STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TĐPTBQ (%) Tổng dƣ nợ Tỷ đồng 2333 2815 3113 115,51 I Khách hàng doanh nghiệp 1 Dƣ nợ KHDN Tỷ đồng 2092 2493 2458 108,40 - Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn Tỷ đồng 2085,25 2484 2447,5 108,34 - Nhóm 2 - Nợ cần chú ý Tỷ đồng 0,55 0,5 1,5 165,14
- Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn Tỷ
đồng 0,7 1,5 1 119,52 - Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ Tỷ đồng 0,5 1 1 141,42 - Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Tỷ đồng 5 6 7 118,32 2 Nợ xấu KHDN Tỷ đồng 6,75 9 10,5 124,72 3 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ KHDN % 0,32 0,36 0,43 115,92 II Khách hàng cá nhân 1 Dƣ nợ KHCN Tỷ đồng 241 322 655 164,86 - Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn Tỷ 237,43 317,51 648,55 165,27
đồng
- Nhóm 2 - Nợ cần chú ý Tỷ
đồng 2,08 2,77 3,5 129,72
- Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn Tỷ
đồng 0,26 0,15 0,78 173,21 - Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ Tỷ đồng 0,12 0,07 0,42 187,08 - Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Tỷ đồng 1,11 1,5 1,75 125,56 2 Nợ xấu KHCN Tỷ đồng 3,57 4,49 6,45 134,41 3 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ KHCN % 1,48 1,39 0,98 81,37
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank - KCN Quế Võ và tính toán của tác giả)
Qua bảng 2.7 cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Có thể nói hoạt động tín dụng của chi nhánh là khá ổn định, tỷ lệ nợ
quá hạn năm 2017-2019 rất thấp đối với cả 2 nhóm là KHDN và KHCN.
- Đối với KHDN, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ KHDN qua ba năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 0,32% 0,36%và 0,43%.
- Đối với KHCN tổng số nợ xấu/tổng dư nợ KHCN qua ba năm 2017 -2019 lần lượt là 1,48%; 1,39% và 0,98% trong tổng dư nợ bán lẻ. Đến năm 2019 theo định hướng phát triển của Vietinbank về phát triển dư nợ bán lẻ nên dư nợ bán lẻ trong năm 2019 tăng 333 tỷ đồng so với năm 2018 nên tổng số nợ xấu năm 2019 dù có tăng so với 2018 từ 4,49 tỷđồng lên 6,45 tỷđồng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm từ
1,39% xuống còn 0,98 %.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng nợ xấu trong năm 2019 là do, hiện nay thị trường tín dụng đầy tính cạnh tranh, việc các ngân hàng tranh giành thị phần và tình trạng lôi kéo khách hàng buộc các ngân hàng phải cạnh tranh nhau bằng nhiều hình thức trong đó có việc nới lỏng hơn các yêu cầu, điều kiện về khoản vay như
ưu đãi hơn, dễ dàng hơn. Điều này, mặc dù làm tăng tính linh động của thị trường tín dụng nhưng ở một khía cạnh nào đó sẽ làm tăng tính rủi ro của các khoản vay do không còn có “lá chắn” là các yêu cầu, điều kiện vay khắt khe như trước; giảm khả năng lường trước rủi ro của các ngân hàng trong đó có Vietinbank - KCN Quế Võ.
2.2.2. Nguyên tắc chung
Tại Vietinbank, công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân
đã được triển khai trên tất cả các nội dụng, từ việc nhận biết, đo lường rủi ro tín dụng cho đến việc đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tất cả các hoạt động đều được thực hiện theo nguyên tắc:
Lựa chọn khách hàng:
a) Không được cấp, gia hạn tín dụng trong trường hợp không hiểu rõ về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng;
b) Quy tắc “Nhận biết khách hàng” phải luôn được giám sát để bảo đảm việc gia hạn, cho vay không phục vụ cho hoạt động rửa tiền;
c) Không được cho vay chỉ dựa vào danh tiếng công ty hoặc tài sản kỳ vọng trong bất cứ trường hợp nào;
d) Việc quan hệ tín dụng với các tổ chức công (trong và ngoài nước) cần được hạn chế do tiềm ẩn rủi ro danh tiếng và khó thu hồi nợ. Chỉ mở tài khoản và cho vay cho các đối tượng này khi được sự phê duyệt từ Hội đồng Quản trị;
e) Chỉ cho vay cho các khách hàng có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Đối với các khách hàng là công ty mẹ, chỉ cho vay đối với các trường hợp được bảo đảm 100% bằng tiền gửi..
Đánh giá rủi ro toàn diện:
a) Không cho vay cho bất cứ Khách hàng nào khi chưa có phân tích, đánh giá
tổng thể, đầy đủ về rủi ro, tình trạng kinh doanh, kết quả kinh doanh hay tính khả thi của dự án;
b) Không cho vay cho Khách hàng mà chỉ dựa trên cơ sở bảo đảm khoản vay mà không đánh giá khả năng trả nợ từ dòng tiền;
c) Hạn chế cho vay cho ngành mới, doanh nghiệp mới mở mà không có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và việc trả nợ chỉ dựa vào sự kỳ vọng thành công của doanh nghiệp trừ khi Khách hàng thỏa mãn 1 trong số những điều kiện sau:
- Hạn mức tín dụng được đảm bảo 100% tiền mặt.
