Các game bạo lực và mức độ chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Thực trạng chơi game bạo lực

3.1.1. Các game bạo lực và mức độ chơi

Thực trạng chơi game bạo lực trước hết thể hiện ở tỷ lệ tham gia chơi và mức độ chơi các loại game bạo lực của người chơi.

Để đánh giá chung về thực trạng các game bạo lực và mức độ chơi game bạo lực ở người chơi, chúng tôi nhận thấy, 100% game bạo lực đưa ra đều có người đã từng chơi.

Bảng 3.1 Tỷ lệ các game bạo lực mà người chơi tham gia Tên game Đã từng chơi (%) Chưa từng chơi (%) Tên game Đã từng chơi (%) Chưa từng chơi (%)

Atlantica Online 10,8 89,2 Thần long huyết kiếm 12,2 87,8

Độc bá giang hồ 12,0 88,0 Thế giới hoàn mỹ 14,6 85,4

Võ Lâm Truyền Kỳ (T) 47,2 52,8 Đế chế 42,8 57,2

Kiếm thế - World of JX 38,2 61,8 Cuộc chiến sinh tử 10,8 89,2

MU Việt Nam 37,2 62,8 Call of Duty: Modern

Warfare 2

13,6 84,4

Granado Espada – Bá chủ thế giới

8,4 91,6 Postal 7,4 92,6

Battle Star 10,0 90,0 Mortal Kombat 10,4 89,6

Đặc nhiệm- Special Force

32,2 67,8 MadWorld 7,6 92,4

Đột kích – Cross Fire 50,6 49,4 Grand Theft Auto III 11,8 88,2

Anh hùng Online 7,8 92,2 Manhunt 6,6 93,4

Đế chế quật khởi 14,4 85,6 Splatterhouse 5,2 94,8

Phong thần 17,2 82,8 Soldier of Fortune 7,6 92,4

Tung hoành thiên hạ 9,4 90,6 God of War III 14,2 85,8

Tinh võ (T) 11,6 88,4 Dead Space 7,0 93,0

Biệt đội thần tốc – Sudden Attack

19,2 80,8 Game kinh dị 23,6 76,4

Hầu hết các game bạo lực mà chúng tôi kể ra ở đây đã được người chơi biết đến và từng chơi, chỉ khác nhau ở tỷ lệ chơi ít hay nhiều. Trong đó, Đột kích là game được nhiều người từng chơi nhất (có 50,6% trong số 500 người được hỏi cho rằng đã từng chơi), xếp sau đó là các game Võ lâm truyền kỳ (47,2%), Đế chế (42,8%), kiếm thế - World of JX (38,2%). Và nhóm game ít người đã từng

chơi nhất là các game Splatterhouse (5,2%), Manhunt (6,6%), Dead Space (7,0%), Postal (7,4%), MadWorld và Soldier of Fortune (7,6%).

Như vậy có thể thấy, game bạo lực du nhập vào Việt Nam có rất nhiều, nhưng có những game trở nên phổ biến, được nhiều người biết đến, nhưng cũng có những tựa game dù cực kì được ưa chuộng ở nước ngoài nhưng khi về đến Việt Nam, chúng đã nhanh chóng bị đào thải bởi chính người chơi nước nhà.

Để làm rõ mức độ chơi game bạo lực của người chơi như thế nào, chúng tôi thu được kết quả về 10 tựa game được game thủ Việt ưa chuộng và thường xuyên chơi nhất:

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, mức độ tham gia chơi các trò chơi bạo lực là khác nhau giữa những người chơi khác nhau. Trong đó, Đột kích là game được nhiều người chơi ưa thích và thường xuyên chơi nhất. Điểm trung bình cho loại game này là 1.79. Cùng với Đột kích, Biệt đội thần tốc và Đặc nhiệm mang đến khơng khí chiến trường cho thể loại game bắn súng. Đây là thể loại được nhiều người chơi ưa thích nhất. Tuy nhiên hiện tại, chỉ cịn Đột Kích là game bắn súng chính thống duy nhất, Biệt đội thần tốc và Đặc nhiệm đã chính thức “khai tử” vào cuối năm 2010 do tính chất bạo lực của hai game này. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho hai game này có tỷ lệ người thường xuyên chơi thấp (Điểm trung bình cho game Biệt đội thần tốc là 1.25 và Đặc nhiệm 1.26).

