Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của game bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 62 - 69)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.2. Một số biểu hiện tâm lý của ngườichơi game bạo lực

3.2.1.2. Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của game bạo lực

Với ưu thế là một loại hình giải trí hiện đại, dễ chơi, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, rõ ràng hiện nay ngồi tác dụng giải trí, game bạo lực cũng tiềm ẩn nhiều tác hại. Đối với nhiều người chơi khi đã không chỉ đơn thuần xem game bạo lực là phương tiện giải trí, khi đã thực sự cuốn hút vào game bạo lực đến mức bỏ bê việc ăn uống, học hành, không tuân thủ những thói quen sinh hoạt hàng ngày...thì hậu quả kéo theo cũng là khôn lường.

Xem xét nhận thức của người chơi về mức độ ảnh hưởng của game bạo lực, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7: Nhận thức của người chơi về mức độ ảnh hưởng của game bạo lực

Các nội dung

Các phương án trả lời

ĐTB Bậc Giảm sút Bình

thường Tốt lên

Hiệu quả làm việc/học tập 25,6 59,6 14,8 1.89 2

Kỹ năng quan sát 15,6 48,6 35,8 2.20 2

Khả năng giao tiếp, ứng xử xã hội 10,4 58,0 31,6 2.21 2 Khả năng dự đốn tình huống 6,2 50,6 43,2 2.37 3

Khả năng sáng tạo 5,8 49,0 45,2 2.39 3

Khả năng tự vệ 8,2 66,4 25,4 2.17 2

Khả năng tưởng tượng 8,4 51,2 40,4 2.31 2

Sự tập trung cho những việc khác 38,6 46,8 14,6 1.76 2

Sức khỏe 32,8 55,2 12,0 1.79 2

Bảng số liệu trên chỉ ra rằng, thanh thiếu niên nhận thức về mức độ ảnh hưởng của game bạo lực đến “khả năng sáng tạo” đạt ĐTB là 2.39- số điểm nằm ở bậc 3- mức độ “tốt lên”

Trong nhận thức của người chơi, việc chơi game bạo lực có ảnh hưởng nhất định tới khả năng sáng tạo, tuy nhiên là ảnh hưởng theo hướng tích cực. Khả năng sáng tạo ở đây được nảy

sinh và phát triển khi người chơi không ngừng suy nghĩ tìm chiến lược và sử dụng thao tác để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất. Đồng thời, việc chơi game điều độ và hợp lý sẽ là phương thức giải trí hữu hiệu để thư giãn đầu óc, khi trí não thăng hoa sẽ kích thích khả năng sáng tạo.

Những số liệu cụ thể trên nói lên rằng, trong tổng số khách thể nghiên cứu bên cạnh 49% ý kiến nói lên ảnh hưởng trung tính của game bạo lực với khả năng sáng tạo của người chơi có 45,2% người chơi cho rằng game bạo lực giúp khả năng sáng tạo của người chơi tốt lên và 5,8% nhận định game bạo lực làm giảm sút khả năng này. Như vậy,

“Em chơi game ngày 2 tiếng, giúp đầu óc khơng bị căng thẳng cho nên học tập hiệu quả hơn và tăng khả năng sáng tạo, tốt cho tư duy của em” (người chơi

nữ tại quán game ngõ Tự Do)

“Mắt nhìn màn hình, tay nhanh nhẹn, linh hoạt, đầu óc khơng ngừng suy nghĩ… cho nên chơi game đâu có ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, có thì cũng chỉ chút ít thơi” (người chơi tại

quán game ngõ Tự Do)

“Một thời gian dài em mê game lắm, tối ngày ngồi chơi mà khơng chán, đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ đến game, không tập trung đầu óc học tập, khơng có kiến thức xã hội, sức đâu mà sáng tạo nổi ạ. Em thấy chơi game nhiều thì giảm sút khả năng sáng tạo rất nhiều…” (H- người chơi tại quán game

trong nhận thức của người chơi, game bạo lực có ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, nhưng sự ảnh hưởng là không đồng đều, mức độ ảnh hưởng đó ở mỗi cá nhân khác nhau là khác nhau.

Xếp sau “khả năng sáng tạo”, nhận thức của thanh thiếu niên về game bạo lực ảnh hưởng tới “khả năng dự đốn tình huống” đạt điểm trung bình là 2.37 - Điểm trung bình cho thấy trong nhận thức của người chơi, game bạo lực cũng ảnh hưởng khá tích cực đến khả năng này của họ - nằm ở mức độ “tốt lên”.

