Những địa danh thuộc tỉnh Lào Cai hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

3.2. Tên gọi và địa danh

3.2.2. Những địa danh thuộc tỉnh Lào Cai hiện nay

Tại xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Địa danh Trung Đô (22027’11”vĩ độ bắc, 104015’14”kinh độ đông), Trung Đô là địa danh từng là nơi Chúa Bầu cho xây dựng lũy Ngọc Uyển, thành Trung Đô với mục đích chống xâm lấn từ phƣơng bắc và chống cự với triều Mạc. Việc đặt tên “Trung Đô” cũng hàm ý việc cát cứ, xƣng vƣơng của Chúa Bầu?

Địa danh Ao Chúa Bầu nằm phía bắc, trong làng Trung Đô, tƣơng

truyền là nơi Chúa Bầu cho đào để trữ nƣớc cho sinh hoạt, phục vụ tại chỗ trong thành. Mặc dù phía ngoài có sông nhƣng có lẽ đào ao trữ nƣớc sẽ tốt cho việc phòng thủ lâu dài.

Địa danh Rừng Cấm: thƣờng ở khu vực Tây Bắc mỗi bản, làng

đều có một khu vực rừng cấm là nơi linh thiêng gắn với những truyền thuyết. Địa danh Rừng Cấm làng Trung Đô là nơi tƣớng của Gia Quốc công Vũ Văn Mật là Hoàng Văn Thung, một tƣớng tộc ngƣời Nùng hi sinh sau khi thủ thành Trung Đô thất bại. Vợ - chồng tƣớng Hoàng Văn Thung đƣợc táng luôn ở đây. Đối với cƣ dân nơi này, đây là khu vực cấm, hết sức linh thiêng của làng Trung Đô.

Địa danh cây gạo nàng Niền: Cây gạo nàng Niền hay còn gọi là

cây gạo công chúa nàng Niền. Đối với cƣ dân ngƣời Tày nơi đây, con gái của Chúa Bầu chính là công chúa. Nàng Niên là con gái của Vũ Văn Mật, không may bị chết đuối dạt vào khu vực cây gạo gần bờ sông Chảy, cách không xa trung tâm làng Trung Đô, nhân dân cũng cho là cây gạo thiêng, nên hết sức trân trọng.

Tên gọi Hòn Đá Thề: Hòn Đá Thề là địa điểm thuộc làng Trung Đô, theo tích xƣa của cƣ dân Tày nơi này, tƣớng Hoàng Văn Thung là thủ lĩnh của một nhóm ngƣời Tày nổi lên chống giặc cƣớp, Vũ Văn Mật đến cảm hóa ,đƣa Hoàng Văn Thung về dƣới quyền của mình. Hòn Đá Thề là nơi hai ngƣời lập lời thề cùng nhau bảo vệ đất đai dân làng, ở đây cũng là nơi Hoàng Văn Thung thề trung thành với Vũ Văn Mật.

Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà

Địa danh Bắc Hà: nay chính là thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà. Theo ngƣời Tày nơi đây, Bắc Hà trƣớc có tên gọi là “Pạc Ha” (trăm bó gianh), dƣới thời Pháp gọi là “Pakkha” về sau gọi là Bắc Hà. Theo ngƣời dân Tày nơi này thì tên gọi có từ trƣớc, theo đó vùng này tƣơng đối rậm rạp, Chúa Bầu đến khai phá, dựng nên làng mạc đông đúc. Lũy Ngọc Uyên chịu trách nhiệm bảo vệ cho khu vƣc thị trấn Bắc Hà.

Tại Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Tại thị trấn Phố Ràng có nhiều tên địa danh trong tọa độ (22012’47” đến 22015’05” vĩ độ bắc, 104027’43” đến 104030’34” kinh độ đông).

Địa danh xóm Bãi Soi hay có tên là Soi Bầu: Vị trí bên cạnh sông

Chảy có một bãi đất khá rộng xung quang có một số gò thấp. Nơi đây chính là tiền đồn của thành Nghị Lang, với tên gọi “đồn Ninh Bắc”. Đồn Ninh Bắc có nhiệm vụ cảnh báo và bảo vệ vòng ngoài cho thành Nghị Lang, vì nhƣ chúng ta biết Nghị Lang càng về các đời Chúa Bầu cuối càng có vị trí quan trọng, dƣới sức ép của triều đình Lê - Trịnh, vùng ảnh hƣởng và chiếm cứ của Chúa Bầu ngày càng thu hẹp. Thành Nghị Lang vừa xa kinh thành Thăng Long lại có vị trí cách núi ngăn

sông, đèo cao, vực thẳm, trở thành trung tâm quan trong thứ hai sau Đại Đồng.

Địa danh Đồi Khao Quân: nhƣ đã trình bày ở trên, ở khu vực Bãi

Soi đi về hƣớng thành Nghị Lang có đồi nhỏ gọi là Đồi Khao Quân. Tƣơng truyền, sau khi xuất binh, nơi đây là nơi quân Chúa Bầu tập hợp bàn chiến lƣợc, lập lời thề, khích lệ quân sĩ. Nó cũng là nơi sau khi thắng trận, các tƣớng sĩ đƣợc Chúa Bầu mở tiệc khoản đãi công tích.

Địa danh Gò Cơm Lam: cũng nằm trƣớc thành Nghị Lang, nơi

đây đƣợc xem là nơi phục vụ hậu cần cho những trận đánh của Chúa Bầu. Tƣơng truyền nhân dân phục vụ chiến đấu.

Địa danh Gò Chúa: gò Chúa có nhiều tên gọi nhƣ: “Phủ Chúa”,

“Phủ Bầu”. Gò Chúa hiện nay là khu vực Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nơi đây là nơi đặt phủ Chúa Bầu.

Địa danh Hang Cặm Véo hay còn có tên Hang Cấm: nơi đây đƣợc

cho là nơi cất giấu vũ khí của Chúa Bầu. Hang Cặm Véo nằm ở phía tây Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Yên khoảng 3km.

Địa danh Thủy Lâu: Thủy Lâu nằm trong lòng Phố Ràng hiện

nay, đƣợc cải tạo để trồng sen. Tƣơng truyền, Thủy Lâu là nơi Chúa Bầu cho dựng nhà để nghi ngơi cũng nhƣ bàn chính sự với các quan, tƣớng dƣới chƣớng mình. Hiện nay, Thủy Lâu không còn nhƣng tên gọi Thủy Lâu dùng để chỉ hai hồ nƣớc phía bắc thị trấn Phố Ràng.

Địa danh Phúc Khánh Tự: “Phúc Khánh tự” (chùa Phúc Khánh)

đƣợc ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí là nơi Vũ Văn Mật dựng

để thờ Phật, thỏa mãn tín ngƣỡng tâm linh của mình cũng nhƣ ngƣời dân trong vùng. Hiện nay đền Phúc Khánh đƣợc dựng lên trên vị trí xƣa kia là Phúc Khánh tự.

Tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Địa danh Kho Ái (tọa độ, 22024’55”vĩ độ bắc,104027’43”đên 104029’16” kinh độ đông). Có một lũy đá dài chạy dọc, những tảng đá đủ mọi kích cỡ đƣợc xếp với nhau nhƣ một con trạch, xung quanh lũy đá có nhiều mảnh gạch, gốm vỡ. Ngƣời dân tộc Tày nơi này vẫn quen gọi là Lũy Bầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)