Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại viện thông tin khoa học xã hội (Trang 89 - 129)

9. Bố cục của luận văn

3.7 Một số giải pháp khác

3.7.1 Nâng cao hiệu quả khai thác - marketing

CSDL thư mục của Viện TTKHXH đã được NDT biết đến với khối lượng lớn, tài liệu đa dạng phong phú, tuy nhiên về TLS cần phải tạo ra những bước đột phá để NDT trong và ngoài Viện biết được nhiều hơn và khai thác có hiệu quả, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu TLS tới đông đảo mọi đối tượng NDT. Một số biện pháp cần thực hiện nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu TLS của Viện:

- Cập nhật thông tin, giới thiệu TLS trên website của Viện và website của Viện

Hàn lâm KHXHVN. Tạo các đường link từ website của Viện TTKHXH tới các website thư viện số khác.

- Thông báo danh mục mới, hướng dẫn sử dụng nguồn TLS tới các độc giả thông

qua email, mạng xã hội ...với chính sách dùng thử, yêu cầu được sử dụng TLS.

- Làm các tờ rơi giới thiệu TLS đến tận tay NDT.

- Viện TTKHXH cử cán bộ tham gia viết bài về các lĩnh vực, chủ đề thế mạnh

nhất của đơn vị về khoa học xã hội; những sự kiện, nội dung triển lãm về TLS đang chuẩn bị tổ chức trong tương lai trên tác tờ báo, tạp chí điện tử mà nhiều người sử dụng, biết đến.

- Tại các buổi trao đổi, học tập kinh nghiệm cũng như các cuộc hội thảo dành cho cán bộ thư viện, cũng cần nhấn mạnh chú trọng tới TLS để NDT biết và sử dụng hiệu quả.

- Cán bộ Viện TTKHXH cũng nên tích cực tham gia các diễn đàn thư viện tại các

website thư viện trên Internet. Tại đây có thể quảng bá thông tin về thư viện và đặc biệt là nguồn TLS thông qua các hoạt động tư vấn, chỉ chỗ cho người dùng tin ghé thăm, sử dụng dịch vụ tiện ích của đơn vị và giải đáp những thắc mắc, các vấn đề gặp phải về TLS. Đồng thời có thể tiếp thu ý kiến đóng góp của người sử dụng, tham khảo các ý kiến hữu ích khác từ các chuyên gia trong lĩnh vực thư viện có tham gia diễn đàn.

3.7.2 Lƣu trữ - Bảo quản TLS

Ngoài việc xây dựng nguồn TLS, cần quan tâm tới chất lượng của việc số hóa, cũng như có các biện pháp sao lưu đầy đủ, kịp thời để tránh các rủi ro, tránh mất dữ liệu gây nên rất nhiều lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian. Sau một thời gian dài sử dụng TLS có thể bị hư hỏng, xuống cấp. Do vậy, TLS được lưu trữ trên các vật mang tin như đĩa CD-ROM, DVD cần phải được đầu tư kinh phí dành cho việc sao chép và lưu trữ TLS. Viện TTKHXH cần nghiên cứu đầu tư mua các thiết bị lưu trữ (storage) có dung lượng lớn hơn, có cơ chế sao lưu, phục hồi dữ liệu, chuyển dạng cho phù hợp, đảm bảo tuổi thọ, an ninh đối với TLS. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản TLS cũng như mua các phần mềm diệt virut có tính năng ưu việt, chất lượng.

3.7.3 Đào tạo ngƣời dùng tin

NDT là yếu tố quyết định không thể thiếu của mỗi thư viện. Trước những yêu cầu biến đổi hàng ngày của TLS mà Viện TTKHXH cần phải chú trọng hơn nữa công tác đào tạo người dùng tin để họ có khả năng khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất, đặc biệt công tác khai thác TLS.

