CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi chơi game bạo lực
3.3.1. Yếu tố gia đình
Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Nó chứa đựng tất cả các mối quan hệ như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, tái sản xuất xã hội…, đó là một trong những môi trường xã hội quan trọng nhất với sự hình thành và phát triển phẩm chất nhân
cách con người. Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của mình, đứa trẻ chịu ảnh hưởng của lối sống, phương pháp giáo dục từ gia đình thơng qua các mối quan hệ mà trẻ được tiếp xúc (quan hệ giữa cha và mẹ, quan hệ cha mẹ- con cái, quan hệ con cái với nhau). Vậy thì, mối quan hệ cha mẹ- con cái và những phản ứng của cha mẹ khi biết con em mình chơi game bạo lực đã ảnh hưởng như thế nào đến hành vi chơi game bạo lực ở người chơi?
Xem xét mối quan tâm của cha mẹ với việc lựa chọn hình thức giải trí của con cái, chúng tôi thu được kết quả biểu hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.16: Gia đình bạn có biết việc chơi game bạo lực của bạn
19.2%
62.6% 18.2%
có biết khơng biết khơng rõ có biết khơng
Việc gia đình biết con em mình tham gia hay khơng tham gia vào các trò chơi bạo lực là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chơi game mang tính tích cực hay tiêu cực của con cái họ. Và qua kết quả nghiên cứu có thể thấy 62,6% người được hỏi trả lời rằng cha mẹ họ có biết họ chơi game bạo lực.
Trong khi đó, 19,2% cha mẹ khơng biết và 18,2% người được hỏi trả lời không rõ cha mẹ họ có biết họ chơi hay khơng.
Như vậy, đa số những người được hỏi có cha mẹ khá quan tâm đến loại hình giải trí của con cái mình. Nhất là trong giai đoạn bùng nổ của thông tin và kỹ thuật số hiện nay, sự đa dạng của các phương tiện thơng tin đại chúng và trình độ tri thức của người dân càng ngày càng được nâng cao. Hẳn đa số các bậc cha mẹ đều phải rùng mình trước những thơng tin liên quan đến game bạo lực mà báo đài thường xuyên đưa tin, nên họ khá quan tâm đến việc con cái mình có chơi
“Bố mẹ em đều làm về công nghệ thông tin, họ không cần hỏi cũng biết thừa là em có chơi game, nhưng em không chơi nhiều, em chơi cho biết thôi…” (M. (bỏ) - sinh viên ĐH Xây dựng).
“Hôm nào về nhà bố em cũng hỏi
hôm nay học mấy tiếng, chơi game mấy tiếng, đi chơi cùng đứa nào. Nhiều lần bố em còn cho em tiền chơi game khi em được điểm cao nữa…” (Phiếu 55)
hay khơng và tìm hiểu những phương pháp hiệu quả áp dụng cho con cái mình. Ngược lại, có nhiều gia đình, cha mẹ mải mê vì làm ăn bn bán khơng có thời gian quan tâm đến con em mình nên khơng kiểm sốt được con mình làm gì, chơi gì và chơi như thế nào. Chính áp lực cơng việc của bố mẹ, (bỏ) khiến cho chức năng giáo dục con cái trong gia đình bị mai một. Đó chính là ngun nhân làm trẻ hụt hẫng khi bước ra khỏi gia đình, thiếu hụt tri thức, kinh nghiệm để ứng xử nên trẻ dễ bị khủng hoảng khi rơi vào các nhóm tệ nạn xã hội, mà nghiện chơi game bạo lực là một tệ nạn điển hình.
Lại có những gia đình chiều chuộng con cái một cách vơ điều kiện, đáp ứng mọi nhu cầu của con: mua máy tính, lắp mạng internet… nhưng nguy hiểm ở chỗ họ khơng thể kiểm sốt những thao tác của con cái mình với máy tính, họ
khơng nhận thức được những mặt tiêu cực của internet và game bạo lực để hướng dẫn cách sử dụng máy tính hợp lý cho con em, thậm chí nhiều phụ huynh khơng có chút kiến thức nào về máy tính thì tình trạng các em chơi game một cách tràn lan, say mê quên học, quên làm cũng là dễ hiểu.
Ngoài ra, những hiện tượng ly hôn, đứt đoạn giữa các thế hệ, quan hệ giữa các gia đình ngày càng lỏng lẻo… khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái bị ảnh hưởng, cha mẹ không quan tâm đến con cái hoặc con cái cảm thấy ngột ngạt với khơng khí gia đình mà tìm kiếm một niềm vui nơi quán game, tìm cảm giác vui vẻ, thoải mái trong những trò chơi bạo lực.
