Đặc điểm chung của thành Bầu ở Tuyên Quang thế kỷ XVI-XVII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 73 - 74)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

3.1. Dấu tích thành Bầu

3.1.7. Đặc điểm chung của thành Bầu ở Tuyên Quang thế kỷ XVI-XVII

Về vị trí xây dựng thành:

Hầu hết các ngôi Thành Chúa Bầu đều đƣợc xây dựng với các tiêu chí sau: Thành đƣợc xây dựng ở vị trí hiểm yếu có thể khống chế các đƣờng giao thông quan trọng, có thể là đƣờng thủy hoặc đƣờng bộ, đôi khi cả hai. Thành xây dựng dựa vào đƣờng nƣớc hoặc sông, hoặc khe, ngòi ở gần để tiện việc giao thƣơng, hoặc cung cấp nƣớc cho thành. Thành trên cao, hoặc có các điểm cao, tƣờng thành có một khu vực quan sát rộng vừa tụ quân vừa chuẩn bị cho các hoạt động quân sự và sinh hoạt. Các ngôi thành đƣợc xây dựng để khống chế vùng đất hoặc để đối đầu với các thế lực khác, giúp phòng thủ vùng đất chiếm đóng. Thành Bầu xây dựng ở Tuyên Quang thƣờng dễ thủ mà khó công thành. Các ngôi thành có nhiều cửa để tiện việc tiến quân, thủ thành và thoái lui.

Về hình dạng:

Những ngôi thành mà các đời Chúa Bầu dựng lên trên đất Tuyên Quang về cơ bản, với dấu tích sót lại cho thấy rằng, chúng không có một hình dạng thuần nhất với nhau. Không có ngôi thành nào đƣợc xem là vuông hay chữ nhật mà nó dựa vào yếu tố địa hình, địa vật xung quanh mà đƣợc xây dựng. Nếu nhƣ thành Bình Ca đƣợc xây dựng trên hai ngọn đồi ở vòng chữ U, thì thành Việt Tĩnh lại đƣợc xây dựng với hình da giác nhiều cạnh. Các ngôi thành Chúa Bầu xây dựng nên vốn không phải đƣợc xây dựng ở nơi có đất đai bằng phẳng, mà chúng thƣờng xây dựng ở vị trí cao trên núi, đồi, hoặc xung quanh có núi đồi để tiện lập tiền đồn cho việc quan sát, phòng thủ. Những đoạn tƣờng thành nối tiếp với nhau theo lối kiến trúc đặc trƣng cơ bản là dựa vào sông, khe, ngòi để tạo thành những đƣờng nƣớc xung quanh thành, vừa thông thƣơng vừa bảo vệ thành. Các đoạn tƣờng thành còn là sự nối núi, đồi lại thành tƣờng thành, điều này là hết sức quan trọng vì có thể dựa vào những điểm cao để quan sát dể dàng hơn, vừa giảm công sức đắp thành. Hơn thế, nó khá phù hợp với kiểu thế lực cát cứ ở các địa phƣơng; song cũng vì thế nên hình dạng không có thuần nhất.

Các ngôi thành ở Tuyên Quang mà dấu tích để lại, kết hợp với nhƣng ghi chép của các triều đại phong kiến, cho thấy rằng, các ngôi thành thƣờng đƣợc xây dựng đa vật liệu. Việc xây dựng thành mà cụ thể là nối thành có chất liệu chính là đất đá. Đất đƣợc sử dụng đắp thành khá phổ biến bởi tính chất dể vận chuyển, dễ đắp, lại sẵn có ở địa phƣơng. Việc huy động sức dân đào đất đắp thành còn có một nguyên nhân nữa, đó là thƣờng việc đắp thành đất đƣợc lấy xung quanh thành hoặc ngay dƣới chân thành vì yếu tố cự ly gần. Thêm vào đó, khi đào đất dƣới chân thành đồng thời tạo nên một hào nƣớc xung quanh nơi này, có thể cắm chông giúp bảo vệ thành. Chất liệu đất không những đƣợc sử dụng ở Tuyên Quang mà khắp nơi ở Việt Nam chất liệu này đƣợc sử dụng khá phổ biến. Vì thế cho nên khi xây dựng, những ngôi thành đắp đất thƣờng có chân móng tƣờng thành rộng, và thu hẹp ở phía trên, do tính chất kết dính của đất đắp tƣờng thành lớn, đất cũng không có thể đắp theo phƣơng vuông góc, nếu nhƣ không có một lớp tƣờng gạch hoặc đá tạo khung. Các tƣờng thành thƣờng có mặt cắt ngang tƣờng hình thang hoặc tứ giác, hiếm khi là hình vuông hay chữ nhật. Điều này cũng chứng mình cho hiện tƣợng chân tƣờng thành rộng và thu hẹp lại phía trên. Chất liệu gạch cũng đƣợc sử dụng để xây dựng đền đài, cung điện, còn đối với tƣờng thành, gạch thƣờng dùng xây dựng những chỗ hiểm yếu hay tạo khung cho tƣờng thành, hoặc đƣợc xây dựng trên tƣờng thành với các lầu chỉ huy, hay dùng xây dựng cổng thành. Ngoài gạch còn có đá, đá là chất liệu tự nhiên có thể khai thác để xây dựng, song ở nhiều nơi đá không có tại chỗ, phải vận chuyển từ nơi khác, vì thế cho nên đá về cơ bản đƣợc đắp những chỗ dễ sụt lún, nền móng yêu, nhƣng phần đa dùng để hỗ trợ xây cổng thành là chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)