Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề lạm dụng CVQH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 31)

7. Kết cấu của luân văn

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề lạm dụng CVQH

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có đặc thù riêng là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không có sự phân chia quyền lực. Song Đảng và

Nhà nước ta cũng đã có nhiều giải pháp để kiểm soát quyền lực. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước là Nhân dân. Nhân dân là người làm chủ Nhà nước. Đại hội XII của Đảng đặt ra yêu cầu rất cao về kiểm soát quyền lực: „„Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương‟‟. [22, tr203]

Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII (còn được biết với tên gọi 27 biểu hiện suy thoái) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30-10-2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Nội dung nghị quyết nêu rõ: “Lợi dụng, lạm dụng CVQH là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống rất nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, đấu tranh loại bỏ nó là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay”.

Ngày 25/10/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định 08- QĐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên nêu gương “phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống lạm dụng CVQH”.

Bên cạnh đó, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi (gồm 10 chương với 96 điều được QH khoá XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019) nhận diện 2 hành vi nằm trong 12 hành vi tham nhũng có liên quan đến yếu tố lạm dụng CVQH đó là: “Lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản và Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”. Trong đó, tội “Lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản”, “Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ” được quy định rõ trong điều 355 và điều 357 Bộ Luật hình sự 2015. Đây là những khuôn khổ pháp lý vô cùng quan trọng thúc đẩy quyết tâm phòng, chống tham nhũng nói chung và chống lạm quyền nói riêng của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Trên thực tế, từ sau Đại hội XII đến nay đã có

hơn 1.300 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý liên quan đến các biểu hiện lạm dụng CVQH cố ý làm trái Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, chuyên quyền, độc đoán trong công tác cán bộ,... dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tiền, tài sản của nhà nước, nhân dân; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, lợi dụng biểu hiện đó, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động xuyên tạc, quy kết, thổi phồng, mục đích cuối cùng là tác động đến nguy cơ tồn vong của chế độ.

Gần đây nhất, vào ngày 23/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Quy định 205- QĐ/TW về việc “Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Có thể nói nỗ lực này của Đảng đã được dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao vì đã trúng vào những vấn đề nhức nhối trong công tác cán bộ - lĩnh vực dễ xảy ra tình trạng lạm quyền nhất suốt nhiều nhiệm kỳ qua. Theo PGS.TS Lê Minh Thông, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, lần đầu tiên vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền chính thức được đề cập trong một văn bản mang tính pháp quy của Đảng do Bộ Chính trị ban hành. Đây cũng là lần đầu tiên một quy định chỉ rõ các hành vi chạy chức, chạy quyền và các hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Quy định về Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền bao gồm 15 điều, lần đầu tiên được quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ nhằm xây dựng các căn cứ để bịt các lỗ hổng trong công tác cán bộ. Một trong những điểm nhấn nổi bật của Quy định này là đề cao trách nhiệm của người đang được xem xét, thực hiện các quy trình trong công tác cán bộ cũng như đề cao trách nhiệm của những cá nhân có thẩm quyền quyết định nhân sự. Đây được cho là vấn đề then chốt để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

Như vậy, có thể thấy qua các nội dung chỉ đạo toàn diện, qua những khuôn khổ pháp lý cụ thể Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện quan điểm cần phải quyết tâm đấu tranh loại bỏ những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng CVQH, nhận diện đây là một trong những vấn đề cấp bách, giải pháp rất quan trọng nhằm làm trong sạch đội

ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, qua đó lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.

1.3 Tình hình chung về vấn đề lạm dụng CVQH

1.3.1 Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên thế giới

Theo thống kê, tại Nhật Bản, chỉ trong năm 2017, có khoảng 72.000 trường hợp nhân viên bị cấp trên lạm dụng quyền lực để ngược đãi và quấy rối nơi công sở. Đây là mức kỷ lục trong vòng 6 năm trở về trước. Một báo cáo của chính phủ Nhật Bản công bố đầu tháng 10 năm nay cho biết có đến 1/3 trong số khoảng 1000 phụ nữ đang phải điều trị các vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến cái chết do bị cấp trên lạm quyền, gây khó dễ nơi công sở. Trong bối cảnh nạn lạm quyền ở công sở đang ngày càng tăng cao, ngày 29/5 vừa qua, với đa số phiếu tán thành, QH Nhật Bản đã thông qua việc chỉnh sửa các luật liên quan đến phòng chống lạm quyền nơi công sở, trong đó nội dung phần lớn thuộc Luật thúc đẩy thực hiện chính sách lao động tổng hợp, với quy định các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn nạn lạm quyền đang có nguy cơ trở thành quốc nạn.

