Hệ thống các địa điểm thờ tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 84 - 94)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

4.2. Nơi thờ tự, tín ngƣỡng và nghi lễ liên quan đến Chúa Bầu trên đất

4.2.1. Hệ thống các địa điểm thờ tự

Với công lao trong việc khai phá khu vực Tuyên Quang, biến nơi đây thành khu vực trù phú giàu có, lại có nhiều công lao trong công cuộc “phù Lê

diệt Mạc”, các Chúa Bầu đƣợc ngƣời đời thờ cúng, cho dù về sau các đời chúa

cuối không thực lòng với nhà Lê - Trịnh và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, những đời chúa đầu có công lớn với cả nhân dân trong vùng và chính quyền Lê - Trịnh trong công cuộc trung hƣng nhà Lê, cho nên đƣợc nhân dân phụng thờ ở nhiều nơi. Mặc dù vậy, đến hiện nay, trên địa bàn các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, một phần tỉnh Lào Cai, nơi trƣớc kia là đất Tuyên Quang trong thế kỷ XVI- XVII, các di tích thờ tự Chúa Bầu không còn nhiều. Ở đây chúng tôi có thể điểm đến một số địa điểm phụng thờ sau. (Bảng 4).

4.2.1.1. Miếu thờ Bình Ca

Miếu Bình Ca là ngôi miếu nhỏ ở trong khu thành Bình Ca ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, nơi vốn là tiền đồn quan trọng trong hệ thống phòng thủ của các đời Chúa Bầu. Ngôi miếu này đƣợc nhắc tới trong sách Đại Nam nhất thống chí: “Thành Bình Ca ở địa phận huyện Hà Yên do

Vũ Văn Mật đắp, chu vi hơn 40 trượng, ở giữa có một ngôi miếu cổ với hai pho tượng đá, nay đất và gạch ngói chồng chất” [84, tr. 411]. Ngôi miếu

không rõ là thời gian nào vì không có tƣ liệu nào nhắc tới. Nhƣng cũng theo sách Đai Nam nhất thống chí thì rất có thể ngôi miếu này có từ trƣớc khi nhà Nguyễn lập nên, bởi vì đến thời điểm mà sách nhắc tới, ngôi miếu chỉ còn nền móng đổ nát hoang tàn.

Cùng với sự phát hiện phế thành Bình Ca và khảo sát của Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, thì ngôi miêu đổ nát mới đƣợc chú ý nhiều. Năm 2015, ngôi miếu mới đƣợc dựng lên trên nền mong cũ của ngôi miếu đổ nát. Miếu mới dựng lên đáp ứng một phần nào đó tín ngƣỡng tâm linh của cƣ dân nơi đây, đồng thời là địa điểm để tƣởng nhớ về một ngôi thành, một dòng chúa đã hùng cứ ở nơi đây suốt gần 200 năm. Ngôi miếu mới lập dùng để phụng thờ Gia Quốc công Vũ Văn Mật. Ngôi miếu rộng 125m2, tuy đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc thời Hậu Lê nhƣng về cơ bản ngôi miếu đƣợc xây mới hoàn toàn. Những hiện vật đƣợc xếp đặt trong ngôi miếu cũng mới đƣợc đƣa vào phụng thờ.

Tại ngôi miếu Bình Ca, hiện vật đáng chú ý nhất có lẽ tấm bia đá và con rùa trƣớc miếu. Con rùa đá đƣợc xếp đặt đội bia, một mặt hƣớng vào miếu, một mặt hƣớng ra sông Lô. Tuy vậy, cả con rùa và tấm bia đá lại đang trong giai đoạn chế tác, mới thành hình thù nhƣng chƣa đƣợc khắc chữ hay

hoa văn gì. Vì thế cho nên cũng khó có thể xác định chính xác là con rùa và tấm bia đá dùng để làm gì và do ai chế tác. Thêm nữa, đây cũng không phải những hiện vật vốn có của khu miếu cổ đổ nát, con rùa và tấm bia cũng là hiện vật đƣợc di chuyển từ chân đồi Bông Hạ cách đó 200m về để thờ phụng. Con rùa đá hiện tại đƣợc cõng 1 tấm bia nhƣng là tấm bia xi măng mới đắp, còn tấm bia đá đang trong giai đoạn chế tác kia thì đặt bên phía ngoài khuôn viên ngôi miếu, không che chắn nên bị cỏ dại phủ lên. Quả thật, không hiểu tại sao lại có cách xếp đặt nhƣ vậy!

