CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.2. Một số biểu hiện tâm lý của ngườichơi game bạo lực
3.2.3.3. Xu hướng hành vi của ngườichơi khi hết tiền chơi game
Một giờ chơi game chỉ vài nghìn đồng nhưng muốn trở thành cao thủ trong thế giới game thì người chơi phải bỏ ra thời gian, cơng sức để luyện. Đồng thời, họ phải bỏ tiền mua card nạp vào tài khoản để mua những dụng cụ cho nhân vật của mình như quần áo, vũ khí… Để có tiền chơi và tiền trang bị dụng cụ, các game thủ không ngần ngại lấy trộm tiền của cha mẹ, người trong nhà hay ăn cắp của hàng xóm, thậm chí phạm tội cướp giật hay ra tay giết người để có tiền thỏa mãn cơn khát game.
Xem xét xu hướng hành vi của người chơi khi đang chơi game bạo lực mà hết tiền, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.10: Hành vi của người chơi khi hết tiền chơi game
Tt Các nội dung Tỷ lệ %
1 Lập tức mua thẻ nạp tiền 41.3 2 Xin tiền bố mẹ, người thân 18.4 3 Bán đồ đạc trong nhà 9.3
4 Xin đểu 5.5
5 Ghi nợ 24.5
6 Vay tiền bạn chơi 33.8
7 Lấy trộm tiền của người khác 14.6
8 Trộm cắp 9.7
9 ngừng chơi 37.9
Bảng số liệu điều tra cho thấy, phương án lập tức mua thẻ nạp tiền để tiếp tục chơi game được nhiều người lựa chọn nhất (chiếm 41,3% trong số 500 người chơi game được hỏi), cho thấy sức lôi cuốn mạnh mẽ của game bạo lực đối với các game thủ. Chính nhu cầu muốn khẳng định bản thân trong các trò game, muốn trở thành VIP trong game nên người chơi không ngần ngại mua thẻ nạp
tiền, bởi càng nhiều tiền họ càng mua được nhiều loại súng chính, súng phụ, áo giáp, lựu đạn, bom mìn, giáo mác... để dễ dàng chiến thắng đối phương. Nhưng liệu những người chơi mà chủ yếu là những học sinh sinh viên có tiền để mua thẻ nạp mãi hay khơng? Hết tiền, người chơi sẽ làm gì? Xin bố mẹ? Vay bạn bè? Hay trộm cắp, cướp giật?
Tất cả những tình huống ấy đều có thể xảy ra, tùy vào từng hồn cảnh của từng game thủ khác nhau mà xu hướng hành vi của họ khác nhau. Có những người chọn phương án ngừng chơi (37,9% người chơi lựa chọn phương án này); có người lại vay tiền bạn chơi (33,8%). Khơng ít trường hợp ghi nợ (24,5%) hoặc lấy trộm tiền của người khác (14,6%); thậm chí trộm cắp (9,7%) và bán đồ
đạc trong nhà (9,3%)... Điều này cho thấy, khi game bạo lực xuất hiện nhiều, tình trạng phạm tội liên quan đến game tăng nhanh và tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân là thiếu tiền chơi game, đặc biệt là thủ phạm đa phần đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, số tuổi cịn q nhỏ để có thể làm chủ thời gian và cảm xúc của bản thân cũng như hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đứng đắn, kiên định. Bởi vậy những gì diễn ra trong game sẽ định hướng hành vi của họ trong thực tế nên chúng ta dễ dàng nhận thấy cùng với sự gia tăng số lượng và tính chất nguy hiểm của game online là sự gia tăng các vụ án cướp của giết người, đâm chém nhau chỉ vì cần tiền chơi game. Điều đáng buồn là phần lớn chủ nhân của các vụ án đó là các em học sinh, sinh viên đã và đang nghiện game online. Phải chăng đó là do ảnh hưởng từ game bạo lực? Sau đây, chúng ta điểm qua một số vụ án “kinh thiên động địa” trong thời gian gần đây.
Những vụ án “kinh thiên động địa”- Báo an ninh thủ đô, ngày 11/09/2011
ANTĐ - Điểm lại một số vụ án “kinh hoàng” tại Việt Nam và trên thế giới có liên quan đến những kẻ nghiện game, mới thấy hành vi tội ác đến từ game bạo lực. ..
Từ anh hùng trong game đến sát nhân ngoài đời
Chắc hẳn dư luận vẫn chưa quên vụ bắt cóc tống tiền dẫn đến việc sát hại dã man cháu bé Tuấn Anh (4 tuổi). Thủ phạm của vụ án là Nguyễn Đình Cử - kẻ nghiện game nặng (14 tuổi) anh họ của Tuấn Anh.
