thƣ tịch thành văn lẫn dấu tích vật chất, vấn đề Chùa Bầu - Thành Bầu ở Tuyên Quang thế kỷ XVI-XVII vẫn cần tiếp tục đƣợc quan tâm nghiên cứu trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời Trung đại. Vần đề này, cũng nhƣ chủ đề về lịch sử vùng cao nói chung, sẽ đóng góp vào sự nghiệp phục dựng lịch sử dân tộc - một

Lịch sử - Văn hóa Việt Nam đa tuyến và toàn bộ, nhƣ nguyên lý Đa tuyến, Toàn diện và Toàn bộ mà Cố Giáo sƣ, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexander De Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, bản dịch, Ủy ban Đoàn kết Công giáo, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

3. Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang (2009), Tuyên hành ký trình, Viện Sử học

dịch, BTTQ SL/24.

4. Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang (2004), “Lí lịch di tích thành nhà Bầu”, số 34 LLDT-BT, 20/12/2004.

5. Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang (2009), “Lí lịch di tích thành nhà Mạc”, số 04 LLDT-BT, 08/08/2009.

6. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, bản dịch, Viện Sử học và Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

7. Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng (2013), “Thông tư Ban hành Danh mục

địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác lập bản đồ tỉnh Yên Bái”, số 48/2013/TT-BTNMT, ngày 26/12/2013.

8. Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng (2013), “Thông tư Ban hành Danh mục

địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác lập bản đồ tỉnh Lào Cai”, số 36 /2013/TT-BTNMT, ngày 30/10/2013.

9. Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng (2013), “Thông tư Ban hành Danh mục

địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác lập bản đồ tỉnh Tuyên Quang”, số 22 /2013/TT-BTNMT, ngày 03/19/2013..

10. Nguyễn Sĩ Bình (2010), Con đường Việt Nam, Nxb. Thời đại, Hà Nội. 11. “Biểu liệt kê những cuộc nổi dậy tại An Nam dƣới thời Vĩnh Lạc (1407-

1424)” (2006), Tạp chí Xưa Nay, số 269, tr. 27.

12. Lƣơng Văn Can (1925), Đại Việt dư địa, Nhà in Nghiêm Hàm, Hà Nội. 13. Cơ mật viện - Nội các triều Nguyễn (2009), Khâm định tiễu bình Bắc Kỳ

nghịch phỉ phương lược chính biên, tập I, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà

Nội.

14. Cơ mật viện - Nội các triều Nguyễn (1993) Khâm định Đại Nam hội điển

sự lệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

15. Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Yên Bái (5/11/2016), Vị trí địa lý - Địa hình

- Địa giới hành chính. Địa chỉ: http://www.yenbai.gov.vn/Pages/Vi-Tri- dia-ly. aspx?ItemID=4&l=vitridialy.

16. Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Lào Cai (9/09/2011), Điều kiện tự nhiên.

Địa chỉ: https://laocai.gov.vn/ubnd-laocai/4/469/38156/169132/Gioi-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 100 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)