Những đánh giá của các triều đại quân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

4.1. Những đánh giá của các triều đại quân chủ

Cùng với sự lớn mạnh của chính quyền Lê - Trịnh, sự suy tàn của triều Mạc, khiến cho vai trò của họ Vũ ở Tuyên Quang ngày một thu hẹp. Việc thế lực bị thu hẹp dẫn đến các đời Chúa Bầu từ Vũ Đức Cung bắt đầu có hai lòng không thuận nhà Lê - Trịnh nữa. Đến thời chúa Vũ Công Tuấn, vùng đất mà ông chiếm cứ nhỏ lại rất nhiều, thế mỏng, ông cùng tàn dƣ họ Mạc cầu cứu quân của Ngô Tam Quế khiến cho cục diện biên thùy rối loạn. Sau khi nhà Thanh chiếm đƣợc Vân Nam đã trao trả Vũ Công Tuấn cho chính quyền vua Lê - chúa Trịnh. Ông bị chính quyền vua Lê - chúa Trịnh giết đi, để việc cát cứ, phiên trấn của họ Vũ ở vùng Tuyên Quang chấm dứt, kết thúc vai trò lịch sử của mình. Một dòng tộc phát triển huy hoàng suốt nhiều đời nhƣ vậy thì ắt hẵn phải để lại hậu thế công và tội. Mặc dù vậy, các sách sử đời sau lại không đề cập nhiều đến chuyện này. Ở đây, chúng ta có thể dẫn ra những lời bàn hay đề cập đến vai trò của các đời Chúa Bầu sau khi Vũ Công Tuấn bị giết.

Họ Vũ tồn tại “tính từ Vũ Văn Mật đến Vũ Công Đắc (Đức) gồm 4 đời,

cộng 150 năm. Nay xã Đại Đồng có miếu Gia Quốc công, 4 tổng hằng năm theo thời tiết tế tự. Dòng dõi là Công Đĩnh còn được lấy danh nghĩa là cháu công thần được cấp tiền ngoại phụ thuế dung của 7 xã để dùng vào việc tế tự. Ở động Ngọc Uyển xã Trung Đô cũng có miếu thờ gách đá vẫn còn y nguyên.” [33, tr. 355]. Nhƣ vậy ngay từ khi Vũ Công Tuấn bị giết vua Lê -

chúa Trịnh vẫn ghi nhớ công lao các đời Chúa Bầu với vùng đất cho nên chọn Đại Đồng nơi đƣợc coi là thủ phủ của Chúa Bầu để lập đền thờ. Theo Lê Quý Đôn thì 4 tổng đƣợc thờ tự Chúa Bầu về sau cho thuế của 7 xã để tế tự, có thể nói đây không phải là diện tích nhỏ, đủ thấy công lao của họ Vũ. Không những vùng Đại Đồng mà ngay thời Lê - Trịnh ở khu vực Ngọc Uyển - Trung Đô cũng cho lập đền thờ, càng đề cao vai trò của dòng họ Vũ lớn nhƣ thế nào đối với khu vực. Cùng với đó họ Vũ không bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ có Vũ Công Tuấn cùng thân quyến bị giết còn con cháu họ Vũ thì không bị họ Trịnh tiêu diệt. Vũ Công Đĩnh con cháu họ Vũ đƣợc hƣởng lộc để thờ tự công thần triều Lê Trung hƣng. Phan Huy Chú cũng chép “cuối niên hiệu Chính Trị, ông

(Vũ Văn Uyên) mất, con cháu nối tiếp thế tập thờ cúng. Nay ở phủ Yên Tây có nền thành cũ gọi thành Biểu (Bầu). Người địa phương lập miếu thờ cũng khá linh dị” [19, tr.403]. Năm 1783, chính quyền Lê – Trinh cho khắc Đồng diệp phổ ký 12 danh thần. Trong tƣ liệu này, ngƣời ta phát hiện danh thánh Gia Quốc công Vũ Văn Mật, theo đó ông là một trong 12 vị đại vƣơng có công lao

lớn với từng khu vực. Có thể nói triều đình Lê - Trịnh đánh giá rất cao vai trò của các đời Chúa Bầu ở Tuyên Quang.

Sau khi thành lập, vƣơng triều Nguyễn tiến hành sắc phong thần cho những công thần với các triều đại trƣớc. “Năm 1802, vua Gia Long triều

Nguyễn đã truy phong Thái úy Gia Quộc công Vũ Văn Mật là một trong 10 công thần trung hưng, con cháu được hưởng phúc ấm suốt đời” [24, tr. 2].

Năm Tự Đức thứ 7, Vũ Văn Mật đƣợc sắc phong, gia tặng là “Cường Trung

Tấn Mại chi thần”. Việc sắc phong thần Cƣờng Trung Tấn Mại cho thấy vua

Tự Đức đề cao vai trò của Vũ Văn Mật trong công lao chống vƣơng triều Mạc, có công khai phá vùng Tuyên Quang, góp phần quan trọng vào công việc trung hƣng nhà Lê. Sách Đại Nam thực lục chép: “Bính Dần, Tự Đức

năm thứ 19 (1866) (Thanh Đồng Trị năm thứ 5). Sai tỉnh Tuyên Quảng sửa lại điện thời Gia Quốc công đền ở xã Đại Đồng, quân thứ đến cầu đảo đều linh ứng, cấp cho 500 quan tiền để sửa chữa lại. Công nguyên là công thần đời Lê, tên là Vũ Công Mật được phong tước lập đền thờ)” [83, tr. 1002]. Nhƣ vậy, có

thể thấy, trƣớc có vua Lê - Chúa Trịnh, sau có các vua nhà Nguyễn, hết thảy đã khẳng định vị trí, công lao của các Chúa Bầu ở Tuyên Quang nên sắc phong thần và cho ngƣời tu bổ, trông nom đền thờ.

Không những vậy, con cháu dòng thứ của Chúa Bầu ở Nghệ An có công lớn với triều đình cũng đƣợc đối đãi, trọng dụng. Tại miếu thờ Vũ Văn Mật ở Nghệ An cũng đƣợc vƣơng triều Nguyễn quan tâm và có những sắc phong vào các năm 1894 và 1901 của vua Thành Thái, sắc phong năm 1909 của vua Duy Tân, sắc phong năm 1917 của vua Khải Định. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, trong thời kỳ vƣơng triều Nguyễn cũng nhƣ trƣớc đó là vƣơng triều Lê Trung hƣng, vị trí của Chúa Bầu - Vũ Văn Mật đƣợc đánh giá cao nhất, khi hầu nhƣ các đền thờ Chúa Bầu để thờ ông. Các sách đa phần chỉ chép về ông, còn các đời chúa khác thì chép khá mờ nhạt, ít có đánh giá cũng nhƣ bàn đến. Ngoài công lao của họ Vũ thì các sách sử của thời Lê Trung hƣng cũng nêu ra tội phản nghịch của Chúa Bầu - Vũ Đức Cung và tội làm mất đất đai của Đại Việt vào tay nhà Thanh của Vũ Công Tuấn.

Việc đánh giá công lao cũng nhƣ bàn về tội của các đời Chúa Bầu về cơ bản không đƣợc chép nhiều thông qua sách sử, có lẽ do cách chép sử theo lối biên niên của các sử gia phong kiến Việt Nam. Vì vậy, cho nên những tƣ liệu lịch sử chính thống của các vƣơng triều phong kiến Việt Nam về Chúa Bầu không nhiều, khiến cho những giá trị lịch sử của Chúa Bầu bị vùi lấp theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)