CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Thực trạng chơi game bạo lực
3.1.4. Lượng tiền dùng để chơi game
Tiền để chơi game là một yếu tố quan trọng để duy trì việc chơi game của game thủ. Thực tế hiện nay là hàng triệu người đang sống phần lớn cuộc sống của họ trong các trò chơi. Họ chi tiêu vào game không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc.
Số liệu điều tra về số tiền trung bình phải trả hàng tháng cho việc chơi game của người chơi được biểu thị trong biểu đồ sau :
Biểu đồ 3.6: Số tiền trung bình phải trả hàng tháng cho việc chơi game
Số liệu điều tra cho thấy, có 21,6% người được hỏi trả lời là trung bình một tháng tiêu dưới 100 nghìn vào việc chơi game bạo lực; số lượng người trả
lời sử dụng từ 100- < 300 nghìn một tháng chiếm 22,2%; ở mức từ 300- < 500
nghìn một tháng chiếm 15%; tiêu 500- < 1 triệu có 11,6% số người chơi lựa
chọn và sử dụng trung bình trên 1 triệu một tháng chiếm 10,6%.
Như đã phân tích ở trên, 86,8% khách thể của chúng tơi là học sinh, sinh viên (học sinh chiếm 15,6% và sinh viên 71,2%). Hàng tháng, họ nhận được số tiền chu cấp sinh hoạt ít ỏi của gia đình, ngồi những khoản cố định phải chi trả hàng tháng, lượng tiền dư ra không nhiều, nên lượng tiền họ bỏ ra để chơi game
từ 100- < 300 nghìn chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Đồng thời với sự phát triển của đường truyền internet và sự phổ cập máy tính như hiện nay, người chơi có thể dễ dàng sử dụng máy tính nối mạng và chơi game ngay tại nhà, nên dù có ngồi luyện game cả ngày thì lượng tiền dành cho chơi game cũng không hẳn đã lớn. Ngồi ra, trên thị trường game ngày càng có nhiều các game bạo lực đua nhau miễn phí giờ chơi cho các game thủ, điều này đã đánh trúng vào tâm lý “thích free” của đa phần người chơi là học sinh sinh viên vì khơng có điều kiện chơi game thu phí theo giờ.
Đối với những người chơi bình thường, đặc biệt là học sinh sinh viên thì chỉ dừng lại ở mức độ ấy, cịn đối với các cao thủ suốt ngày luyện level trong quán game thì số liệu chúng tơi thu được có sự chênh lệch rất lớn. Thực tế, một giờ chơi game chỉ phải chi trả vài nghìn đồng cho chủ quán internet, nhưng muốn trở thành cao thủ thì người chơi phải bỏ tiền mua card, nạp vào tài khoản để mua các dụng cụ cho nhân vật của mình như quần áo, vũ khí. Hầu hết trong các game, cần phải có tiền mua đồ thì đẳng cấp của nhân vật trong game mới cao và mỗi khi vào cuộc chơi mới không bị đối phương đánh bại. Cho nên nhiều game thủ cịn khơng thể thống kê được số tiền mà mình đã dùng cho chơi game bạo lực là bao nhiêu, họ chỉ biết lao vào các trận chiến triền miên mong giành được các thứ hạng cao. Họ khơng ngừng nghỉ tìm kiếm những vũ khí tốt hơn, cao cấp hơn và nhiều khi họ muốn nâng cấp nhanh mà không cần tốn nhiều thời gian “cày kéo” thì có thể sử dụng tiền thực tế để tham gia các trang web đấu giá trực tuyến mua về các tài sản ảo. Hoặc người chơi có thể trực tiếp mua- bán với nhau thông qua những tài khoản cá nhân một cách thuận tiện. Tuy những đồ trong game là đồ ảo nhưng tiền mua lại là tiền thật, giá cả sẽ được các game thủ thoả thuận với nhau.
Ngồi tiền chi trả cho các trị chơi, người chơi cịn tiêu tốn khơng ít tiền của cho các đồ ăn đồ uống kèm theo khi chơi game nữa. Bởi theo số liệu chúng tơi thu được, thì khơng ít người chơi đã sử dụng những đồ ăn, thức uống kèm trong khi chơi game:
Bảng 3.5: Trong lúc chơi game, người chơi thường dùng
TT Đồ dùng kèm Tỷ lệ % 1 Thuốc lá 17,4 2 Rượu, bia 4,5 3 Trà đá/ nước ngọt 49,9 4 Đồ ăn nhanh 16 5 Khơng dùng gì cả 35,1
Bảng số liệu cho thấy, bên cạnh 35,1% người chơi trả lời khơng dùng gì cả trong q trình chơi game, có 49,9% người chơi thường vừa chơi game vừa sử dụng trà đá hoặc nước ngọt ; 17,4% sử dụng thuốc lá ; 16% người chơi game
được hỏi trả lời thường dùng đồ ăn nhanh và 4,5% người chơi sử dụng rượu, bia trong khi chơi game. Trong đó, khơng ít game thủ đã biến những đồ ăn kèm này thành thực đơn chính cho các bữa ăn của mình để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chơi game.