Cũng phải thừa nhận rằng khá
“Em ở quán game tối đa thời gian có thể, em khơng thích về nhà, ở nhà chán phèo, suốt ngày nghe bố mẹ cãi nhau…” (Ng.V.H- người chơi tại quán game ngõ Tự Do)
“Có ai biết em chơi game đâu, em ở với bà mà, bố em cưới người khác rồi, mẹ em cũng thế…tối em mới về ăn cơm với bà cho bà đỡ buồn, rồi em lại được đi chơi, bà chiều em lắm...” (Phiếu 55)
nhiều gia đình rất quan tâm đến việc con cái mình có chơi game hay khơng nhưng lại vấp phải thực tế là gia đình khơng theo kịp những biến đổi của xã hội, phương pháp giáo dục chưa đáp ứng kịp so với đòi hỏi của xã hội, thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong dạy dỗ con cái, không biết can thiệp như thế nào trước những loại hình giải trí mà con mình đang tham gia.
Tìm hiểu về cách thức can thiệp của cha mẹ khi biết con cái mình chơi game bạo lực, chúng tôi cũng thu được những ý kiến trái chiều nhau:
Bảng 3.12: Phản ứng của cha mẹ khi biết con mình chơi game
TT Phản ứng của cha mẹ Tỷ lệ %
1 Ủng hộ 4
2 Khuyên chơi ít hơn 44
3 Đánh và nhốt con trong nhà 3,2
4 Không quan tâm 8,2
5 Nhắc nhở chơi có ý thức 43,4
6 Cương quyết ngăn cấm 7,2
7 Cắt tiền ăn và sinh hoạt hàng tháng 1,4 8 Không cấm cũng không ủng hộ 18,8
Khi biết con em mình chơi game, hầu hết các bậc cha mẹ đều có những phản ứng nhất định. Trong đó, mức độ khun con chơi ít hơn chiếm tỷ lệ cao
nhất (44 % người được hỏi). Có 43,4% người được hỏi cho rằng gia đình họ
khun họ chơi có ý thức. Chỉ có 20/ 500 người được hỏi (chiếm 4%) trả lời rằng
gia đình họ ủng hộ chơi game bạo lực. Và có 7,2% cha mẹ cương quyết ngăn cấm, 3,2% đánh và nhốt con trong nhà; 1,4% cha mẹ đã cắt tiền ăn và sinh hoạt hàng tháng khi biết con mình chơi game bạo lực.
Một điều đáng buồn là bên cạnh những bậc cha mẹ đồng tình hay khơng đồng tình với việc con mình chơi game bạo lực thì cịn có 8,2% cha mẹ khơng quan tâm và 18,8% cha mẹ không cấm cũng không ủng hộ, thờ ơ với việc con cái
mình chơi game bạo lực.
Điều này cho thấy không phải bố mẹ nào cũng hồn tồn cấm đốn con em mình chơi game bạo lực mà đa số các bậc cha mẹ khi biết con mình chơi game bạo lực đều mong muốn con mình chơi hợp lý, khơng ảnh hưởng đến học tập và công việc khác.“Thời gian gần đây, tôi thấy rất nhiều người chở con mình
án ấy là có hiệu quả khả quan nhất (cho đến thời điểm này) nên nhiều người áp dụng lắm”. (Anh M, quản lý quán game tại Lương Thế Vinh, HN)
Việc các bậc phụ huynh phản ứng như thế nào khi biết con mình chơi game bạo lực thì một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của người chơi. Những ý kiến nhắc nhở chơi có ý thức và khun chơi ít đi từ các bậc phụ huynh đều là những đóng góp tốt cho con em mình có sự lựa chọn đúng đắn các loại hình giải trí. Ngược lại, có bậc cha mẹ lại quá khắt khe với con cái, họ coi việc hành hạ, đánh mắng con như quyền của họ. Điều này tất yếu gây nên những hậu quả không tốt đến sự hình thành những đặc điểm tâm lý, nhân cách của con cái và là cú đẩy vơ hình khiến con cái trở nên lì lợm, dấn sâu vào game bạo lực.
