Giá trị văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 99 - 100)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

4.3. Những giá trị để lại

4.3.2. Giá trị văn hóa tinh thần

Việc thờ phụng và tổ chức các lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống cƣ dân khu vực Tây Bắc và cƣ dân đồng bào ngƣời Tày. Các lễ hội là dịp tƣởng nhớ, tạ ơn và cũng là nhu cầu của đông đảo nhân dân trong vùng. Nhƣ chúng ta biết, con ngƣời do nhiều nguyên nhân, mỗi khi gặp rủi ro bất trắc, hoặc là trƣớc khi làm việc gì, ngoài những chuẩn bị về thực tế, ngƣời ta vẫn thƣờng trông đợi vào những yếu tố tâm linh. Chính yếu tố tâm linh đó là phần không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống, và lễ hội chính là hoạt động để con ngƣời đáp ứng phần nào nhu cầu tâm linh này. Ngƣời Việt Nam có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Khi tham gia lễ bái, mọi ngƣời thƣờng mong muốn sự che chở, bảo vệ, giúp đỡ những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài việc tƣởng nhớ công đức đối dân làng, những lễ hội liên quan đến Chúa Bầu còn thể hiện vị trí của các đời Chúa Bầu với đất nƣớc.

Thờ phụng Chúa Bầu giúp mọi ngƣời nơi đây trở về, đánh thức cội nguồn. Đây là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tƣợng thiêng, đƣợc định danh là những vị “thần”. Hình tƣợng các đời Chúa Bầu trong nhƣng câu chuyện đƣợc lƣu truyền cho thấy sự anh hùng của các Chúa Bầu. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những ngƣời khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những ngƣời chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những ngƣời chữa bệnh cứu ngƣời; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con ngƣời hƣớng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tƣởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội là dịp con ngƣời đƣợc trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên, hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi ngƣời.

Tín ngƣỡng và lễ hội phản ánh hiện thực cuộc sống, góp phần gìn giữ, bảo lƣu và phát triển những truyền thống tốt đẹp. Khi tham gia vào hoạt động phụng thờ, con ngƣời đƣợc sáng tạo, hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con ngƣời. Đây chính là quá trình trao truyền văn hóa từ thế hệ này

sang thế hệ khác. Cũng nhƣ trong các lễ hội khác, lễ hội đền, miếu thờ Chúa Bầu đƣợc nhân dân là ngƣời đứng ra tổ chức, sáng tạo, tái hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hƣởng thụ các giá trị văn hóa tâm linh. Khi tất cả mọi ngƣời chìm vào không khí thiêng liêng, hứng khởi của lễ hội thì khoảng cách giữa con ngƣời dƣờng nhƣ không còn, mọi ngƣời cùng nhau sáng tạo và hƣởng thụ văn hóa. Trong quá trình giao cảm với thế giới thiêng liêng bí ẩn, ai cũng có đức tin và mong muốn sự chứng giám của thế giới tâm linh về thái độ thành kính của mình.

Cũng nhƣ việc thờ phụng và tổ chức lễ hội ở các nơi khác, việc phụng thờ Chúa Bầu và tổ chức các lễ hội dân gian góp phần cố kết, nâng cao quan hệ xã hội. Đây là một hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng - văn hóa cộng đồng của nhân dân, nó chứa đựng tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Khi tham gia trong các hoạt động phụng thờ, lễ hội tính cộng đồng đƣợc đề cao, sự linh thiêng của đền, miếu thờ các Chúa Bầu khiến cho những mâu thuẫn cá nhân dƣờng nhƣng nhƣờng chỗ cho tình đoàn kết và thõa mãn nhu cầu tâm linh.

Lễ hội liên quan đến Chúa Bầu đƣợc tổ chức là dịp vui chơi, giải trí, thu nạp năng lƣợng cho cuộc sống mới. Ở đây, mọi ngƣời đƣợc giải toả lo âu với thần linh, mong đƣợc thần giúp đỡ, chở che. Những trò chơi là hoạt động mang nhiều ý nghĩa nhƣng bao trùm lên hết cả là sự thoải mái mà ngày thƣờng không có, thậm chí ngày thƣờng bị cấm. Thông qua các hoạt động dân gian mang lại cho con ngƣời một tinh thần tƣơi mới, vui vẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)