“Uống nước trong lúc chơi game luôn là một trong những nhu cầu cần
thiết đối với bất kì dân cày nào. Trong đó, trà đá chính là thức uống giải khát được phổ biến rộng rãi nhất trong giới game thủ hiện nay. Vừa mát, vừa tỉnh ngủ, vừa rẻ…” (M- sinh viên trường ĐH Xây dựng).
Hay ý kiến của H- người chơi tại quán game quận Thanh Xuân:“Ăn bánh
như ăn cơm, lại cịn vừa ăn vừa chơi được. Mùa đơng bọn em hay ăn mì tơm hơn, nóng hổi, dễ nuốt ạ”.
Như vậy, bên cạnh tiền nạp thẻ đầu tư cho nhân vật trong trị chơi thì việc chi ra một khoản tiền không nhỏ cho việc giải khát cũng là một vấn đề nan giải.
Dù lượng tiền chơi game trung bình hàng tháng người chơi bỏ ra ít hay nhiều, họ cũng cần có nguồn tiền nhất định để cung cấp cho loại hình giải trí ngày càng phát triển rầm rộ này.
Bảng 3.6: Nguồn tiền để chơi game của người chơi
TT Nguồn tiền để chơi game Tỷ lệ %
1 Thu nhập từ công việc 24,2
2 Tiền để dành 19,7
3 Lấy của người khác 2,1
4 Chơi ở nhà nên không mất tiền 24,6
5 Người thân cho 29,4
6 Vay nợ 3,6
7 Bạn bè bao 6,9
8 Tiền học hoặc sinh hoạt hàng tháng 30,6
9 Bán đồ trong game 6,9
10 Cầm đồ 3,8
11 Bịp tiền của người khác 2,8
Trong các phương án chúng tơi đưa ra thì lượng người được hỏi trả lời sử dụng tiền học hoặc sinh hoạt hàng tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (30,6%). Thường
thì người chơi là sinh viên sẽ có khoản tiền gia đình chu cấp vào đầu tháng, với khoản tiền ấy, họ tự chi tiêu cho tất cả những gì thiết yếu nhất cho cuộc sống xa gia đình. Trong đó khơng ít người đã sa đà vào chơi game làm ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt, nhiều người chơi game hết tiền đóng học phí, mua sách, thậm chí có những người nhịn ăn nhịn uống để có tiền chơi game.
Những phương án cầm đồ (3,8%), vay nợ (3,6%), bịp tiền của người khác (2,8%) và lấy của người khác (2,1%) chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Những hành động có thể nói là vi phạm pháp luật ấy chiếm tỷ lệ thấp nhưng khơng phải là khơng có, cho thấy một thực trạng đáng lo ngại về những hệ quả của game bạo lực đưa đến. Thực tế khơng ít người để có tiền chơi và trang bị đồ cho các nhân vật trong game, đã không ngần ngại lấy trộm tiền của cha mẹ, người thân hay ăn cắp của hàng xóm, thậm chí liều lĩnh cướp giật, giết người để có tiền thoả mãn cơn khát tiền chơi game.
Về thời gian và lượng tiền dành cho các trị game bạo lực, có thể thấy rằng, lúc đầu khi mới làm quen, chưa thành thạo về các trị chơi, ít hiểu biết nên người chơi thường chơi khoảng 1 đến 2 giờ, thời gian chơi chủ yếu vào ngày nghỉ, những lúc không đi học hoặc khi rảnh rỗi. Số tiền mà người chơi bỏ ra lúc này cũng không phải là lớn, chỉ khoảng 3000 đ/ lần đến 10,000đ / lần chơi và chỉ chơi 1 đến 2 lần/ tuần. Nhưng càng tiếp cận với game bạo lực, càng hiểu biết nhiều về các trị chơi, người chơi càng thấy bị lơi cuốn bởi sức hấp dẫn của game và thời gian dành cho game bạo lực ngày càng tăng lên, điều này đồng nghĩa với lượng tiền bỏ ra để chơi game ngày càng lớn. Và để có tiền chơi game, người chơi sử dụng những nguồn tiền khác nhau, có người sử dụng tiền do chính sức lao động mình bỏ ra, người lại dùng tiền học và sinh hoạt hàng tháng, có người lừa bạn dối cha để gạt tiền, đáng lo ngại nhất là tình trạng khơng ít game thủ cịn trẻ tuổi, suy nghĩ chưa chín chắn đã sẵn sàng cướp của, giết người chỉ vì cần tiền thỏa mãn những trị chơi trong thế giới ảo.