Bên cạnh thể loại game bắn súng, game nhập vai kiếm hiệp cũng trở nên phổ biến với người chơi Việt Nam với nhiều tựa game đa dạng và phong phú. Trong đó, số lượng game du nhập từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất lớn. Không thể phủ nhận một điều rằng những câu chuyện lịch sử đầy sức cuốn hút của Trung Quốc đã ăn sâu vào đầu người Việt Nam nói chung hay những người chơi game nói riêng. Một trong những game nhập vai phổ biến nhất ở Việt Nam phải kể đến Võ lâm truyền kỳ. Điểm trung bình cho game này là 1.76- xếp thứ 2 trong các tựa game phổ biến nhất được kể ra. Võ lâm truyền kỳ có tỷ lệ người thường xuyên chơi nhiều nhất bởi lẽ game này ra đời sớm gần nhất Việt Nam, kể từ thời mà chúng ta ra hàng Net chỉ để chơi Haft Life, DDay, WarCraft III Defend Tower (custom map) hay thậm chí là StarCraft thì Võ Lâm Truyền Kỳ đã khiến cho game thủ Việt nhận thức được sức hút của việc được chơi online. Võ Lâm Truyền Kỳ nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của game thủ nước nhà và thậm chí, nó cịn lơi kéo được một bộ phận những người chưa bao giờ biết chơi game

là gì tham gia. Đầu tiên, đó là những người đã đi làm và sau đấy là cả những người chơi là nữ giới.

Sau Võ Lâm Truyền Kỳ, chúng ta không thể không nhắc đến game Kiếm Thế. Nếu như khi tham gia một tựa game mới, người chơi thường gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối với việc lựa chọn nhân vật, cách lên skill, cách luyện tướng và điều này đôi khi gây ra ác cảm đối với những người chơi bình dân thì khi Kiếm thế ra đời, người chơi khơng gặp khó khăn trong việc tiếp cận. Ở đây, điều chúng ta cần phải nhắc đến chính là những nét tương đồng với Võ Lâm Truyền Kỳ đã giúp Kiếm thế trở nên nổi tiếng.

Như vậy, thể loại game bạo lực được người chơi biết đến và tỷ lệ người thường xuyên chơi loại game này khá lớn. Đi bất kỳ đâu, tới bất kỳ ngõ ngách nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp cảnh các “game thủ” đang miệt mài với những trò nhập vai kiếm hiệp hoặc bắn súng với những cảnh đâm chém, đấm đá, đầu rơi máu chảy…

Kết quả thu được về nội dung các cảnh bạo lực mà người chơi game bạo lực thường chơi cho thấy:

Biểu đồ 3.2 Hình ảnh xuất hiện trong game của người chơi

Trong số những người chơi được hỏi, có 50,2% cho rằng trong các game họ đã chơi thường xuất hiện cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập, đầu rơi máu chảy, các bộ phận cơ thể người bị hủy hoại; 44,5% xuất hiện các hành động hủy diệt các vật thể, thành phố, động vật hay quái vật; cảnh rùng rợn, kinh dị, quằn quại, đau đớn của con người xuất hiện trong game chiếm tỷ lệ 20,3%; bên cạnh

đó có 18,3% game mà người chơi đã từng chơi có cảnh thỏa mãn, khối trá của

kẻ gây tội ác. Chỉ có 9,7% người chơi trả lời trong game mà họ chơi khơng có những cảnh trên. Như vậy, hầu hết người chơi được hỏi đều tham gia chơi các

game có nội dung bạo lực.

Khơng thể phủ nhận thực tế, trong xã hội hiện đại, áp lực công việc gia tăng khiến cho nhiều người chơi tìm đến game như là một cách để giải tỏa căng thẳng, xua đi cảm giác mệt mỏi. Nhưng một bộ phận không nhỏ người chơi game hiện nay khơng thích lựa chọn những game mang tính giải trí nhẹ nhàng mà thích thử sức mình ở những trị chơi có thể mang lại cảm giác mạnh. Và với tâm lý tị mị, hiếu kỳ, bốc đồng, thích cảm giác lạ, người chơi đã tìm đến những

game mang tính bạo lực và càng chơi thì càng bị cuốn hút vào. Hậu quả là do kỹ năng sống chưa có độ “chín”, khi bị chìm đắm trong một thế giới ảo đầy bạo lực, nhiều em bị rỗi nhiễu tâm lý, ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, một số game thủ trẻ tuổi đã áp dụng chính những kỹ năng đã “luyện” được từ các trò chơi bạo lực vào thực tế cuộc sống.

Cho dù game bạo lực đã và đang mang lại những hệ quả nhất định tới người chơi, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, nhưng thể loại game này vẫn ngày càng trở nên phổ biến bởi nó len lỏi vào đời sống của mọi đối tượng người chơi bằng nhiều nguồn, nhiều cách thức khác nhau, khiến họ phải bỏ ra khơng ít thời gian, sức lực và tiền của để đổ dồn vào thế giới ảo ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)