Hai pho tƣợng đá mà sách Đại Nam nhất thống chí nhắc tới, hiện nay

cũng không còn. Phía ngoài ngôi miếu, theo khảo sát, có nhiều hiện vật là những mảnh đá vỡ có hình uống lƣợn nhƣ hình dạng của rồng nhỏ, nhƣng nhiều nhất phải kể đến là gạch lớn dùng để xây thành. Hiện nay, gạch ngói đƣợc ngƣời dân cƣ trú gần đền sử dụng để xây dựng tƣờng bao và công trình phụ. Những viên gạch ở gần đền hiện nay bị vứt vƣơng vãi ngoài khuôn viên ngôi miếu mặc mƣa nắng của thời gian.

Tên các địa danh xung quanh thành Bình Ca vẫn còn nhƣ trƣớc, tuy nhiên nhóm cƣ dân hiện đang cƣ trú ở trong Thành Bầu không phải là dân bản địa, mà di chuyển từ nơi khác tới đây khai hoang, sinh cơ lập nghiệp sau khi kết thúc Kháng chiến chống Pháp. Cho nên họ hầu nhƣ không hiểu rõ lịch sử của khu vực mình sinh sống, chỉ biết về Chúa Bầu thông qua những câu chuyện kể. Trong quá trình phát triển kinh tế, cũng nhƣ sinh hoạt, rất nhiều hiện vật thuộc về thành Bình Ca và ngôi miếu bị xâm phạm hoặc phá hủy theo cách vô tình. Vì không hiểu về lịch sử, cũng không hiểu về vị trí của ngôi thành trong thời kỳ các Chúa Bầu cai trị, cho nên những giá trị thuộc về mặt tinh thần của nhóm cƣ dân mới này không cao. Ngôi miếu mới đƣợc xây dựng là dựa trên cơ sở của kết quả sau các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học. Cùng với đó là việc dòng họ Vũ muốn dựng lại ngôi miếu để tƣởng nhớ, phụng thờ tổ tiên ở thành Bình Ca.

Hiện nay, ngôi miếu về cơ bản bắt đầu đƣợc nhân dân quanh vùng chú ý và bắt đầu có lễ bái, song theo quan sát của chúng tôi, việc lễ bái cũng còn khá thƣa thớt. Nguyên nhân cơ bản có thể do tính chất mới của ngôi miếu, các hiện vật lịch sử có từ thời Chúa Bầu không đƣợc đƣa vào phụng thờ, không tạo ra điểm nhấn cho khu miếu thờ, không thể thu hút du khách thập phƣơng đến đây chiêm bái. Cùng với đó là sự di chuyển của cƣ dân trong vùng làm cho những tiềm thức về một thời kỳ lịch sử hào hùng của Chúa Bầu bị lãng quên. Việc phát triển du lịch lịch sử và tâm linh đối với thành Bình Ca và ngôi miếu thờ Vũ Văn Mật đang đƣợc tỉnh Tuyên Quang kết hợp cùng với địa danh bến Bình Ca và nhiều địa danh khác. Tuy nhiên, chiến lƣợc quảng bá và phát

triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang trong nhiều năm đã qua cho thấy kết quả không cao. Địa điểm này hiện nay, cũng chỉ dừng lại ở mức tiềm năng cho phát triển kinh tế và du lịch.