- Đang có quan hệ tín dụng với Vietinbank và thực sự cần sự hỗ trợ của ngân hàng trong việc mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới hoặc doanh nghiệp mới.
d) Không cho vay cho mục đích đầu tư tài sản mà có thể tự động bị thu hồi bởi các Tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Cấu trúc hạn mức tín dụng hợp lý:
a) Các hạn mức được cấu trúc để tránh việc các hạn mức này bị sử dụng sai mục đích so với mục đích cho vay ghi trong tờ trình cho vay;
b) Thời hạn của các khoản vay ngắn hạn phải phù hợp với việc mở rộng, thay đổi vòng quay vốnlưu động;
c) Kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền của khách hàng.
Kỳ hạn xác định:
a) Tất cả các khoản tín dụng phải có thời hạn cụ thể và không kéo dài quá 7 năm;
b) Không được phép cho vay quay vòng không kỳ hạn hay không quy định ngày trả nợ.
Trả nợ: chỉ cho phép trả nợ toàn bộ gốc, lãi vào kỳ cuối cùng trong trường hợp khoản tín dụng đó được tái cơ cấu mà số tiền gốc còn lại không quá 50% số
tiền gốc ban đầu tại thời điểm đáo hạn.
Vietinbank sẽ không cho vay cho những trường hợp sau: a) Chính khách và/hoặc các hoạtđộng chính trị;
b) Liên quan tới hoạt động vũ trang và buôn bán các loại vũ khí khác;
c) Sòng bạc và các hoạt động cá cược khác;
d) Rửa tiền;
e) Các hoạt động khác được quy định bởi Pháp luật và Vietinbank.
a) Trước khi có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích, đánh giá cũng như kiểm soát rủi ro thì việc cho vaycho những ngành/lĩnh vực sau đây sẽ không được chấp nhận. Các ngành/lĩnh vực đặc biệt này bao gồm:
- Tàu biển;
- Hàng không; - Khai thác mỏ.
b) Đối với các ngành/lĩnh vực trên, các Khách hàng hiện hữu có thể được cấp hạn mức như cũ. Không cho vay cho khách hàng mới trừ khi có sự phê duyệt chương trình tín dụng cụ thể.
Xếp hạng tín dụng:
a) Tất cả các khách hàng cho vay phải được xếp hạng tín dụng theo bộ tiêu chí chấm điểm khách hàng;
b) Hạng tín dụng của khách hàng cần phải được đánh giá lại hằng năm hoặc khi có thay đổi điều kiện tín dụng trọng yếu theo quy định chương trình, quy trình tín dụng.
Phê duyệt tín dụng: việc Phê duyệt tín dụng yêu cầu tối thiểu 2 cán bộ từ bộ
phận quản trị rủi ro. Các chương trình tín dụng có thể quy định cụ thể hơn nhưng
phải đảm bảo nguyên tắc này. Vietinbank không chấp nhận chỉ có một chữ ký trên hồsơ phê duyệt tín dụng. Các cá nhân, đơn vị ký trên hồ sơ phê duyệt tín dụng có trách nhiệm với nội dung đề xuất, phê duyệt tín dụng của mình.
2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank
2.2.3.1. Nhận dạng rủi ro dịch vụ cho vay
Nhận dạng rủi ro dịch vụ cho vay là một việc hết sức khó khăn đối với các NHTM nói chung và Vietinbank - KCN Quế Võ cũng không ngoại lệ.
Hoạt động nhận dạng rủi ro diễn ra thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản cho vay, trong tất cảcác giai đoạn của quá trình cho vay.
Công tác nhận dạng rủi ro tại chi nhánh hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua: Phân tích tình hình tài chính, phi tài chính, phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn, kiểm tra thực tế khách hàng và quy chế quản trị rủi ro cho vay, cụ thể:
* Đối với phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính cán bộ thẩm định
và lãnh đạo phòng phải tuân thủ đầy đủ theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN và các
Quy định cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hiện tại đang
áp dụng là Quyết định 551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng
Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Quyết định 553/2017/QĐ-
TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam khách hàng có đủcác điều kiện sau đây:
+ Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. + Xếp hạng tín dụng khách hàng từ A trở lên
+ Có phương án sử dụng vốn khả thi. + Có khả năng tài chính để trả nợ.
+ Có tài sản bảo đảm đầy đủ theo quy định (trừ các trường hợp được cấp tín dụng bảo đảm một phần hoặc không bảo đảm).
Ngoài ra, trong quá trình quản lý khách hàng vay, CBTD và lãnh đạo quản lý
cũng cần phải quan tâm đối với các biểu hiện rủi ro từ khách hàng và từ chính bản thân của chi nhánh để có định hướng tín dụng cụ thể, một số biểu hiện mà cán bộ,
lãnh đạo cần phải quan tâm. Nhận diện rủi ro dịch vụ cho vay tại Vietinbank – KCN QuếVõ được thể hiện ở bảng 2.8.