Một vài nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

3.2. Tên gọi và địa danh

3.2.4. Một vài nhận xét

Về cơ bản những tên gọi đƣợc nêu trên chủ yếu gắn với các công trình kiến trúc, thành, đền đƣợc xây dựng dƣới thời Chúa Bầu. Những địa danh này chủ yếu liên quan đến phủ Chúa, và các danh từ liên quân đến quân đội nhƣ

Thúc Thuỷ, Đồi Khao Quân, Bãi Phủ, đồn… Khi khảo sát lại các tên địa danh, cũng phát hiện một mô hình quân sự đƣợc Chúa Bầu sử dụng: gần nhƣ phía trong thành là phủ Chúa và nơi nghỉ ngơi, nghị luận quân vụ, sau đó đến vòng thành hoặc lũy thành, tiếp đến là đồi Khao Quân ở ngoài thành, cùng với đồi Khao Quân là những ngọn đồi đóng quân hay còn gọi là đồn. Từ hƣớng các con sông nhƣ Sông Chảy, Sông Lô… về phía các ngôi thành thƣờng gồm nơi đậu thuyền bè, và luyện thủy quân, sau đó là bãi Phủ hay bãi Soi là nơi tập trung buôn bán, cũng nhƣ luyện quân. Về cơ bản cho thấy mỗi địa danh đều gắn với một nhiệm vụ quan trọng phục vụ bảo vệ thành.

Các địa danh hiện nay bị thay đổi nhiều, nhƣng bằng khảo sát thực tế, những tích truyện dân gian, đối chiếu với những địa danh hiện tại cũng phần nào lý giải đƣợc. Tuy vậy, rất nhiều tên địa danh mất đi không tìm đƣợc và có những địa danh bằng tiếng địa phƣơng nên khó có thể lý giải đƣợc. Việc định vị tọa độ các địa danh cũng tƣơng đối vì chúng tôi chọn vị trí gần trung tâm của địa danh để định vị.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trải qua thời gian, những dấu tích thành quách không còn nhiều nữa. Những dấu tích về một thời huy hoàng của Chúa Bầu bây giờ chỉ còn là những đống gạch đá đổ nát. Những ngôi thành tráng lệ hiện nay cũng không còn, có cái chỉ còn nền móng, có cái chỉ dựa vào tên gọi dân gian và những hiện vật ít ỏi phát hiện đƣợc xác định, nhƣng cũng có cái bây giờ bị nhấn chìm dƣới lòng hồ Thác Bà, mọi dấu tích chỉ còn trong tiềm thức của ngƣời dân và những ghi chép để lại. Cũng nhƣ những ngôi thành khác ở Việt Nam, nếu không phải thành của các vƣơng triều xây dựng, đƣợc sử dụng làm trung tâm hay trị sở, thì đa phần thành của các phiên trấn sau khi phiên trấn kết thúc vai trò lịch sử của mình, thì các ngôi thành cũng trở nên hoang phế và bị thời gian phá hủy, điều này là hết sức bình thƣờng. Những ngôi thành của các đời Chúa Bầu xây dựng cũng không phải qua các đời Chúa Bầu đều phồn thịnh, ví nhƣ dƣới thời Vũ Công Tuấn nhiều ngôi thành vốn là đất của Chúa Bầu lại trực thuộc sự quản lý của vua Lê. Ngay Vũ Công Tuấn cũng nhiều lần cƣớp phá vùng đất vốn xƣa kia là đất cha ông chiếm giữ.

Dƣới tác động của các hoạt động sinh hoạt, canh tác, nhiều dấu tích về nền móng cũ của những ngôi thành các đời Chúa Bầu dựng lên đƣợc phát hiện. Hiện nay, những hiện vật phát hiện đƣợc bảo tàng các địa phƣơng đƣa về bảo quản, những khu vực có dấu tích thành lũy Chúa Bầu đƣợc khảo sát và xây dựng trên đó những ngôi đền miếu để tiện nghi việc thờ tự, cũng nhƣ lƣu giữ những giá trị về mặt lịch sử và tinh thần. Các phế thành đƣợc chính quyền các địa phƣơng nỗ lực làm hồ sơ công nhận di tích lịch sử để tiện phục dựng lại phần nào đó, tuy nhiên điều này là rất khó.

CHƢƠNG 4: CHÚA BẦU TRONG KÝ ỨC VÀ TÍN NGƢỠNG CỦA HẬU THẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)