Viện TTKHXH cần thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực khai thác thông tin đặc biệt là TTS của NDT (cả trong và ngoài viện), Viện có thể tổ chức riêng hoặc phối hợp cùng tổ chức các buổi tập huấn chuyên về kỹ năng tìm kiếm,

đánh giá, chọn lọc thông tin trên các CSDL của thư viện, trên Internet cũng như giới thiệu các nguồn tin hữu ích trong tất cả các thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN. Bên cạnh đó để hỗ trợ cho các cán bộ nghiên cứu, các thư viện cũng tăng thêm các lớp hướng dẫn tìm tài liệu phục vụ cho chuyên đề, đề tài nghiên cứu của mình… Cùng với đó, Viện có thể mời các chuyên gia để hướng dẫn những kỹ năng, chương trình hữu ích cho công tác nghiên cứu như: phương pháp làm tổng quan tài liệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm xử lý phiếu SPSS, kỹ năng phỏng vấn sâu…để vừa thu hút thêm NDT đến thư viện, vừa trang bị thêm kiến thức và nâng cao năng lực nghiên cứu cho NDT. Các lớp đào tạo này chắc chắn sẽ rất hữu ích đối với những cán bộ nghiên cứu, những sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh… đặc biệt là những cán bộ nghiên cứu trẻ. Đối tượng tham gia những lớp này nên mở rộng, không chỉ là những cán bộ nghiên cứu trong viện mà còn tất cả những NDT có nhu cầu. Những lớp tập huấn, đào tạo này có thể tổ chức chung cho các thư viện ở cùng trụ sở, ngay tại số 1B Liễu Giai nơi tập trung rất nhiều các viện con của Viện Hàn lâm KHXHVN.

NDT là đối tượng phục vụ mà mọi thư viện đều hướng tới. Để phát triển hoạt động của thư viện, cần chú trọng khai thác thông tin của NDT. NDT có năng lực khai thác thông tin tốt sẽ có NCT ngày càng phát triển và đó là điều kiện tiên quyết để thư viện luôn phải nỗ lực mọi mặt để phát triển các hoạt động của mình.

3.7.4 Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ TLS - tham gia Consortium.

Lợi ích của Consortium:

- Các đơn vị thành viên tiết kiệm được nhiều kinh phí;

- Nhờ có sự liên kết để cùng phối hợp bổ sung và trao đổi các nguồn tin điện tử,

hoạt động thông tin của các đơn vị thành viên tránh được tình trạng biết lập và khép kín;

- Cung cấp cho NDT khả năng vươn tới nguồn tin điện tử phong phú và đa dạng.

Đó là tiền đề kích thích sự phát triển NCT của NDT ở Viện TTKHXH tạo nên những nhân tố mới cho sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ.

- Consortium làm tăng sức mua và làm tăng nguồn lực thông tin nói chung của

- Tạo ra một cơ chế buộc các đơn vị thành viên phải thường xuyên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đổi mới công nghệ cho phù hợp với nhu cầu trao đổi các nguồng thông tin điện tử.

Việc Viện TTKHXH tham gia vào Consortium phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn tin điện tử là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của chính sách bổ sung và xây dựng nguồn tin điện tử tại cơ quan.

Trước mắt, ngay lập tức phải tận dụng các sản phẩm TLS của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN. Tránh việc chồng chéo nhau khi bổ sung TLS.

Hiện nay, Viện TTKHXH là đầu mối tập trung xây dựng CSDL tích hợp cho các Viện trong Viện Hàn lâm KHXHVN, tuy nhiên chỉ mỗi năm 1 lần có cán bộ đến từng thư viện để copy dữ liệu từ CSDL sách việt và CSDL tạp chí việt. Như vậy, dữ liệu sẽ không cập nhật và cần thường xuyên cập nhật dữ liệu hơn nữa.

Ngoài ra cần phải trao đổi, chia sẻ TLS với các thư viện bên ngoài Viện Hàn lâm KHXHVN đặc biệt là các cơ quan có cùng chuyên ngành hoạt động trong cả nước để làm phong phú nguồn TLS của các thư viện.