Khả năng dự đốn tình huống là phương pháp tốt nhất để người chơi có những hành động ứng phó kịp thời với đối phương. Thực tế hiện nay các tựa game bạo lực thường phân cao thấp chủ yếu theo cấp độ nhân vật, mà mọi người ai cũng muốn nhân vật của mình có thể chiến thắng tất cả, mang danh vô địch thiên hạ, được cả thế giới trong game biết đến. Muốn được như vậy, người chơi phải thường xuyên luyện level. Chính việc chăm chỉ luyện level hay săn boss sẽ làm tăng khả năng dự đốn tình huống, cũng như dự đoán chiến thuật của đối phương, kịp thời di chuyển, ứng biến để đạt mục tiêu.

“Chơi nhiều sẽ quen ạ. Em bắn đột kích nhiều nên địch chuẩn bị xuất hiện

là em biết liền, sẵn sàng súng xả đạn ngay” (H- người chơi tại quán game quận

Thanh Xuân).

“Kinh nghiệm của tôi là thường xuyên luyện đánh với mức độ cao nhất để tăng cường khả năng ứng phó tình huống, nâng dần trình độ của mình lên”

(người chơi tại quán game ngõ Tự Do).

Và bởi lẽ game hiện nay được thiết kế rất gần với những câu chuyện trong đời sống thực, nên theo các game thủ, việc trải nghiệm các tình huống trong game sẽ giúp cho khả năng dự đốn tình huống tốt hơn khi gặp những trường hợp tương tự ngồi đời thực: “Chơi game bạo lực khơng làm giảm khả năng dự

đốn tình huống vì trong game rất thực, nó dạy cho mình những tình huống có thể xảy ra, đến khi thực tế cuộc sống mình có thể áp dụng và ứng phó kịp thời với những tình huống ấy” (M- sinh viên đại học Xây Dựng). Cho nên, trong số

những người chơi được hỏi, có tới 50,6% nhận thức rằng chơi game bạo lực ảnh hưởng tới khả năng dự đốn tình huống ở mức độ bình thường, thậm chí cịn làm khả năng này tốt lên (chiếm 43,2%).

Theo như những người chơi này, khơng chỉ khả năng dự đốn tình huống tốt lên mà khi tham gia vào các trị chơi mang tính chiến thuật, khả năng tưởng tượng của người chơi cũng khơng bị giảm sút. Điểm trung bình cho phương án

game bạo lực ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng đạt 2.31- số điểm nằm ở mức độ bình thường.

Trong 100% khách thể nghiên cứu có 51,2% cho rằng người chơi chịu ảnh hưởng của game bạo lực đối với khả năng tưởng tượng ở mức độ bình thường;

40,4% tốt lên; chỉ có 8,4% bị giảm sút khả năng này.

Tiếp theo là các phương án kỹ năng giao tiếp ứng xử xã hội (Điểm trung bình 2.21), kỹ năng quan sát (2.20), và khả năng tự vệ (đạt điểm trung bình là 2.17) - số điểm trung bình cho thấy trong nhận thức của người chơi, game bạo lực ảnh hưởng đến những kỹ năng này ở mức độ trung bình.

Về ảnh hưởng của game bạo lực tới kỹ năng quan sát, theo kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số người được hỏi, chỉ có 15,6% cho rằng game bạo lực khiến cho kỹ năng quan sát của người chơi giảm sút; 48,6% ở mức độ bình thường và 35,8% là tốt lên. Theo nhận định của hầu hết người chơi game, kỹ

năng quan sát là một trong những kỹ năng quan trọng để họ dành được những điểm ưu thế trong game. Khi tham gia vào các trò chơi, người chơi thường phải đồng thời hồn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau như tìm và truy kích kẻ địch,

tránh bị thương… việc kết hợp nhiều hành động, nhiều nhiệm vụ cùng lúc rèn luyện cho người chơi khả năng quan sát nhạy bén. Đồng thời, khả năng quan sát cũng được rèn luyện nhờ những hình ảnh âm thanh được cung cấp trong mỗi trị chơi, bởi thường thì để thu thập được những vật dụng cần thiết cũng như phát hiện ra kẻ thù đang ẩn náu, các game thủ cũng cần tập trung vào những thơng tin từ những hình ảnh và hệ thống âm thanh đang diễn ra: “Em hay chơi Call of

Duty, em thấy trị ấy hay vì nó có thể nâng cao khả năng quan sát bằng thị giác vì khi chơi em cần tập trung cao độ vào những thơng tin từ hình ảnh và âm thanh trong đó…” (H. V. M- Sinh viên trường Đại học Xây dựng).