Trước đó, để kiếm tiền chơi game, Cử lên kế hoạch đầu độc cả nhà chú họ bằng thuốc chuột nhằm chiếm đoạt tiền trong két sắt. Kế hoạch trên bị thất bại do Cử mua phải thuốc chuột rởm. Sau đó Cử đã bắt cóc cháu Tuấn Anh và yêu cầu bố cháu phải giao cho hắn 30 triệu đồng, nhưng cha cháu Tuấn Anh chưa kịp giao tiền thì hắn đã ra tay sát hại cháu và giấu trong đống gạch hoang sau đó vẫn đi chơi game bình thường. Tiếp đó là vụ sát hại dã man cháu bé 3 tuổi ở Đồng Nai vào 7-5-2008. Hung thủ của vụ án là cơ học trị Nguyễn Bích Huyền (14 tuổi). Do khơng có tiền chơi game, đã giết cháu Nguyễn Ngọc Ánh lấy đôi bơng tai, sau đó cho xác cháu Ánh vào bịch ni lơng, nhét vào ngăn tủ. Cịn Huyền mang đơi bơng tai đi bán lấy tiền chơi game. Một vụ án khác đã xảy ra ở Quỳ Châu, Nghệ An hung thủ là Nguyễn Khánh Cường, bực tức vì khơng có tiền chơi game, hắn đã giết chết em ruột của mình là Nguyễn Khánh Thoại (SN 2002) và dùng dao chém nhiều nhát vào mẹ đẻ của mình là bà Nguyễn Thị Vân khiến bà bị trọng thương và hôn mê tại chỗ.
Nghiện game, hổ vẫn ăn thịt con
Khơng chỉ tại Việt Nam, trên thế giới, có rất nhiều vụ án đau lịng. Tại Hàn Quốc, vào năm 2010 chỉ vì mê chơi game suốt ngày đêm, mộn t người đàn ơng đột tử. Sau đó vài tháng, một cặp vợ chồng mải mê nuôi con “ảo” mà để con thật chết vì đói. Một thanh niên giết mẹ rồi treo cổ tự tử vì bị mắng mê chơi game khơng lo học hành và vụ án mẹ giết chết con vì quấy rối khi bà ta đang chơi game.
như vợ chồng nhưng chưa kết hơn, có một đứa con gái ba tháng tuổi tên Kim Sa-rang. Tuy nhiên, vì nghiệm game trực tuyến, mỗi ngày họ chỉ cho Kim Sa-rang bú một bình sữa bột một lần khiến bé bị chết đói. Điều ối oăm là, không cho con bằng xương bằng thịt ăn uống đàng hoàng, hai vợ chồng lại chăm chỉ ni đứa con gái ảo trong trị chơi 3D. Bé Kim Sa-rang lúc mới sinh nặng 2,9kg nhưng lúc chết chỉ còn 2,5kg.
Một vụ án tại Jacksonville, Florida, Mỹ, cũng đã khiến dư luận xôn xao khi một người phụ nữ tên là Alexandra Tobias vì đang say sưa với trị chơi làm vườn Farmville - một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên mạng xã hội Facebook thì cậu con nhỏ ba tháng tuổi Dylan Lee Edmondson của cơ khơng ngừng khóc lóc. Bị tiếng khóc của cậu bé quấy phá, Alexandra đã tóm lấy con trai và lay cậu bé tội nghiệp đến chết. Cũng như những vụ án trên, vụ án gần đây gây chấn động dư luận nhất là vụ giết người, cướp tiệm vàng ở Bắc Giang. Hung thủ của vụ án cũng là một kẻ nghiện game. Nhiều ý kiến cho rằng, vì Luyện chơi game nên mới có những hành động giết người man rợ như vậy,...
Nhìn chung, bên cạnh những người chơi game điều độ và coi game như một hình thức giải trí thì phần lớn người thường xuyên chơi game bạo lực có những biểu hiện tâm lý khá tiêu cực, khơng ít người nhận thức được tác hại của game bạo lực cũng như nguyên nhân ham mê chơi game, nhưng họ vẫn bị lôi cuốn vào các trị chơi, sẵn sàng có những hành vi tiêu cực để có tiền chơi game và khi khơng được thỏa mãn nhu cầu chơi thì dù chỉ có một ngày không được chơi game, họ cũng cảm thấy khó chịu, khơng thể tập trung vào việc khác được. Có những biểu hiện tâm lý trên đây là do sức tấn công mạnh mẽ của game bạo lực dẫn tới những ảnh hưởng khôn lường đến đời sống tâm lý của người chơi.