4.2.1.2. Đền Phúc Khánh

Đền Phúc Khánh hay Chùa Phúc Khánh là một di tích quan trọng thuộc thị trấn Phố Ràng của tỉnh Lào Cai (trƣớc kia thuộc châu Lục Yên của trấn Tuyên Quang). Đền Phúc Khánh nằm trong khu vực thành Nghị Lang xƣa, thành có vị trí quan trong trong hệ thống phòng thủ của các đời Chúa Bầu. (Hình 9).

Thời gian xây dựng chùa Phúc Khánh theo Đại Nam nhất thống chí

chép rằng: “Ở châu Lục Yên tương truyền do Vũ Văn Mật dựng. Hiện còn nền

cũ và bia đá, vẫn tỏ anh linh” [84, tr. 41]. Nếu nhƣ theo sách này thì chùa

đƣợc xây dựng bởi Vũ Văn Mật, vị chúa thứ hai của dòng Chúa Bầu, để thờ Phật, thỏa mãn yếu tố tín ngƣỡng tâm linh của đƣơng thời. Trải qua thời gian, đến thời Nguyễn chỉ còn lại nền móng đổ nát cùng với bia đá. Sự tàn phá của chiến tranh, thời gian đã khiến ngôi chùa chỉ còn là phế tích, cũng nhƣ thành Nghị Lang vậy. Kháng chiến chống Pháp kết thúc, đây là khu vực bắt đầu có sự hồi sinh và phát triển so với trƣớc, cƣ dân đến nơi này lập nghiệp. Sang thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” cùng với chủ chƣơng chung là bài xích mê tín, lạc hậu, hủ bại, nhƣng giá trị văn hóa cũ bị cấm đoán, ngôi đền trở thành phế tích.

Năm 2006, di tích lịch sử văn hóa “Đền Phúc Khánh” đƣợc trùng tu, tôn tạo và đƣợc xây dựng trên nền đất cũ theo kiến trúc thời Lê - Mạc; các bộ vì mái đƣợc làm bằng gỗ, tam quan ngoại xây dựng dạng tứ trụ truyền thống, các đỉnh trụ đắp phƣợng và nghê chầu, tam quan có kiến trúc một gian hai trái chồng diêm, thềm và bậc bằng đá có rồng cuốn, chân cột kê đá tảng có trạm khắc hoa văn thời nhà Mạc.

Hiện nay, đền Phúc Khánh tọa lạc trên đồi Tấp, nằm trong quần thể di tích “Thành cổ Nghị Lang”, trung tâm thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền Phúc Khánh và Thành cổ Nghị Lang đã đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 51/QĐ-BVHTT ngày 27/12/2001. Năm 2005, sau khi đối chiếu với phế tích Thành cổ Nghị Lang và Chùa Phúc Khánh, để phù hợp với thực tiễn hiện nay, Chùa Phúc Khánh nằm trong quẩn thể Khu di tích Thành cổ Nghị Lang xƣa đƣợc đổi tên thành Đền Phúc Khánh. Năm 2006, đƣợc sự quan tâm của Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam, lãnh đạo huyện và các cơ quan chuyên môn trung ƣơng và địa phƣơng, di tích lịch sử văn hóa Đền Phúc Khánh đƣợc trùng tu tôn tạo và đƣợc xây dựng trên nền đất cũ theo kiến trúc

thời Lê - Mạc. Năm 2007, đền Phúc Khánh đƣợc khánh thành trên diện tích 12,7ha. Về thờ tự, đền là sự kết hợp giữa thờ Phật, thờ thần và thờ Chúa Bầu. Ở đây hai vị chúa đƣợc phối thờ là Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật. Kể từ khi khánh thành, đền Phúc Khánh trở thành một địa điểm tâm linh quan trọng và đƣợc nhiều khách viếng thăm lễ bái hàng năm.