Với những gia đình tỏ ra khơng quan tâm, khơng cấm cũng khơng ủng hộ việc chơi game bạo lực của con cái mình cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hành vi của họ. Chính sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của cha mẹ trong việc quan tâm, giáo dục con cái mà biết bao trường hợp trẻ tự tìm đến trị chơi bạo lực hoặc nghiện chơi game do nhiễm từ những nhóm bạn xấu mà cha mẹ khơng hề hay biết.
Như vậy, có thể thấy, yếu tố gia đình quyết định một phần khơng nhỏ vào hành vi chơi game của người chơi. Sự quan tâm của cha mẹ với con cái và sự thể hiện thái độ của cha mẹ khi biết con mình chơi game sẽ quyết định một phần vào việc người chơi game lựa chọn chơi game gì và chơi như thế nào để khơng ảnh hưởng đến các mặt khác của đời sống. Yếu tố gia đình quan trọng như vậy, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tác động của môi trường xã hội đến hành vi của người chơi game bạo lực.
3.3.2. Yếu tố bạn bè
Quan hệ bạn bè là nét đặc trưng tạo nên sự phát triển toàn diện trong mỗi cá nhân, ở đó, chủ thể lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội lịch sử, trao đổi với nhau về tri thức cũng như quan điểm sống, đồng thời cũng là nơi họ bộc lộ được cái tơi của mình… Có thể nói mơi trường bạn bè, đặc biệt là bạn bè cùng chơi game là nơi những nhu cầu, những bức xúc của người chơi game được thỏa mãn nhất. Ở đó, họ được tự do thể hiện mình mà khơng sợ bị xem thường hay khiển trách. Họ tin tưởng bạn bè cùng chơi game và bạn bè có ảnh hưởng nhất định đến hành vi chơi game bạo lực của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà khi được hỏi từ đâu bạn biết đến game bạo lực, có tới 50,2% người được hỏi trả lời do bạn bè giới thiệu.
Chính từ những người bạn trong thực tế cuộc sống là một nguyên nhân khiến cho nhiều người biết đến game bạo lực và bắt đầu chơi. Bởi một người bạn chơi một game bạo lực có thể truyền tải một nhận xét đáng tin cậy đến những người bạn khác của mình. Hiệu ứng lây lan này khá hiệu quả để những người đã chơi khuyến khích bạn của mình dành nhiều thời gian cho game. Thực tế, nếu trong một nhóm bạn cùng chơi với nhau, có một vài người chơi thì chắc chắn những người cịn lại sẽ thắc mắc “game có gì hay? Thú vị ở điểm nào…”. Đó cũng là dịp để các game thủ tha hồ kiêu hãnh giới thiệu tất tật về game mình chơi, chắc chắn khơng quên kèm theo lời mời “hay lắm, cùng chơi cho vui”. Vậy là phần lớn người được rủ sẽ chơi qua cho biết, cho có bạn có bè… dù game đó hay hay khơng hay, hấp dẫn hay khơng hấp dẫn. Lúc đầu họ tập tành tham gia nhưng rồi thành quen, thành ham mê lúc nào không hay. Một ngày khơng ngồi vào máy tính để thỏa mãn đam mê với thế giới ảo đầy tính kích thích ấy thì cảm thấy bứt dứt khó chịu. Như em H. sinh viên trường ĐH KTQD cho hay: “Đến
lớp, lúc đầu em thấy các bạn bàn tán, bình luận về game, em cũng không quan tâm, nhưng dần dần các bạn tồn nói về game, nghỉ giữa giờ hoặc tan học là tất tật đi chơi game hết, em thấy ức chế vì mình chẳng biết gì, thế là em học chơi, giờ em cũng là xạ thủ của “Đột kích” rồi ạ, đỡ bị lạc lõng với chúng bạn. Bọn em nhiều khi còn trốn học đi chơi ấy chứ, cả bọn cùng chơi nên không sợ ai mách bố mẹ hết”.
Không chỉ những người mới bị bạn bè lơi kéo mà cả với những nhóm bạn thân hoặc bạn bè kết thân lâu ngày trên game, khi một vài người chuyển sang chơi trò chơi mới, chắc chắn họ sẽ rủ rê cả nhóm cùng chuyển sang và cả nhóm “di cư” sang game mới một cách rầm rộ. Và khi họ tuyên bố nghỉ game thì họ thường lơi kéo được cả bạn bè mình cùng nghỉ. Thế mới biết tình bằng hữu trong game bền chặt như thế nào.
