Nguồn thông tin về game

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Thực trạng chơi game bạo lực

3.1.2. Nguồn thông tin về game

Người chơi game biết đến game bạo lực từ đâu? Họ nghe bạn bè giới thiệu, do nhìn thấy những quảng cáo hay chính họ là những người trực tiếp tìm hiểu thơng qua việc tham gia vào trị chơi bạo lực? Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Qua biểu đồ trên có thể thấy, phần lớn người chơi biết đến game bạo lực là “do bạn bè giới thiệu” (50,2% trong số 500 người được hỏi). Con số này không gây ngạc nhiên bởi khách thể nghiên cứu của đề tài chủ yếu là thanh thiếu niên mà ở họ, quan hệ bạn bè là chính. Những nhóm bạn chơi với nhau có những cách thức giải trí, những ngun tắc chung và sự hịa hợp với nhóm có tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vậy, trong một nhóm có nhiều thành viên nghiện game hoặc lấy game làm trị giải trí thì những thành viên khác, bao gồm cả những người ít chơi và chưa từng chơi đều phải tập chơi, luyện chơi để tồn tại trong nhóm.

Mặt khác, thế giới game bạo lực ngày càng phát triển, chỉ cần đăng nhập vào một trị chơi, người chơi sẽ được rào đón bởi vơ số những nhiệm vụ hàng ngày với lượng điểm kinh nghiệm dồi dào

cùng vô số phần thưởng giá trị khác. Tuy nhiên, hầu hết các nhiệm vụ này địi hỏi người chơi phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, và vì thế, việc chơi cùng nhóm bạn bè mình là tối ưu nhất giúp họ hoàn thành nhiệm vụ, từ đó khám phá được những cái hay trong tựa game mình đang chơi và trải nghiệm được hết những tính năng được cung cấp trong game. Lúc đó họ càng đam mê chơi game hơn mà không cảm thấy chán nản vì ln có bạn bè sát cánh kề vai.

“Kinh nghiệm bản thân em cho thấy, khi chơi cùng bạn bè, đặc biệt là những người cùng lớp, ham muốn cũng như sự nỗ lực cày kéo sẽ được đẩy lên mức cao hơn” (Ng V. H- người chơi tại quán game Thanh Xuân)

“Chẳng có ai chơi game mà không cần đến bang hội, bằng hữu…” (Nam sinh viên trường

ĐH Xây dựng Hà Nội)

Trên thực tế, hoạt động tổ đội giữa các game thủ cùng chung sức để hoàn thành nhiệm vụ, cùng săn boss hay công thành…vốn được coi là một trong những hình ảnh đẹp nhất trong game bạo lực. Khi có bạn bè cùng chơi,

ngườichơi có thể rủ nhau cùng đi săn boss khi thấy thích và thậm chí có thể tham gia vào những trận chiến lớn của bang hội.

Khi nội dung trò chơi càng nâng cao thì địi hỏi số lượng người trong nhóm càng nhiều; và trong bối cảnh của trị chơi, các thành viên trong nhóm làm việc và hợp tác tốt với nhau có thể hình thành nên các bang hội lâu dài và không ngừng phát triển các thành viên.

Trong game, các nhóm, bang hội được hình thành ngắn hạn hoặc dài hạn đều là yếu tố cần thiết để tham gia vào các nhiệm vụ và họ có thể dễ dàng thơng qua các khu vực nguy hiểm trong game để đạt những mục tiêu tốt nhất.

Tìm đến các trò chơi đối kháng, người chơi muốn khám phá thế giới, khám phá cuộc sống xung quanh, muốn tiếp thu, học hỏi những điều mới mẻ không chỉ từ bạn bè, người thân mà cịn tự bản thân tìm hiểu, khám phá và thử nghiệm cái mới, trong đó có cả những cái thiếu lành mạnh và trái chuẩn mực xã hội, cho nên có tới 41,7% người được hỏi cho biết đã tự bản thân tìm hiểu về các trị chơi bạo lực trên mạng internet. Một số người chơi khi không được thể hiện mình trong thế giới thực thì tìm kiếm sự hài lòng trong thế giới ảo, một số người chơi lại có thể chọn game bạo lực đáp ứng nhu cầu tâm lý của mình để thuộc về một nhóm người nhất định và tương tác với họ. Chức năng giấu tên tuổi trong game bạo lực cũng cho phép người chơi cảm thấy tự do hơn trong hành động, suy nghĩ và mạnh dạn hơn trong tương tác với nhóm.

Cũng ở 500 người chơi game được hỏi, có 18,3% trả lời biết đến game bạo lực do quảng cáo và 11,9% người biết do tại cửa hàng game có sẵn. Ngồi ra, có 9,2% người được hỏi trả lời họ biết đến game bạo lực do người thân hướng dẫn.

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những quảng cáo về game với những lời lẽ đầy ấn tượng, kích thích trí tị mị và những hình ảnh bắt mắt, lơi

cuốn. Đó cũng là một cách để người chơi biết đến loại game này. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các chương trình quảng cáo cho game bạo lực càng lúc càng rầm rộ và mạnh mẽ hơn bằng các phương tiện thông tin đại chúng, càng kích thích trí tị mị và lơi kéo giới trẻ tham gia một cách nhanh chóng hơn. Nguy hiểm hơn, những hình ảnh về game bạo lực khơng chỉ xuất hiện ngoài đường, cổng trường… mà cịn xuất hiện ngay trên bìa trang vở học sinh… Việc xuất hiện các quảng cáo game ngay trên

“Những thành phố Baroque thơ mộng, những khoảnh rừng với vô vàn hiểm nguy, những quý ông hùng dũng thách thức mọi kẻ cản đường, những quý bà lộng lẫy tha thướt nhưng cũng không hề kém cạnh trên chiến trận. Một thế giới như bước ra từ những trang sách của Alexandre Dumas, một thế giới với tất cả vinh quang và tủi nhục của những giấc mơ ghi tên vào lịch sử. Chào mừng bạn đến với Granado Espada!” –

Một đoạn quảng cáo về game Granado Espada Hiệp sĩ tân thế giới tập vở học sinh là một hình thức đầu độc đáng phê phán vì nó sẽ tăng phần kích thích ham muốn chơi game trong các em. Bên cạnh đó, việc các chủ quán internet thường xuyên cập nhật những trò chơi mới bất chấp những quy định về độ tuổi chơi game để hút khách cũng là kênh thông tin để người chơi biết đến game bạo lực nhiều hơn.

Nói chung, người chơi biết làm quen với game bạo lực thông qua các mối quan hệ với bạn bè và người thân giới thiệu, hướng dẫn hoặc bởi những điều kiện khách quan từ việc quảng cáo của nhà phát hành và tự quán game có, nhưng bạn bè là đối tượng chính có ảnh hưởng lớn đến việc người chơi biết đến game cũng như dần trở thành “con nghiện” của game bạo lực.

Người chơi biết đến game bạo lực qua những nguồn thông tin như vậy, vậy khi biết rồi, họ đã dành bao nhiêu thời gian và tiền của cho game bạo lực?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)