Nhận thức về nguyên nhân thích chơi game

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.2. Một số biểu hiện tâm lý của ngườichơi game bạo lực

3.2.1.3. Nhận thức về nguyên nhân thích chơi game

Người chơi nhận thức được rằng game bạo lực không chỉ mang lại những ảnh hưởng tích cực mà cịn để lại những hậu quả khôn lường về các mặt trong đời sống thực của người chơi, nhưng họ vẫn chơi game, thậm chí số lượng thời gian và tiền của dành cho chơi game ngày càng tăng lên theo cấp số nhân. Điều này thúc đẩy chúng tơi đi tìm hiểu những ngun nhân gì khiến người chơi thích chơi game bạo lực.

Như chúng ta đã biết, giới trẻ cũng như mọi lứa tuổi khác đều có những nhu cầu: có sân chơi, được rèn luyện sức mình, được thể hiện bản thân, được giao lưu kết bạn và tham gia vào các nhóm cùng sở thích… Game bạo lực là một sân chơi đáp ứng những nhu cầu đó của người chơi, đặc biệt là các bạn nam trẻ tuổi. Việc thỏa mãn những nhu cầu này chính là nguyên nhân khiến người chơi tìm đến game trực tuyến nói chung, game bạo lực nói riêng.

Tìm hiểu nhận thức của người chơi về nguyên nhân thích chơi game, chúng tôi đưa ra các phương án trả lời với nhiều lựa chọn được nhóm thành các nhóm chính: chơi game để khẳng định bản thân, chơi game vì nhu cầu vật chất và chơi game để giao tiếp, kết bạn. Kết quả thu được được trình bày ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.9: Nhận thức của người chơi về nguyên nhân chơi game bạo lực

Qua biểu đồ có thể thấy, đa số người được hỏi cho rằng nguyên nhân người chơi thích chơi game bạo lực là để khẳng định bản thân (chiếm 57,2% trong số 500 người chơi game được hỏi). Đó là điều dễ hiểu bởi đối tượng chơi game thường là những người trẻ tuổi, mà ở họ việc khám phá và được hành động một cách tự do để tự khẳng định mình trong mắt mọi người xung quanh trở thành nhu cầu thiết yếu. Khi chơi game họ được làm theo những gì mình thích để thỏa mãn sự tị mị, hiếu kỳ mang tính tâm lý, điều này lý giải vì sao nhiều game thủ trẻ tuổi thích hố thân thành các “anh hùng” hay “siêu nhân” trong các trò chơi mang tính bạo lực.

Phương án đứng ở vị trí thứ hai là chơi game để giao lưu, kết bạn (có

30,4% người chơi lựa chọn). Số liệu này cho thấy có khơng ít người tìm đến game do nhu cầu giao tiếp bởi ngày nay, dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật, giao tiếp càng trở nên dễ dàng hơn và game trực tuyến nói chung, game bạo lực

nói riêng chính là một phương tiện giao tiếp hữu hiệu giúp người chơi thỏa mãn phần nào nhu cầu mở rộng và củng cố quan hệ xã hội.

Đứng ở vị trí cuối cùng trong nhóm những ngun nhân khiến người chơi thích chơi game bạo lực là do chơi game là một hình thức kiếm tiền (chiếm

12,4%). Khi chơi game, các game thủ có thể kiếm ra tiền bằng cách bán tài khoản hay bán các đạo cụ và nhân vật trong game. Nó chính là những chất kích thích có sức lơi cuốn đặc biệt đối với họ.

Thực tế trong hầu hết các trò game, ban đầu người chơi được cung cấp một lượng tài sản nhất định để chơi, nhưng lượng tài sản đó là khơng đủ để làm cho nhân vật của họ phát triển trong các trị chơi, do đó nếu người chơi có ý định nâng cấp nhân vật của mình thì cần dành nhiều thời gian chơi game để phát triển các kỹ năng hoặc có nguồn tài sản mới thu về. Trong game, một đồng tiền được gọi là “miếng bạch kim hoặc PP”, có thể kiếm được bằng cách hồn thành các nhiệm vụ khác nhau hoặc trao đổi mua bán giữa các game thủ với những quy tắc nhất định. Từ đó, game online nói chung, game bạo lực nói riêng đã tạo ra một loại tài sản mới cho thị trường - đó là tài sản ảo. Tài sản ảo là hão huyền nhưng nó lại phản ánh một khối lượng lớn tài sản thực tế. Một số lượng khá lớn người chơi game sẽ mua và bán hàng hóa ảo ấy để thu về mối lợi lớn là tiền thật. Vì sao có sự mua bán tài sản ảo lấy tiền thật? Bởi như chúng ta đã biết, mục tiêu chính của một game thủ trong một trị chơi trực tuyến là để hồn thành những nhiệm vụ nhất định, đạt mục tiêu đề ra và nâng cấp lên cấp cao hơn. Khi lượng người chơi quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa ảo, điều đó khiến cho các game thủ khó có thể thực hiện nâng cấp cho nhân vật của mình. Mặt khác, đồ đạc là một khía cạnh vơ cùng hấp dẫn trong game. Không ai chơi game bạo lực mà không tỏ ra hứng khởi khi mua được những bộ đồ, những vũ khí tối tân nhất

trang bị cho nhân vật của mình. Cho nên, cuộc chiến đi tìm những món đồ ln thơi thúc mỗi người chơi. Cũng từ những món đồ ảo ấy, người chơi có thể bán lấy tiền và thu lợi nhuận thực, chính mối lợi này khiến cho khơng ít người chơi đam mê cày kéo game suốt ngày đêm.

Như vậy, có thể nói rằng game bạo lực có sức hấp dẫn rất lớn đối với người chơi, bởi khi tham gia vào trị chơi, người chơi có cảm giác mình thực sự được là những nhân vật có tính cách đặc biệt, được làm những công việc phi thường. Các nhân vật trong thế giới ảo là một phần trong thế giới thực của người chơi. Với ý nghĩa đó, game bạo lực khơng dừng lại với tư cách là một trị giải trí đơn thuần mà nó cịn giúp người chơi khẳng định bản thân và phát triển tính cộng đồng, ngồi ra còn giúp cho một bộ phận game thủ thỏa mãn được nhu cầu vật chất của họ. Qua việc tìm hiểu nhận thức của người chơi về ngun nhân thích chơi game, có thể lý giải vì sao hiện nay mạng lưới những người chơi game không ngừng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)