Biểu đồ 3.17: Chơi game do nhu cầu được giao lưu, kết bạn
19.1% 25.2% 5.9% 23.9% 7.4% 0 5 10 15 20 25 30 Được hòa cùng trào lưu của giới
trẻ Do game có tính cộng đồng cao, kết nối với những người chơi cách xa mình Do ảnh hưởng của
người thân Do nhu cầu giao lưu, muốn trải nghiệm xã hội với
các bạn
Không muốn ở nhà với người thân
Qua biểu đồ có thể thấy, có 25,2% người chơi trả lời rằng nguyên nhân khiến người chơi thích chơi game là do game có tính cộng đồng cao, kết nối với
những người chơi cách xa mình và
23,9% cho rằng chơi game do nhu cầu giao lưu, muốn trải nghiệm xã hội với các bạn. Như thế, có thể thấy rằng tuy
là một thế giới ảo, nhưng cần phải khẳng định rằng, game online nói chung, game bạo lực nói riêng là một mạng xã hội thu nhỏ mà qua đó, người chơi có thể dễ dàng kết bạn được với nhau và thậm chí, họ cịn có thể trở thành những người bạn tốt ngồi đời. Thơng qua tình bạn và sự giao tiếp trong game, người chơi học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm giao tiếp và trở nên mạnh bạo hơn trong cuộc sống thực, đồng thời thơng qua tiếp xúc, nói chuyện và trao đổi nhiều, con người ta cũng dần trưởng thành và dễ hịa đồng hơn. Và với tính cộng đồng cao, có thể kết nối với những người chơi cách xa mình nên game bạo lực trở thành thể
“Ở trường, em có rất ít bạn, trong game thì ngược lại, vì em thấy việc kết bạn trong game dễ lắm, chỉ cần vào forum, sẵn sàng có hàng trăm, hàng nghìn người để lựa chọn tán gẫu, em có rất nhiều người nói chuyện hợp cạ và đã cùng tham gia nhiều trận huyết chiến sinh tử trong game, dù chưa gặp mặt nhưng em thấy rất thân thiết, một ngày khơng nói chuyện thấy rất nhớ” (nữ game thủ tại quán game ngõ Tự Do)
“Giao lưu kết bạn từ việc chơi game là an toàn mà vẫn hiệu quả. Chắc chắn đó là những người bạn cùng sở thích với mình- sở thích chơi game- nên khơng ai nhiếc móc, mắng mỏ mình, vì ai cũng chơi game như mình mà” (người chơi tại quán game ngõ Tự Do). loại được khá ưa thích.
Đánh vào tâm lý này của người chơi, trong các tựa game phát hành, nhà sản xuất luôn quan tâm đưa vào các kênh cộng đồng với tính hấp dẫn và phần thưởng cực lớn để gia tăng số lượng người chơi theo cấp số nhân. Chỉ cần một
cú kích chuột, người chơi có thể giao lưu kết bạn, trao đổi kinh nghiệm về các trị game, thậm chí tâm sự những vấn đề riêng tư… Dù mang tính chất ảo nhưng nhờ việc có thể thoải mái bày tỏ tâm sự, thoải mái trao đổi với nhau nên hình thức giao tiếp trên game ln được người chơi thích thú.
Thêm vào đó là các diễn đàn game thủ, khi tham gia, người chơi có thể trao đổi, hỏi đáp kinh nghiệm, bày tỏ quan điểm... thông qua những chủ đề có trên diễn đàn. Nhờ những diễn đàn này, những thảo luận, những chủ đề về game... khơng chỉ dừng lại ở một nhóm người mà nó có thể liên kết hàng trăm người, hàng triệu người, do đó, những ý kiến sẽ vơ cùng phong phú, tăng thêm sự hiểu biết cho những người tham gia. Đó chính là điểm thu hút đặc biệt làm cho ngày càng nhiều người chơi đam mê game hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhóm bạn bè là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc chơi game bạo lực của người chơi, nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng, không phải tất cả những người chơi game bạo lực đều do ảnh hưởng của bạn bè mà còn do tự bản thân của họ nữa.
3.3.3. Yếu tố bản thân người chơi
Yếu tố bản thân người chơi tự tìm hiểu game bạo lực và lựa chọn chơi game bạo lực cũng quyết định phần lớn việc game bạo lực ngày càng tràn lan, đặc biệt là trong giới trẻ.
Bảng 3.13: Nguyên nhân chơi game do nhu cầu khẳng định bản thân