CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.2. Một số biểu hiện tâm lý của ngườichơi game bạo lực
3.2.3.4. Hậu quả của game bạo lực tới ngườichơi
Hiện nay, game bạo lực không chỉ đơn thuần là một trị chơi giải trí nữa khi có q nhiều các phương tiện thơng tin đại chúng nhắc đến tác hại của nó. Những ảnh hưởng cơ bản của game bạo lực đến tâm lý người chơi thường tập trung ở các mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Tìm hiểu hậu quả của game bạo lực đối với người chơi, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.11: Hậu quả của game bạo lực đối với người chơi
Tt Các nội dung Tỷ lệ %
1 Muốn trở thành nhân vật mà mình sắm vai 13.2
2 Tăng hành động hung hăng 9.5
3 Mệt mỏi, căng thẳng vì phải tập trung cao độ trí
não và cơng sức 16.1
4 Trong đầu ln có hình ảnh và hành động của
nhân vật mà mình sắm vai 7.9
5 Chấp nhận kiểu ăn mặc, phong cách, ngôn ngữ,
giá trị của những nhân vật trong trò game 12.1
Khi chơi game, người chơi được nhập vai và chơi theo cá tính của mình. Tính cách của nhân vật rất thật, mỗi nhân vật có một tính cách riêng khó có thể đốn biết được. Hơm nay người chơi có thể là một tiểu thư xinh đẹp, ngày mai khơng chừng đã có thể trở thành một anh hùng đeo kiếm đi hành hiệp trong chốn giang hồ đầy hiểm ác. Đó chính là điều thú vị của game bạo lực. Đồng thời khi chơi, người chơi được giao lưu, kết bạn với những người đồng chí hướng qua khung chat hoặc qua việc cùng thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi. Việc thỏa mãn những nhu cầu tâm lý cơ bản của người chơi đã khiến họ bị lôi cuốn chơi và
từ đó chấp nhận kiểu ăn mặc, phong cách, ngôn ngữ, giá trị của những nhân vật
trong trò game (chiếm 12,1% trong số 500 người được hỏi).
Bên cạnh việc đưa lại những cảm xúc tích cực cho người chơi, game bạo lực còn khiến người chơi có những cảm xúc tiêu cực như: Mệt mỏi, căng thẳng
vì phải tập trung cao độ trí não và cơng sức (chiếm 16,1%); 13,2% người chơi muốn trở thành nhân vật mà mình sắm vai và số người chơi cảm thấy trong đầu ln có hình ảnh và hành động của nhân vật mà mình sắm vai chiếm 7,9%.
Những trận chiến kéo dài, những cảm giác cực mạnh kích thích người chơi… khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Nguy hiểm hơn, khơng ít người chơi xa rời thực tế, muốn trở thành nhân vật như trong game, dẫn đến những kiểu hành xử và sự nhầm lẫn giữa đời sống thực tại và những tình huống ảo. Nhiều em đặt ra những tình huống và giá trị sống như trong các tình huống ảo, coi đó là định hướng cho cuộc sống của mình. Đó là ngun nhân gây nên những tác động
“Viện Hàn Lâm tâm thần học trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ ( American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, AACAP) cảnh báo rằng tiếp xúc với trị chơi video bạo lực có thể làm gia tăng những suy nghĩ và cảm xúc gây hấn, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ vị thành niên”- Tâm lý học thần kinh: Sự khác biệt giữa các vùng của não bộ ở nam và nữ trong khi chơi trò chơi video- BS Phan Thiệu Xuân Giang. tâm lý và những khó khăn khi trở về với đời sống thực.
Ngồi việc ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của người chơi, game bạo lực còn tác động trực tiếp đến hành vi của họ. Bảng số liệu cho thấy, sau khi chơi game bạo lực, 9,5% người chơi tăng hành động hung hăng; đồng thời, số
người chơi tỏ ra giận dữ, thù địch chiếm 8.5%. Trong game, người chơi có cơ
quy ước xã hội… việc hành xử tùy tiện theo cách này tác động trực tiếp tới nhận thức và xúc cảm của người chơi, lâu ngày trở thành thói quen và chi phối hành vi, làm tăng những hành động gây hấn ở họ.
Khi được hỏi về mối liên hệ giữa chơi game bạo lực thường xuyên và hành vi gây hấn trong cuộc sống thực, có nhiều ý kiến khác nhau:
Bạn M- sinh viên đại học Xây Dựng cho rằng: “chơi game bạo lực thường
xuyên làm tăng hành vi hung hăng vì những hành động chém giết, những cảnh máu me, súng đạn trong game bạo lực sẽ kích thích thần kinh của người chơi, khiến họ khơng thể kìm hãm và dễ nóng giận. Nhiều người bị ảnh hưởng bởi các nhân vật và các hoạt động trong game, dẫn đến lẫn lộn vào thực tế…”
Theo anh N (chủ quán game ngõ Tự Do): “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
bạo lực, trong đó việc thường xuyên chơi game bạo lực là một nguyên nhân. Bởi tất cả các loại game bạo lực đều là thế giới ảo với rất nhiều nhiệm vụ mà chủ yếu là chém giết đối phương. Khi người chơi hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng đối phương sẽ cảm thấy thăng hoa vô cùng, ngược lại, khi bị đối thủ gây thất bại thì sẽ xảy ra những phản ứng tiêu cực. Chuyện chửi bới, đập bàn… là “chuyện thường ngày ở huyện” trong quán tơi. Đó là chưa kể những trường hợp đánh nhau, cướp giật, giết người…hệt như trong game mà các báo vẫn đăng tải.”