KẾT LUẬN

Thời đại bùng nổ thông tin đặc biệt là sự phát triển mạnh của công nghệ số hoá làm cho số lượng TLS không ngừng gia tăng nhanh chóng. Việc phát triển TVĐT, TVS đang là xu thế tất yếu, diễn ra mạnh mẽ ở các cơ quan TT-TV. Chủ trương xây dựng TVĐT, TVS thống nhất Viện Hàn lâm KHXHVN được hình thành trên cơ sở nhận thức mang tầm chiến lược về vị trí quan trọng và vai trò tiên phong của hoạt động TTTV trong xây dựng nền kinh tế tri thức, trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, mang ý nghĩa quyết định tạo điều kiện cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ trương này đã được thế hệ các cấp lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXHVN xác định và cụ thể hóa thành nhiều chính sách đổi mới, phát triển hệ thống TTTV nhiều năm nay. Những kết quả đạt được trong việc đổi mới hoạt động TTTV của Viện TTKXH trong nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạoViện Hàn lâm KHXHVN là rất đáng kể, mang tính chất đột phá về chất lượng đã tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật - tin học và nhân sự tương đối đồng bộ cho sự vận hành thư viện điện tử và thiết lập những điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự hình thành thư viện số. Tuy nhiên, TVS đang trong giai đoạn thử nghiệm còn gặp nhiều khó khăn do một số yếu tố chi phối như kinh phí, chính sách, nhân lực, trang thiết bị,… nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác TLS tại Viện TTKHXH cần thực hiện đầy đủ các giải pháp đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện các văn bản, chính sách, tăng cường kinh phí nhằm tạo lập, đa dạng hoá TLS, nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác TLS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Trịnh Văn Bằng (2013), Nguồn nhân lực thông tin-thư viện của Viện Khoa học

xã hội Việt Nam, thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ Thông Tin - Thư

viện, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội

2. Nguyễn Tiến Đức (2006), Bàn về tạo lập và chia sẻ nguồn tin số hoá đối với các

cơ quan Thông tin Khoa học công nghệ địa phương, Thông tin và Tư liệu, số 1, tr 11-17.

3. Nguyễn Thị Hạnh (2008), Dịch vụ tra cứu số và việc phát triển ở Việt Nam, Thư

viện Việt Nam, số 1, tr. 18-23.

4. Công ty Nam Hoàng, Thư viện Đại học Vinh (2011), Kỷ yếu hội thảo Ứng

dụng các nguồn học liệu tiên tiến và tài liệu điện tử, thư viện số - Tầm nhìn

tương lai, Thư viện Đại học Vinh, Vinh, ngày 14/05/2011.

5. Công ty Nam Hoàng, Liên chi hội thư viện đại học phía nam, Thư viện Trường

Đại học Nha Trang (2015), Kỷ yếu hội thảo Giải pháp xây dựng, quản lý, khai thác và xuất bản nguồn tài nguyên thông tin số - thực tiễn triển khai tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Thư viện Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, ngày 24-25/4/2015.

6. Viện Thông tin Khoa học Xã hội (2015), 40 năm Viện Thông tin Khoa học Xã

hội, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Hùng (2006), Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số

hoá tại Việt Nam, Thông tin và Tư liệu, số 1, tr.5-10.

8. Phạm Văn Hùng (2009), Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số

nội sinh tại trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia, luận văn Thạc

sĩ Thông Tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

9. Trần Thị Kiều Hương (2012), "Một vài kinh nghiệm từ Dự án "Thư viện số" tại

Đại học Ngoại thương", Kỷ yếu hội thảo Vai trò của Thư viện Quốc gia và các cơ quan thông tin thư viện trong việc tạo lập bộ sưu tập tài nguyên số Quốc gia của Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 107-118.

10. Phạm Thế Khang, Lê Văn Viết (2006), Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Thông Tin - Thư viện nước ta: Những hướng chủ yếu trong vài năm

tới, Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 3-8.

11. Vũ Thị Lê (2012), Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin số tại các thư viện

thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện,

Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.

