Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ (Trang 94 - 101)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai:

Hiện nay ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến trung ương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ

những tổ chức nhất định mới được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm. Thông tin về tài sản đối với tài sản đăng ký quyền sở

hữu, sử dụng để nhằm khai thác người sở hữu, việc tranh chấp, quy hoạch để giúp cho việc tìm hiểu chính xác để quyết định.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước

mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt

khác thông tin chưa được tin học hoá mà chủ yếu là lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian để tìm kiếm những thông tin

cũ có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng.

Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa

phương với cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thập được những thông tin sơ sài như

tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, những người có tên trong cùng sổ

hộ khẩu còn những thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ

hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó… thì không một cơ quan nào lưu trữ. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan Nhà nước như Thuế, Công an… rất khó

khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quan Thuế thì lỗ, nợ đọng thuếnhưng báo cáo tài chính gửi Ngân hàng thì vẫn có lãi mà Ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và gián tiếp là giúp các Ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.

- Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp gián tiếp đến hoạt

động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao

dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh.... vốn là những vấn đềliên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh

hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về

phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đềvướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

- Phối hợp chính sách tài khóa qua đẩy mạnh đầu tư công, thanh toán nợđọng xây dựng cơ bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp ngân hàng xử lý nợ xấu, hàng

tồn kho. Ngoài ra, hoạt động đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thương mại; miễn giảm, hoàn thuế và tiền thuê đất cũng cần được đưa vào bộ các giải pháp tháo gỡkhó khăn

cho doanh nghiệp.

- Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát buộc các doanh nghiệp phải hạch toán theo phương pháp hạch toán thống kê đảm bảo các số

liệu tài chính được kiểm tra chính xác và bắt buộc. Giúp cho các NHTM có được những thông tin tài chính trung thực hỗ trợ cho việc thẩm định chính xác khách hàng.

- Đối với Cơ quan thuế, kiểm toán:

Các cơ quan thuế, kiểm toán cần có biện pháp giám sát chặt chẽ sự tuân thủ

chếđộ tài chính, chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp và đơn vịkinh doanh để đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ doanh thu, chi phí, hạn chế việc doanh nghiệp cố tình làm đẹp các báo cáo tài chính để gửi Ngân hàng. Đồng thời đề xuất các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, cố

tình sửa báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình, gây ra sự thiếu chính xác về thông tin. Có như vậy Ngân hàng mới có được nhưng thông tin trung thực cho việc thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Là một Chi nhánh nằm trong hệ thống Vietinbank, trong những năm qua

Vietinbank CN KCN Quê Võ đã từng bước làm tốt công tác QTRR tín dụng, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu vốn để phát triển. Thành công đó bước đầu khẳng định sự đúng đắn trong các chính sách chỉ đạo của NHNN, ban lãnh đạo của Vietinbank chi

nhánh KCN Quế Võ và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên của

toàn chi nhánh.

Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được các nội dung sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng đối

với cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. Làm rõ nội dung quy

trình QTRR tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến QTRR tín dụng đối với cho vay

khách hàng cá nhân tại NHTM.

- Phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng QTRR tín dụng đối với cho vay

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khu

công nghiệp Quế Võ.

- Trên cơ sở khung lý luận cơ bản, những đánh giá sát thực tiễn, cũng như

định hướng phát triển, mục tiêu, chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt NamChi nhánh KCN Quế Võ, tác giả đã đưa ra các giải pháp và kiến

nghị nhằm hoàn thiện công tác QTRR tín dụng đối với cho vay KHCN tại Ngân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Bảo (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Quế Võ, Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh, Trường ĐH

Kinh tế quốc dân, Hà Nội

2. Basel Committee on Banking Supervision, 2000.

3. Hồ Diệu (2015), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Thành phố Hồ

Chí Minh.

4. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), Quản trị tín dụng ngân hàng

thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.

5. Tô Ngọc Hưng (2016), "Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt

Nam năm 2015 - 2017 và một số khuyến nghị chính sách", Tạp chí Ngân hàng. 6. http://cic.org.vn (Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN)

7. http://qtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2408/rui-ro-la-gi

8. Nguyễn Thành Kiên (2019), Quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại PGD Nguyễn Gia Thiều, Vietinbank KCN Quế Võ.

9. Nguyễn Minh Kiều (2017), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Thùy Linh (2018), Quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng cổ phần quân

đội Chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

11. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN

ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích

lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 14/2014/TT- NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN, Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014),Thông tư số 36/2014/TT-NHNN

ngày 20/11/2014: Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

16. Ngô Thị Chang Nhung (2015), Quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng

thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –Chi nhánh Lưu Xá, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

17. Đinh Thị Oanh (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

18. Quyết định số 551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng

Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

19. Quyết định số 553/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng

Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

20. Quyết định số 2215/2017/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 06/12/2017 của Tổng

giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

21. Nguyễn Quang Thu (2008), Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Tiến, (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Tiến, (2014), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Tiến, (2014), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Tiến (2015), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

26. Nguyễn Huyền Trang (2017), Quản trị rủi ro cho vay tại Phòng giao dịch MỹĐình, ngân hàng Viettinbank chi nhánh Từ Liêm, Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Hà Nội

27. Lê Văn Tú (2014), Quản trịNgân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 28. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Công Thương Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

29. Trần Thanh Vân (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM CP

Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Sở giao dịch 1, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

30. Vietinbank CN KCN Quế Võ (2017-2019), Báo cáo kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Khu công nghiệp Quế Võ (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)