Tiềm năng du lịch là một thế mạnh của đền. Hàng năm, đền thu hút rất nhiều khách viếng thăm, nhất là vào tháng Giêng mùa lễ hội diễn ra. Với vị trí gần trung tâm Phố Ràng, lại có không gian rộng lớn, nhiều cây xanh và thoáng mát, kết hợp với hệ thống các di tích trên địa bàn huyện Lục Yên, nơi đây trở thành một điểm đến cho du khách thập phƣơng.

4.2.1.3. Đền Trung Đô

Trong Kiến văn tiểu Lục của Lê Quý Đôn thì “ở động Ngọc Uyển xã

Trung Đô cũng có miếu thờ.” [33, tr. 355]. Đền Trung Đô nằm ở huyện Bắc

Hà, lúc đầu đền đƣợc xây dựng bằng gỗ, lợp cỏ tranh. Về sau, ngôi đền đƣợc xây dựng lại lớn hơn, kiên cố, đƣợc nhân dân trong vùng phụng thờ và đƣợc xem là một ngôi đền linh thiêng. Tuy vậy, những biến động của thời gian, chiến tranh… đã khiến ngôi đền xuống cấp. Từ một ngôi đền lớn, trải qua năm tháng ngôi đền chỉ chân cột. Ngƣời dân dựng miếu thờ trên nền cũ để phụng thờ.

Tƣơng truyền sau khi Gia Quốc công Vũ Văn Mật kéo quân về xuôi, Hoàng Văn Thung đƣơc phong làm Đại tƣớng quân, toàn quyền chỉ huy vùng Trung Đô. Trong một trận đánh giặc phƣơng Bắc7

, mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm, song thế giặc quá mạnh, quân của ông bại trận. Quyết không để lọt vào tay giặc, ông và vợ đã quyên sinh. Những binh lính còn sống sót và dân làng đã đắp đất vào nơi ông bà mất, mối xông lên thành gò lớn. Hiện nay, cách đền khoảng 30m, trong khu rừng Cấm có 1 gò đất khá to, xung quanh đƣợc xếp đá tảng bảo vệ, đó là ngôi mộ đôi của 2 vợ chồng tƣớng quân Hoàng Văn Thung [27, tr. 131,132].

Với những giá trị cả về tâm linh và lịch sử, tháng 8 năm 2008, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã kí Quyết định 71/2008/QĐ/BVHTTDL chính thức công nhận đền Trung Đô thành Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Đồng thời, để thỏa lòng ngƣời dân, năm 2009, ngôi đền mới đƣợc xây dựng trên nền móng ngôi miếu cũ. Đền đƣợc xây dựng ở vị trí thuận lợi khi gần sông, phía sau lƣng lại có núi, trong một không gian thoáng mát. Đền thờ Chúa Bầu và tƣớng quân Hoàng Văn Thung.

7 Rất có thể giặc phƣơng Bắc để chỉ quân nhà Minh ở vùng giáp biên, vì đây là vùng thƣờng có tranh chấp. Trƣớc kia Vũ Nghiêm Uy và Vũ Tử Lăng cháu Vũ Văn Mật cũng đã nhiều lần xâm lấn và giao tranh với quân nhà Minh.

4.2.1.4. Đền Bắc Hà

Năm Gia Long thứ nhất xét công bách thần cả nƣớc, Quốc công Vũ Văn Mật đƣợc liệt vào hàng công thần đời Lê Trung hƣng. Nhân dân nơi đây cũng đã cùng nhau xây dựng lên ngôi đền để hàng năm tƣởng nhớ về ngƣời anh hùng đã có công với nƣớc, một thời bình ổn vùng biên giới Tây Bắc. “Đời

vua Tự Đức năm thứ 7 (1855) sắc phong các Chúa Bầu (anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật) làm Quốc công hùng cứ Bắc Hà, làm cho vùng đất này trở thành trù phú, dân cư đông đúc” [84, tr. 419-420]. Các đời vua Nguyễn vẫn

coi Chúa Bầu là Tổng binh Trấn thủ Tuyên Quang.