12.Hoàng Đức Liên (2009), Xây dựng nguồn học liệu điện tử hướng tới xây dựng

thư viện số tại các trường đại học, Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển và chia

sẻ nguồn tài nguyên số trong các thư viện đại học và nghiên cứu Hà Nội,

18/12/2009, tr. 22-32.

13.Nguyễn Cương Lĩnh (2009), Đảm bảo an toàn thông tin trong các thư viện hiện

đại, Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 31-37.

14.Luật sở hữu trí tuệ của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số

50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, website Cục Sở hữu trí tuệ

http://www.noip.gov.vn, truy cập ngày 04 tháng 06 năm 2015.

15.Phạm Thị Mai (2009), Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường

đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay, luận văn Thạc sỹ Thông Tin - Thư viện,

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

16.Vũ Nguyệt Mai (2009), Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài liệu

số tại thư viện Quốc gia Việt Nam, luận văn Thạc sĩ Thông Tin - Thư viện,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

17. Vũ Ngọc Minh (2014), Xây dựng, quản lý và khai thác nguồn tài liệu số nội

sinh tại thư viện trường Đại học Thương Mại Hà nội, luận văn Thạc sĩ Thông

tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

18.Thư viện Quốc gia Việt Nam (2012), "Tình hình xây dựng, phát triển và phổbiến

các bộ sưu tập số của Thư viện Quốc gia Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo Vai trò

của Thư viện Quốc gia và các cơ quan thông tin thư viện trong việc tạo lập bộ

sưu tập tài nguyên số Quốc gia của Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà

19.Lê Thị Vân Nga (2009), Phát triển nguồn tài liệu số hoá toàn văn tại thư viện

trường Đại học Hà Nội, luận văn Thạc sĩ Thông Tin - Thư viện, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

20.Vũ Thị Nha (2008), Vài thách thức đối với Thư viện số và những chiến lược đối

phó, Thư viện Việt Nam, số 2, tr. 19-24.

21. Hồ Sĩ Quý, Vương Toàn (2011), Thư viện khoa học xã hội, NXB KHXH, Hà

nội, 392tr.

22.Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2008), Tự động hóa trong hoạt động Thông tin -

thư viện , Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

23.Nguyễn Hoàng Sơn (2011), Thư viện số: Hai thập kỷ phát triển trên thế giới bài

học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam, Thông tin và Tư liệu,

số 2, tr 2-20.

24.Lê Đức Thắng (2009), Quy trình tổ chức số hóa tài liệu thư viện, Thư viện Việt

Nam, số 3, tr. 24-30.

25.Đỗ Như Thơ, Trần Đức Trung (2011), Số hoá với hệ thống Kirtas, Thông tin và

Tư liệu, số 2, tr 24-27.

26.Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, Truy cập trang

website: http://www.noip.gov.vn, truy cập ngày 04 tháng 06 năm 2015, http://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/

27.Trần Thị Thanh Thủy (2012), Tổ chức và khai thác tài liệu số tại Thư viện Tạ

Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa à Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư

viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

28.Trần Mạnh Tuấn (2011) “Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trong các thư viện

Khoa học xã hội”, Thông tin tư liệu (3), tr. 19-25

29.Lê Văn Viết, Võ Thu Hương (2007), Thư viện Đại học Việt Nam trong xu thế

Tiếng Anh:

30.Hodge, Gail (2000), Systems of Knowledge Organization for Digital Libraries,

Washington, D.C., Digital Library Federation and the Council on Library and Information Resources, 37 pg.

31.Kahle, Brewster., Rick Prelinger, Mary, E Jackson (2001), Public access to

digital material, D-Lib Magazine, Volume 7 Number 10. Truy cập trang http://www.dglib.org

32.Lavoie, Brian F. (2003), The Incentives to Preserve Digital Materials: Roles,

Scenarios and Economic Decision-Making. Truy cập trang http://www.oclc.org

33.Research Libraries Group (2002), Trusted Digital Repositories: Attributes and

Responsibilities: An RLG-OCLC Report, California, RLG, Inc. , 62 pg. Truy cập trang http://www.rgl.org

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại viện thông tin khoa học xã hội (Trang 89 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)