Em hay chơi các game chiến thuật có giới hạn thời gian, nên phải quan sát kỹ và tính tốn nhanh trong thời gian ngắn. Chơi như vậy thường xuyên nên em thấy kỹ năng quan sát của mình khá lên rất nhiều. (người chơi nữ tại quán game ngõ Tự Do)

“Theo tôi, chơi game không làm giảm khả năng quan sát, thậm chí tác

dụng ngược lại. Tơi chỉ lấy một ví dụ, nhìn vào trị đột kích bạn này đang chơi, người bình thường khơng chơi game có lẽ chỉ nhìn thấy vũ khí là súng đạn và những chiến binh đang hạ sát nhau. Nhưng game thủ thì có thể quan sát được nhiều hơn thế, họ có thể cùng lúc bắn đối phương mà vẫn quan sát được những thông tin như số lượng đạn, những đối thủ bị hạ và cả vị trí của đối thủ…” (Chủ

quán game ngõ Tự Do)

Thêm một ảnh hưởng tích cực nữa từ việc chơi game theo như nhận thức của người chơi, đó là chơi game khơng làm giảm kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội. Có 58,0% người được hỏi cho rằng game bạo lực ảnh hưởng tới kỹ năng này

ở mức độ bình thường; 31,6% nhận định tốt lên; và có 10,4% cho rằng chơi

Có sự nhận định như vậy, bởi hiện nay, các game trực tuyến nói chung, game bạo lực nói riêng, đã và đang được kết nối tồn cầu nhờ mạng internet. Có những trị chơi có thể có đến hàng chục triệu game thủ chơi cùng lúc, họ cùng chung sức khám phá, làm nhiệm vụ, tiêu diệt quái thú… Những hoạt động cùng nhau ấy khiến nhiều người trở nên gần gũi với nhau hơn và thực tế đã có rất nhiều tình bạn thân thiết nảy sinh từ đây, nhiều cộng đồng người chơi trong thế giới ảo trở nên khá bền vững. Và người chơi từ đó mà nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những người chơi ngại giao tiếp trong đời sống thực, nó được coi như một lối thốt cho họ tránh khỏi những căn bệnh tâm lý bủa vây.

Đứng ở vị trí cuối cùng là nhóm các phương án hiệu quả làm việc/ học tập (đạt điểm trung bình 1.89), sức khỏe (1.79) và sự tập trung cho những việc khác (1.76). Đến đây, chúng tôi đã nhận thấy trong nhận thức của người chơi những tác động tiêu cực của game bạo lực đối với họ, nhưng chưa rõ rệt. Điểm trung bình mới chỉ đạt ở mức độ ảnh hưởng bình thường.

Khi so sánh mối tương quan giữa ảnh hưởng của game bạo lực tới sức khỏe với lượng thời gian hàng ngày dành cho chơi game của game thủ, chúng tơi thấy sự khác biệt có ý nghĩa (P= -0,007 < 0,05), tương quan âm cho thấy với những người thường chơi game bạo lực, sức khỏe sẽ giảm sút cùng với sự tăng lên của lượng thời gian hàng ngày dành cho chơi game.

2.12 là điểm trung bình chung của các nội dung xoay quanh vấn đề nhận thức của người chơi về mức độ ảnh hưởng của chơi game bạo lực. Số điểm này nói lên rằng: Xét một cách khái qt thì người chơi game nhận thức những ảnh hưởng của game bạo lực đến họ là khá tích cực- nằm ở mức bình thường.

Đưa ra cái nhìn trực quan hơn về mức độ ảnh hưởng của game bạo lực đối với từng nội dung xoay quanh cuộc sống thực của người chơi, chúng tôi đã thể hiện những số liệu đó trong biểu đồ 3.8.

Biểu đồ 3.8: Mức độ ảnh hưởng của game bạo lực đối với cuộc sống thực của người chơi

Qua phân tích kết quả ở trên, chúng tôi nhận thấy, đa phần người chơi game được hỏi nhận thức rằng game bạo lực không ảnh hưởng tiêu cực đến họ nhiều. Những số liệu này phù hợp với thực trạng về lượng thời gian và lượng tiền chơi game của khách thể được hỏi. Do họ chơi game không quá nhiều nên những ảnh hưởng của game bạo lực đến họ khơng mấy tiêu cực, thậm chí nhiều mặt khá tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số biểu hiện tâm lý của người chơi game bạo lực (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)