Đền Bắc Hà, nằm trên địa thế dựa lƣng vào núi, mặt hƣớng ra núi Mẹ Con. Trải qua thời gian, cũng nhƣ sự tàn phá của chiến tranh, loạn lạc, ngôi đền bị xuống cấp và hiện vật tìm thấy không còn nhiều. Nhƣng trƣớc lòng thành kính, và tín ngƣỡng tại địa phƣơng, hiện nay ngôi đền đã đƣợc mở rộng, tu bổ và tôn tạo để thõa mãn nhu cầu tâm linh của ngƣời dân. Ngôi đền mới có cửa tam quan rộng 5m và chính giữa phía trên cổng chính cao 4m là một hoành phi đề 3 chữ Hán “Bắc Hà từ” (đền Bắc Hà). Toà nhà đại bái đƣợc làm bằng gỗ tốt, hai đầu dốc đƣợc xây dựng bằng gạch to bản, phía ngoài đầu đối đƣợc đắp nổi hình mặt rồng, mang dáng dấp của rồng thời Nguyễn. Phía trên mái đắp hình “Lƣỡng long vờn nguyệt”, biểu hiện cho cƣ dân nông nghiệp, luôn cầu cho mƣa gió thuận hoà, mùa màng tốt tƣơi. Kế tiếp với nhà đại bái là toà hậu cung, đƣợc chia làm hai phần. Phía bên ngoài là nơi thờ chính. Chính giữa của nhà ngoài là nơi thờ Đức Thánh Trần, bệ thờ chia theo hình tam cấp. Trên ban thờ Chúa Bầu hiện nay, vẫn còn những vật dụng nhƣ đạn súng thần công, những chiếc bát đĩa tƣơng truyền là của Vũ Văn Mật xƣa kia.

Ngôi đền Bắc Hà - Trung Đô hiện nay có vị trí cực kỳ quan trọng trong tín ngƣỡng tâm linh của cƣ dân nơi đây. Vì thế cho nên Căn cứ Luật Di sản Văn hoá và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá; Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xét công văn số 36/TT-UBNd ngày 9 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, ngày 22 tháng 8 năm 2008 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận di tích lịch sử đền Trung Đô tại xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

Hiện nay, ngôi đền đƣợc cƣ dân bảo vệ và kính ngƣỡng, cùng với những câu chuyện kỳ dị đƣợc lƣu truyền, đã làm cho ngôi đền ngày một linh thiêng. Đây là một trong những điểm thu hút rất đông du khách gần xa đến viếng thăm, lễ bái quanh năm, đặc biệt là tháng Giêng. Kết hợp với lễ hội đền

Phúc Khánh, lƣợng du khách viếng thăm huyện Lục Yên ngày một gia tăng, trở thành một phần bản sắc của Lục Yên, đồng thời cũng thuận lợi cho huyện Lục Yên phát triển kinh tế.

4.2.1.5. Đền Nghĩa Đô

Đền Nghĩa Đô nằm ở gần trƣờng Trung học Cơ sở Nghĩa Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, vốn trƣớc đây thuộc phần đất của trấn Tuyên Quang vào thế kỷ XVI-XVII. Ngôi đền không xác định rõ là xây dựng vào năm nào.

Đền lúc đầu là thờ Gia Quốc công Vũ Văn Mật, về sau do chiến tranh, loạn lạc ngôi đền bị phá hủy. Sau có một thủ lĩnh ngƣời Tày cùng cƣ dân Tày ở Mƣờng Khuông cho ngƣời đi sang đền Trung Đô rƣớc linh vị của ba vị chúa Vũ Văn Mật, Vũ Công Kỷ và Vũ Công Ứng về phối thờ. Trong đền có chuông, lƣ hƣơng nhỏ đƣợc xin từ đền Trung Đô về. Về sau, đền trang bị thêm một chiếc chuông đồng to nặng khoảng 20-30kg, treo bằng xích đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)