CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA
3.1. Dấu tích thành Bầu
3.1.2 Thành Việt Tĩnh
Cùng với thành Bình Ca, thành Việt Tĩnh - hay còn gọi là thành Đại Đồng - là một trong những ngôi thành quan trọng bậc nhất của các đời Chúa Bầu. Vùng Đại Đồng với trung tâm là thành Đại Đồng là trung tâm quan trọng, đƣợc xem là hậu phƣơng chính của của nhiều đời Chúa Bầu.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Thành cổ Việt Tĩnh ở địa phận xã Diên Gia, châu Thu, cũng do Vũ Văn Mật đắp. Mặt trông ra sông, cũng còn nền cũ” [85, tr. 411]. Chu vi thành ƣớc khoảng “1.385m2
, tường thành cao 2,30m, trên mặt rộng 3m chân tường rộng 9m. Tường đều đắp bằng đất, trừ những cửa có xây ốp bằng gạch hoặc đá tảng” [67, tr.
122]4. Phía ngoài thành đƣợc bao quanh bằng hệ thống hào nƣớc. Phần tƣờng phía tây bắc đƣợc đắp trên gò đồi cao. Phía tây nam và nam đƣợc đắp trên bãi bằng. Tuy nhiên, hào thành lại ở phía trong tƣờng thành. Phía bắc dòng tiếp xúc sông Chảy tạo thành một hào tự nhiên bảo vệ cho thành. Nếu xem xét cấu trúc thành có thể thấy rằng thành này xây dựng khá phù hợp với quan điểm quân sự dựa vào địa thế để xây dựng. Việc thành đắp bằng đất ở Việt Nam không phải hiếm, mà rất phổ biến. Thành đắp bằng đất thƣờng có đặc điểm nhƣ: thành có chân thành rất rộng, mặt thành thì hẹp hơn. Tƣờng thành dựa vào thế núi đồi mà hình thành, chỉ có cổng thành mới đƣợc gia cố bằng gạch đá mà thôi. Thành có 4 cửa, không mở chính giữa. Trong đó, cửa Đông mở xuống sông Chảy, song đƣợc đắp bao quanh bằng đê nên muốn vào thành phải đi vòng, cửa Nam là cửa có hào trong thành, cửa phía Tây hào đào không thông, cửa Bắc mở ở hƣớng đông bắc thông qua một đoạn hào để tiến xuống sông Chảy. Vai trò của sông Chảy đối với thành Việt Tĩnh vừa là đƣờng nƣớc tự nhiên, đồng thời lại là nơi đóng quân, tập luyện thủy binh, là nơi bến đò, chợ búa tập, là nơi cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành Việt Tĩnh, đồng thời
4 Thành Việt Tĩnh đƣợc xây dựng ven bờ sông Chảy, đối diện với ngọn núi Cao Biền thuộc xã Vũ Linh, châu Thu Vật sau thuộc huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái (Yên Bình vào thời nhà Nguyễn là đất châu Thu Vật (năm 1823 đổi tên là châu Thu (Thu Châu) Phủ Yên Bình, Tuyên Quang. Năm 1991, huyện Yên Bình trở lại thuộc tỉnh Yên Bái). Thành đƣợc xây dựng trên gò đồi một nửa và một nửa hơi bằng. Việc xây dựng thành Đại Đồng dựa nhiều vào địa hình tự nhiên, vì thế cho nên hình dạng thành không hoàn toàn vuông hay hình chữ nhật. Thành Đại Đồng đƣợc xấy dựng với cấu trúc thành là sự kết
cũng tạo thành hào nƣớc tự nhiên bao quanh vùng ảnh hƣởng của thành tạo ra thế ngôi thành. [82, tr. 122, 123, 124] (Hình 9)
“Từ Đại Đồng dò [đi theo - LMP] bờ bên phải sông Chảy lên Tụ Long,
đường bộ từ xã Đại Đồng đi về bên phải, sang sông, đi qua xã Bình Hành, lội ngòi Hành, một ngày; lội ngòi Tráng, ngòi Thượng, Hồi Dương, Lịch Hạ đến Nhân Mục, một ngày, cũng lên Từ Hiếu, Thượng Cừng đến Thẻ Đôn. Lại từ xã Đại Đồng đi đến xã Xuân Lôi, một ngày; qua xã Đồng Lượng, sang đò sông Chảy, qua phủ Xu Bồ, xã Xuân Thiều, đến xã Tòng Lệnh, một ngày; lội ngòi Dầu, ngòi Cát, ngòi Úc một ngày; đến bên sông xã Lâm Trường một ngày, lội qua miếu Hắc Y và các làng Lâm Trường Trung, Khang Cù, Phổ An. Phụ Khang đến xã Thượng Cương; một ngày, cũng đến chợ Thẻ Đôn. Nếu đến xã Xuân Hy không vào chợ Thẻ Đôn đi thẳng qua làng Ngũ Kỳ, đến Hoằng Thượng, một ngày; lội hai khe đến làng Lai, làng Liễu một ngày, qua khe Trung Đô, miếu Trung Đô, đến Nam Thầm một ngày… Từ Đại Đồng đến xã Phúc Khánh, lại lội hai con khe, qua tổng Lương Sơn, một ngày; qua đồn Yên Bắc lội ngược đến xã Mai Quan, miếu Gia Quốc công, một ngày” [33, tr.;
361-362]. Có thể thấy Đại Đồng trong lịch sử không những là một khu vực buôn bán tấp nập trên bến dƣới thuyền, mà còn là trung tâm của các trung tâm, hay nói cách khác là thành trung tâm của các thành khác, có thể di chuyển từ thành này đến các thành xung quanh không quá xa, chỉ khoảng 1 ngày đƣờng mà thôi. Thời kỳ Chúa Bầu cai trị, đây là một vùng trù phú, điều này khiến cho thế lực của Chúa Bầu mạnh và đây cũng là thành quan trọng bậc nhất của Chúa Bầu. Đƣơng thời, danh sĩ Nguyễn Hãng từng viết bài “Phú
Đại Đồng” để ca ngợi sự giàu có của Đại Đồng (Phụ lục 10). Trong dân gian
vẫn còn lƣu truyền câu:
“Còn tiền chợ Ngọc, chợ Ngà
Hết tiền thì lại thác Bà, thác Ông”
Đó là câu ca xƣa để nói về cuộc sống của cƣ dân hai bên bờ sông Chảy. Chợ Ngọc, chợ Ngà là nơi buôn bán hàng hóa nổi tiếng ở vùng Yên Bình trƣớc đây. Vào những năm 1970, khi Nhà máy Thủy điện Thác Bà đi vào hoạt động, cả một vùng rộng lớn ngập chìm trong nƣớc. Hồ Thác Bà đã tạo nên diện tích mặt nƣớc rất lớn nằm ở 2 huyện Yên Bình và Lục Yên. Cùng với việc đi vào hoạt động của nhà máy thủy điện Thác Bà, vùng Đại Đồng cũng chìm luôn dƣới nƣớc hồ thủy Thác Bà, thành Việt Tĩnh cũng chịu chung số phận. Những kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa mà chúng ta có ngày hôm nay là nhờ vào công trình của PGS. Đỗ Văn Ninh từ đầu thập kỷ 1980.