Thành cổ Cát Tường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 72 - 73)

CHƢƠNG 3 : DẤU TÍCH THÀNH BẦU TRÊN THỰC ĐỊA

3.1. Dấu tích thành Bầu

3.1.6. Thành cổ Cát Tường

Thành Cát Tƣờng là một ngôi thành nhỏ hơn so với thành Đại Đồng, có vai trò phòng thủ cho Đại Đồng. Phố Đại Đồng, Phố Cát đã tạo cho vùng một vùng phát triển trù phú. Nếu nhƣ ở phố Bắc Pha có xây dựng thành Đà Dƣơng thì ở Phố Cát có xây dựng thành Bạch hay thành Hoàng Loan. Mà Phố Cát và phố Cát Tƣờng rất có thể là một, thêm nữa, cƣ dân nơi này quen gọi Phố Cát Tƣờng là phố Cát. Phố Cát cách không xa vùng Đại Đồng là mấy, chừng khoảng 4-6 km nên phải chăng thành Bạch hay thành Hoang Loan chính là thành cổ Cát Tƣờng.

Đến thời Nguyễn, thành Cổ Cát Tƣờng đƣợc ghi chép nhƣ sau: “Thành

cổ Cát Tường ở xã Kháng Vân, châu Lục Yên tương truyền do Vũ Văn Mật đắp, bốn bề đều rừng rậm, ở giữa đều rộng rãi, cách với dân cư, cũng gọi là thành Bầu. Nay bỏ, nền cũ vẫn còn” [85, tr. 411]. Tuy đến thời nhà Nguyễn,

ngôi thành này đổ nát nhƣng sự rộng rãi của nó đủ thấy đây là một ngô thành có vị trí quan trọng cho việc phòng thủ cho chính nó và cho vùng Đại Đồng. Ngoài tƣ liệu này ra, về cơ bản không có tƣ liệu nào nhắc đến hay nói về thành Cát Tƣờng. Suốt trong thời kỳ nhà Nguyễn, mặc dù không đƣợc tôn tạo, tu bổ, ngôi thành cổ còn chỉ là phế thành, nhƣng, ít nhất ngôi thành vẫn còn về quy mô và dấu tích để lại. Thời kỳ Pháp thuộc và sau này cũng không chứng kiến bất kỳ sự phát hiện dấu tích cũng nhƣ khai quật, khảo sát nào đƣợc ghi chép lại đến ngày nay.

Đến năm 1965, theo chính sách di dân để chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy Thủy điện Thác Bà, khu vực Phố Cát đƣợc di dời. Rất có thể, do chỉ còn là phế tích thành, hiện vật không nhiều, lại nằm ở khu vực rừng rậm cây cối um tùm, cho nên không ai chú ý đến phế tích này. Đến năm 1970, hồ thủy điện Thác Bà chính thức đi vào hoạt động, cả một vùng rộng lớn ngập chìm trong nƣớc. Cả vùng Đại Đồng xƣa cùng nằm trong lòng hồ. Điều hiển nhiên là vùng phố Cát cũng không tránh khỏi việc bị hồ Thác Bà nuốt chửng, rất có thể phế thành Cát Tƣờng cũng theo đó mà chìm dƣới hồ. Nghiên cứu của Đỗ Văn Ninh năm 1983 cũng không thấy đề cập đến ngôi thành này, mà chỉ đề cập đến thành Việt Tĩnh hay thành Đại Đồng thôi.

Những dấu tích thành Cát Tƣờng không còn dƣới tác động của lịch sử, tuy nhiên giá trị thời đại của nó đến nay cũng cần phải có đánh giá và nghiên cứu. Mặc dù vậy, nếu quả thật ngôi thành này chìm dƣới lòng hồ Thác Bà thì sự biến mất của ngôi thành là sự mất mát của lịch sử mà hiện nay chúng ta không thể nào tìm kiếm hay phục dựng lại đƣợc. Kéo theo,các giá trị thời đại của nó cũng không đƣợc đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chúa bầu và thành bầu ở tuyên quang thế kỷ XVI XVII (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)