Khi chơi game bạo lực, người chơi đặt mình vào một thế giới ảo tràn ngập cảnh đấm đá, chém giết với hiệu ứng ánh sáng được sử dụng tối đa khiến tất cả hành động trở nên sống động hơn, bên cạnh đó hệ thống âm thanh cũng góp phần làm cho trị chơi mang tính hiện thực. Mặt khác game bạo lực lại không bị hạn chế về số lượng hành động, cũng như nhiệm vụ của nhân vật do được thường xuyên đổi mới và nâng cấp cho nên ngày càng thu hút, lôi cuốn người
chơi hơn. Và sau khi chơi những trò game ấy, người chơi sẽ chịu những tác động ảnh hưởng nhất định đến đời sống tâm lý xã hội của họ.
Bên cạnh những khó khăn về mặt tâm thần, game bạo lực cũng để lại cho người chơi những tác hại về mặt thể chất và những khó khăn về mặt xã hội. Đó là những ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả học tập và các mối quan hệ xã hội.
Biểu đồ 3.15: Mức độ ảnh hưởng của game bạo lực tới đời sống tâm lý xã hội của người chơi
1.88 1.95 1.91 1.96 1.92 2.06 1.92 1.92 1.98 1 1.66 2.32 2.98 a b c d e f g h i Thường xun Thỉnh thoảng
Khơng bao giờ
Chú thích:
a: Tôi bơ phờ cả ngày vì thức khuya chơi game
b: Chơi game khiến sức khỏe của tơi suy giảm
c: Vì chơi game nên tương tác của tơi với bạn bè ít đi
d: Tôi luôn suy nghĩ về những game đã chơi e: Tơi thấy khó ngủ
f: Tơi cảm thấy khó hịa nhập với những quy tắc chung trong cuộc sống thường ngày
g: Càng ngày tôi càng cảm thấy mất dần hứng thú trong giao tiếp với bạn bè và quan hệ xã hội h: Chuyện học hành/ công việc của tôi bị ảnh hưởng hay sút kém bởi việc chơi game
i: Tơi thường có những giấc mơ, tưởng tượng liên quan đến game online hoặc internet
Đầu tiên, phải kể đến vấn đề sức khỏe của người chơi. Điểm trung bình cho các phương án “Chơi game khiến sức khỏe của tôi suy giảm” (1.95); “Tôi bơ
phờ cả ngày vì thức khuya chơi game” (1.92) và ‘Tơi thấy khó ngủ” (1.88) - số điểm cho thấy việc chơi game bạo lực ảnh hưởng tới sức khỏe người chơi ở mức độ khá cao, nằm giữa mức thỉnh thoảng và thường xuyên. Thực tế, việc phải ngồi nhiều giờ bên màn hình máy tính, thậm chí nhiều game thủ chơi thâu đêm suốt sáng nên việc chơi game có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ, đặc biệt là thị lực. Việc người chơi dành nhiều giờ nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính và sự căng thẳng của mắt kéo dài có thể dẫn đến đau đầu, mờ mắt và khô mắt. Một lo lắng thường trực khác là việc cơ thể ngồi lì trong thời gian lâu như vậy diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến một số bệnh như tim, các vấn đề cơ bắp và béo phì. Bên cạnh đó, có những người chỉ ăn đồ ăn vặt khi chơi, thậm chí nhịn ăn nhiều lần dẫn đến các vấn đề về dạ dày và nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe. Thêm nữa, khi người chơi bị ám ảnh bởi các trò chơi bạo lực, họ sẽ thiếu sự nghỉ ngơi và ăn ngủ thất thường. Thực tế đã có khơng ít phụ huynh lo lắng và bức xúc vì con mình nghiện game bạo lực, bỏ học, bỏ ăn, bỏ ngủ chỉ để chơi game, thậm chí đã có khơng ít trường hợp phải nhập viện, ở nước ngồi đã có người đột quỵ vì chơi game q sức.
Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp người chơi game quá độ dẫn đến tử vong. Những trường hợp này có thể đến từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… do chơi game liên tục hơn 12h/ ngày. Xin dẫn ra đây một trường hợp đau lịng vì ảnh hưởng của việc chơi game:
Sốc: Đột tử vì chơi game thâu đêm
Sự việc diễn ra tại một hàng game có tên “Năm tháng huy hoàng” ở tỉnh Chiết Giang. Nạn nhân được xác định là nam thanh niên họ Vương, sinh năm 1990, người tỉnh An Huy. Theo lời các nhân chứng kể lại, Vương đến chơi từ ngày 4/1/2011. Trưa ngày 5/1, chủ quán phát hiện game thủ này nằm gục trước màn hình máy tính trong khoảng thời gian dài, mặt tái xanh, liền đưa vào khoang trong nghỉ ngơi, tuy nhiên 14h cùng ngày game thủ này đã tử vong.
Game thủ Vương đột tử tại hàng game.
Khi được các phóng viên hỏi “tại sao phát hiện sự việc bất thường, lại không gọi xe cấp cứu?”, nhân viên cửa hàng game cho biết: “Thơng thường có rất nhiều thanh niên đến đây chơi qua đêm mà thân thể bị suy nhược, dẫn đến hạ đường huyết, chủ quán đều dìu vào khoang trong nghỉ ngơi một lúc là ổn, nên không gọi xe cứu thương”.
Một hệ quả tất yếu của việc gia tăng thời gian chơi game là sự giảm sút về mặt sức khỏe khiến kết quả học tập của người chơi cũng bắt đầu có xu hướng giảm. Điểm trung bình cho phương án “Chuyện học hành/ công việc của tôi bị
ảnh hưởng hay sút kém bởi việc chơi game” là 1.92 cho thấy game bạo lực
học hành/ công việc của họ. Bởi một khi đã chơi game bạo lực thì yêu cầu bắt buộc là phải thường xuyên luyện kỹ năng để được nâng lever và trở thành cao thủ. Chính vì thế việc người chơi bỏ ra hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng tháng ngồi bên máy vi tính để “luyện cơng” là điều dễ hiểu. Nguy hiểm hơn, càng ngày các nhà sản xuất càng tung ra nhiều game mới với những hình ảnh, kỹ thuật cao hấp dẫn, kích thích sự đua địi, ham muốn của người chơi. Kết quả là họ luôn thiếu thời gian học, bài vở bị bỏ bê, thi cử chểnh mảng.
Hình ảnh của những màu áo đồng phục học sinh trong các quán net với vẻ mặt căng thẳng, mệt mỏi đang ấn liên hồi trên bàn phím đang gây nhức nhối cho xã hội.
(Ảnh chụp tại quán game đường Lương Thế Vinh)
Vì game mà nhiều người trốn học, trốn tiết để ra ngoài chơi game. Nhiều trường hợp chơi game quá khuya nên khi đến lớp luôn ở trạng thái mệt mỏi, chỉ muốn ngủ mà không muốn tiếp thu bài khiến cho kết quả học tập giảm sút. Họ ngồi trong lớp học mà chỉ nghĩ đến game, đến nhân vật trong game, mặc đồ thế nào, đánh boss ra sao… Thậm chí khơng ít người sẵn sàng bỏ học, thay vì ngồi trên ghế nhà trường là ngồi trên ghế của quán game.
Ngoài ra, phải kể đến việc người chơi cung cấp sự chú ý quá nhiều vào game bạo lực thì nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khác trong cuộc sống dễ bị bỏ
qua. Bởi họ sẽ có ít thời gian dành cho thế giới thực. Việc thiếu sự tương tác và giao tiếp với người khác ở một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người chơi. Điểm trung bình cho phương án
Tơi cảm thấy khó hịa nhập với những quy tắc chung trong cuộc sống thường ngày (2.06); Càng ngày tôi càng cảm thấy mất dần hứng thú trong giao tiếp với bạn bè tôi và quan hệ xã hội (1.92); và Vì chơi game nên tương tác của tơi với bạn bè ít đi (1.91).
Như vậy, khơng thể phủ nhận rằng, game bạo lực cũng có hai mặt - lợi và hại. Game phục vụ cho nhu cầu giải trí, có thể làm cho người chơi vui vẻ, thoải mái, phấn chấn và giảm stress… Tuy nhiên khơng phải trị nào cũng mang tính tích cực và việc lạm dụng chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập cùng nhiều mặt đời sống thực tế của người chơi một cách tiêu cực. Mối nguy ấy không chỉ xảy ra với giới trẻ mà cả với người lớn nếu như khơng có đủ bản lĩnh để thoát khỏi sự say mê cuồng nhiệt với nó. Theo đó, chơi game bạo lực trong giới trẻ hiện nay đang là hồi chuông cảnh báo đối với người chơi nói riêng và tồn xã hội nói chung.
Rõ ràng, người chơi nhận thức được những ảnh hưởng của game bạo lực với mọi mặt đời sống của họ, nhưng họ vẫn bị lơi cuốn vào các trị chơi và lượng người chơi game cũng không ngừng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là yếu tố nào đã ảnh hưởng tới hành vi chơi game bạo lực của người chơi?