Những địa danh thuộc tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

3.2. Tên gọi và địa danh

3.2.1. Những địa danh thuộc tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Những địa danh đƣợc nêu hiện nay chủ yếu tập trung xung quanh thành Bình Ca thuộc xã An Khang, thành phố Tuyên Quang. Theo sách Kiến văn

tiểu lục có chép: “... Xứ Doi-Cò và Phủ Bãi, thuộc xã Thúc Thủy, huyện Phù Yên có thành cũ của Gia Quốc công. Trong thành ruộng phẳng đất rộng, nay đều bỏ rậm làm hầm hố có ùm beo, đạn đá to bằng quả cam không biết bao nhiêu mà kể...” [33, tr.; 354]. Vậy những địa danh xứ Doi-Cò, Phủ Bãi ở đâu?

Địa danh Doi-Cò không còn thấy nhắc đến, song khi khảo sát xung

quanh khu vực thành Bình Ca, chúng tôi có thấy nhiều ngọn đồi bao vây, lại không xa sông Lô là bao, theo ngƣời dân nơi này trƣớc kia cứ đến chiều về từng đàn cò rủ nhau về trú ngụ trên những quả đồi xung quanh bến Bình Ca ngƣời dân quen gọi là đồi cò. Nếu nhƣ vậy rất có khả năng địa danh Doi Cò chính là Đồi Cò hay bãi Cò (?).

Địa danh Phủ Bãi là bãi đất rộng phía trƣớc thành Bình Ca ,hiện nay vẫn đƣợc mang tên Bãi Phủ. Nếu nhƣ muốn từ sông Lô lên thành Bình Ca thì nhất thiết phải đi qua khu vực này. Tại sao lại gọi là Phủ Bãi hay Bãi Phủ? Tƣơng truyền ở dƣới bãi đất rộng này Chúa Bầu cho chọn giấu những gáo, sành vỡ sau đó phủ cát lên để cản bƣớc tiến của quân địch.

Tên gọi Trại Ruộc dùng để chỉ việc là nơi có neo đậu thuyền bè dƣới

thời Chúa Bầu. Hiện nay ở xã An Khang có tên xóm đò Ruộc (vị trí 21046’06’’ vĩ độ bắc, 105015’114’’ kinh độ đông).

Địa danh Thúc Thủy: với hàm ý là nơi luyện binh, thúc thủy binh luyện

tập. Nhƣ chúng ta biết, thành Bình Ca có sông Lô án ngữ trƣớc mặt, lại là thành tiền đồn quan trọng của các đời Chúa Bầu cho nên việc luyện binh, trong đó có thủy binh, là hết sức quan trọng. Hiện nay vẫn còn địa danh Thúc Thúy với tên gọi là thôn Thúc Thủy (21041’11’’vĩ độ Bắc, 105014’50”kinh độ Đông). Thôn Thúc Thủy thuộc xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, cách không xa thành Bình Ca bao nhiêu, chỉ độ vài trăm mét. Trong Đại Nam nhất

thống chí có chép địa danh “chợ Thúc Thủy” và “bến đò Thúc Thủy” thuộc huyện Hàm Yên [85, tr. 414, 416], phải chăng hai địa danh này ngày nay thuộc thôn thúc thủy của xã An Khang? Đây là một bí ẩn cần có nghiên cứu và giải đáp.

Địa danh Đồi Phủ Chúa Bà hay còn gọi là Đồi Phủ Bà chính là Đồi

Bông Hạ. Tƣơng truyền nơi đây đặt phủ để vợ Chúa Bầu ở. Khi khảo sát đồi Bông Hạ, chúng tôi có thấy một khu đất khá bằng phẳng trên đỉnh đồi, rất có thể đó là nơi đặt phủ chúa Bà. Phủ chúa Bà đƣợc xây dựng với mục đích nơi ở, song ngƣời ở vẫn còn là câu hỏi bỏ ngõ, theo dân gian đây là nơi vợ Chúa Bầu ở, song cũng không thể xác định đƣợc đây là nơi vợ của vị chúa nào trong 7 đời chúa Bầu ở? Tuy vậy, có thể khăng định không phải là cả 7 đời vì mấy đời sau chúa Bầu đã mất dần đất đai.

Địa danh Tràng Thi là địa danh nay thuộc thôn Tràng Thi (21048’11” vĩ độ bắc, 105014’18”kinh độ đông). Hiện nay thôn Tràng Thi đƣợc chia ra làm xóm Tràng Thi A và xóm Tràng Thi B. Trong báo cáo Kết Quả điều tra

khảo sát khảo cô học khu vực thành nhà Bầu - Tuyên Quang, năm 2013 của

Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang thì khu vực hai xóm Tràng Thi A và B phát hiện nhiều hiện vật xuất hiện từ thời Lê - Mạc và địa danh này tƣơng truyền là nơi các đời Chúa Bầu tuyển chọn nhân tài cả văn và võ [18, tr.21, 22]. Trong thời gian này, bên phía nhà Mạc hàng năm vẫn tổ chức thi chọn nhân tài cho đất nƣớc, Chúa Bầu lại hùng cứ một phƣơng, có thể xem là vua một phƣơng, cho nên việc chọn nhân tài là điều hết sức bình thƣờng. Cũng không thể xác định chính xác nơi nào đặt trƣờng thi xƣa, nhƣng với địa danh này có thể xác định đƣợc trên địa bàn thôn Tràng Thi hiện nay từng là nơi Chúa Bầu đặt trƣờng thi để tuyển chọn nhân tài. Tuy vậy, năm 1670, thế lực họ Vũ suy yếu, vùng đất Tuyên Quang dần thuộc về chính quyền Vua Lê - Chúa Trinh, vua Lê “ sai thiếu úy là bọn Lê (Thì) Hiến đi bình định Tuyên Quang” [82, tr. 326]. Năm 1678, triều đình Vua Lê - Chúa Trịnh đẩy Vũ Công

Tuấn lên mạn tây và tây bắc, nhà Lê tiến hành mở trƣờng thi ở Tuyên Quang. [82, tr. 344]. Vấn đề thi cử của nhà Lê Trung hƣng ở khu vực Tuyên Quang đến đây mới thấy đề cập. Nếu vậy, trƣờng thì của chúa Bầu nếu đặt ở đây thì phải có từ trƣớc đời Vũ Công Tuấn và đến đời Vũ Công Tuấn cầm quyền thì chấm dứt thi cử hoặc là trƣờng thi có sau khi nhà Lê Trung hƣng chiếm xong vùng đất thuộc tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Thực chất, vấn đề trƣờng thi vấn cần tiếp tục nghiên cứu.

Địa danh Trạm Chờ hay Hạ Mã: hiện nay là vực gần ngôi miếu Chúa Bầu

ở thôn Tân Thành. Đây nơi nghỉ chân của ngƣời và ngựa trƣớc khi lên thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)