Cụ thể, các nội dung sửa đổi lần đầu tiên đề cập cụ thể đến các trường hợp được coi là lạm quyền. Theo đó, luật mới quy định các doanh nghiệp phải thiết lập bộ phận tư vấn, tiếp nhận ý kiến của người lao động và điều tra nội bộ về các vụ việc liên quan đến nạn lạm quyền tại nơi làm việc. Luật này cũng cấm doanh nghiệp ngược đãi hoặc phân biệt đối xử với người lao động đứng ra tố cáo cấp trên có hành vi lạm dụng quyền lực. Đây cũng là lần đầu tiên luật pháp Nhật Bản yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành những biện pháp ngăn ngừa cấp trên lạm quyền nơi công sở, đồng thời quy định rõ những hành vi phạm luật là "những lời nói và hành vi của cấp trên vượt quá phạm vi cần thiết của công việc, gây tổn hại tới môi trường làm việc". Chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể về những biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực thi, cũng như đưa ra các ví dụ cụ thể của việc lạm quyền trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cho rằng rất khó để phân định giữa lạm quyền hay quản lý nghiêm khắc nhưng công bằng.

Các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ các luật sửa đổi từ tháng 4/2020, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 4/2022. Những

doanh nghiệp vi phạm sẽ bị Bộ Lao động Nhật Bản nhắc nhở và thậm chí sẽ bị bêu tên nếu tiếp tục không cải thiện tình hình. Tuy nhiên, theo bà Shino Naito, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách lao động Nhật Bản, các luật sửa đổi này vẫn còn thiếu sót vì chưa đưa ra được những chế tài xử phạt đối với người vi phạm.

Tương tự như Nhật Bản, tại Hàn Quốc, hành vi lạm dụng bởi những người có CVQH nhiều đến mức tình trạng này có tên gọi riêng là "gabjil". Điển hình cho tình trạng "gabjil" gây sự chú ý của thế giới là vụ "hạt mắc ca nổi đóa" của hãng hàng không Korean Air năm 2014. Khi đó, Phó chủ tịch hãng hàng không Heather Cho ra lệnh cho một chuyến bay trở về cổng tại sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York – Mỹ sau khi nổi giận với một tiếp viên hàng không vì người này phục vụ hạt mắc ca trong túi thay vì đổ ra đĩa trong khoang hạng nhất. Theo một cuộc khảo sát mới đây của Chính phủ Hàn Quốc, có tới 2/3 số công nhân, nhân viên từng là nạn nhân của hành vi lạm quyền của cấp trên, trong khi 80% số công nhân, nhân viên tận mắt chứng kiến những hành động đó.

Để ngăn chặn tình trạng “gabjil”, ngày 16/07/2019 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một đạo Luật mới, trong đó giúp nhận diện những hành vi được cho là lạm dụng quyền lực gây tổn hại tâm thần và sức khỏe của người lao động. Theo số liệu của Bộ Lao động Hàn Quốc, tính đến ngày 29/8 đã có 572 nhân viên chiếu theo luật mới đâm đơn kiện công ty của họ. Kể từ khi ban hành quy định mới, khoảng 58% trong số các câu hỏi gửi tới đường dây “nóng” Gabjil 119 liên quan đến nạn lạm dụng quyền hạn nơi công sở, so với chỉ 28% trong 6 tháng trước đó.

1.3.2 Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khi thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH, tác giả luận văn nhận thấy vấn nạn lạm dụng quyền lực xảy ra ở rất nhiều lĩnh vực, chủ yếu như sau: Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; Lĩnh vực quản lý đất đai; Lĩnh vực tài chính - ngân hành và tổ chức tín dụng; Lĩnh vực tài chính sử dụng ngân sách nhà nước; Lĩnh vực thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội; Lĩnh vực quản lý và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Lĩnh vực y tế, giáo dục- đào tạo; Lĩnh vực tư pháp và hoạt động thanh tra, kiểm tra…Đây đều là những lĩnh vực rất dễ xảy ra

hành vi lạm quyền và thường để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ và các cơ quan công quyền. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát tin bài về lạm dụng CVQH, tác giả luận văn nhận thấy, với hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, việc chia nhỏ đối tượng nghiên cứu thành nhiều lĩnh vực như đề cập bên trên rất khó, thậm chí có sự trùng lặp về nội dung. Ví dụ có nhiều vụ án có tính chất liên ngành, vừa liên quan đến lĩnh vực kinh tế, vừa liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tư pháp, thanh kiểm tra. Vì vậy, trong phạm vi hạn hẹp của luận văn, tác giả xin đề xuất việc nghiên cứu sẽ đề cập đến 4 nội dung có tính bao quát nhất và có tần suất, mức độ thông tin dầy nhất đó là: Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lạm dụng CVQH; Thông tin về các vụ việc lạm dụng CVQH; Thông tin về các tấm gương phòng chống lạm dụng CVQH; Thông tin kiểm tra, xử lý lạm dụng CVQH.

1. Chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về phòng

chống lạm dụng CVQH.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, trên báo Cứu quốc ra ngày 12/10/1945, với bút danh Chiến Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án tệ nạn tha hóa quyền lực, nhất là lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực: “Thứ nhất, dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên vì cái tật ngông ngênh, cậy thế, cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng.” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr. 51). Nhận thức rõ từ cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước luôn cho rằng vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ phải đặt lên hàng đầu. Quy định 205-QĐ/TW 2019 ký ban hành ngày 23/09/2019 về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền lần đầu tiên nêu rõ thẩm quyền của người đứng đầu chủ yếu là chỉ đạo, điều hành về thủ tục, quy trình công tác cán bộ, đảm bảo công khai, minh bạch, vận hành đúng đắn nguyên tắc tập trung, dân chủ. Những tuyến bài viết: Trung ƣơng đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy

chức' (VNE); 5 điểm mới trong chống chạy chức, chạy quyền (VNE); Bộ Chính trị nghiêm cấm 6 hành vi chạy chức, chạy quyền (VNE); Xây dựng dự thảo quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực (VNE); Tăng cƣờng kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ (Dân trí); Ngăn chặn mối nguy hại lớn cho Đảng trƣớc kỳ Đại hội (Dân trí); Mạnh tay với chạy chức, chạy quyền (TTO); Ngăn chạy chức, chạy quyền: Thách thức với công tác cán bộ (TTO); Cán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền sẽ bị khai trừ Đảng, buộc thôi việc (TTO); Tổng bí thƣ: Không để những ngƣời chạy chức lọt vào cấp ủy khóa

mới; 'Chặn đƣờng' chạy chức, chạy quyền(TTO)… có nội dung xoay quanh chỉ

thị 205 đã giúp đưa thông tin về công tác phòng chống lạm dụng CVQH đến gần hơn với độc giả.

Phát biểu tại lễ khai mạc trước thềm đại hội Đảng XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường”. Ngày 30/10/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW. Nghị quyết chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Trong đó lạm dụng CVQH là 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống. Có thể nói, bên cạnh nỗ lực của các cấp ủy đảng và các cơ quan, thì “binh chủng” thông tin - truyền thông trong đó có báo điện tử đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc tạo dựng được những chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân về đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống các biểu hiện lợi dụng, lạm dụng CVQH trong Đảng và ngoài xã hội.

2. Thông tin về các vụ việc lạm dụng CVQH

Ở Việt Nam, những năm trở lại đây đã có rất nhiều vụ đại án gây “rúng động pháp đình” có liên quan đến yếu tố lạm dụng CVQH. Năm 2017, nhiều vụ án hình

sự lạm dụng CVQH chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)